Phó Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về giáo dục (Trang 46 - 48)

I Nhiệm vụ chính:

2. Phó Hiệu trưởng

Các đồng chí phó Hiệu trưởng ký các công văn, giấy tờ thường xuyên khi được Hiệu trưởng phân công.

* Thảo và duyệt văn bản

- Hiệu trưởng uỷ quyền cho trưởng các dơn vị soạn thảo các công văn đi theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Trưởng đơn vị soạn thảo công văn, chịu trách nhiệm vào nội dung và ký tắt vào cuối dòng kết thúc nội dung văn bản .

- Các đơn vị soạn thảo văn bản phải chuyển cho các đơn vị sau: Thẩm định trước khi chuyển cho phòng hành chính trình ký.

- Trưởng phòng đào tạo: Thẩm định các văn bản về công tác đào tạo Cao đẳng, Trung học, dạy nghề.

- Trưởng phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế: Thẩm định các văn bản liên quan đến khoa học công nghệ và quan hệ quốc tế.

- Trưởng phòng Tài chính kế toán tài chính: Thẩm định các hợp đồng kinh tế, các chứng từ xin cấp và hoàn ứng kinh phí, mua sắm và thanh lý tài sản.

- Trưởng phòng Tổ chức: Thẩm định các văn bản liên quan đến công tác nhân sự ( đều động CBCNV, thành lập các phòng, khoa, các ban, hội đồng khen thưởng, kỷ luật; cử người đi học tập trong nước và ngoài nước, các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách của cán bộ công chức) các đơn vị thẩm định nhận văn bản chậm nhất sau 1/2 ngày phải chuyển văn bản cho phòng TCHC để trình ký.

* Trình ký văn bản

a) Văn bản trình lãnh đạo Nhà trường ký phải chuyển qua phòng Tổ chức hành chính để kiểm tra trước khi trình ký, không trình trực tiếp lãnh đạo Nhà trường. Đối với các văn bản không đúng quy định về thể thức, thủ tục hoặc sai sót nội dung. Hành chính thông báo cho đơn vị soạn thảo văn bản nhận, sửa lại để hoàn chỉnh văn bản.

b) Các Trưởng phòng, khoa có văn bản trình ký phải chịu trách nhiệm tính chính xác của nội dung văn bản và phải ký tắt ( hoặc ủy quyền cho cấp phó ký tắt) vào các phụ lục kèm theo ( nếu có) để ban hành.

c) Hành chính Nhà trường phân loại văn bản trình ký theo đúng lĩnh vực và thẩm quyền giải quyết công việc của lãnh đạo Nhà trường. Trường hợp phó Hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực đi công tác, nếu vấn đề trình ký cần xử lý gấp thì hành chính báo cáo Hiệu trưởng xin ý kiến chỉ đạo.

d) (Tất cả các chứng từ kế toán trước khi duyệt chi, kế toán trưởng kiểm tra tính hợp pháp, kế toán trưởng ký vào chứng từ, giấy đề nghị thanh toán để trình Hiệu trưởng duyệt và phải gửi trước 1 ngày).

- Không sửa chữa, tẩy xóa trên văn bản, chứng từ kế toán. Không được ký chứng từ trắng, séc trắng, văn bản trắng.

* Ban hành văn bản

Sau khi văn bản đã được lãnh đạo Nhà trường ký, phòng Tổ chức hành chính Nhà trường chịu trách nhiệm nhân bản ban hành. Văn bản lưu được giữ lại đơn vị trình ký gồm cả hồ sơ liên quan.

Chương IX

CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Điều 59: Điều 59:

1. Thanh tra công nhân của Nhà trường là đầu mối tiếp cán bộ công nhân viên và học sinh đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về những vụ việc thuộc Nhà trường phụ trách.

2. Người được phân công tiếp công dân có trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, nghe trình bày, trả lời theo thẩm quyền. Trường hợp vấn đề vượt quá thẩm quyền thanh tra công nhân báo cáo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường.

* Phối hợp của các đơn vị:

Các đơn vị ( phòng, khoa) có trách nhịêm phối hợp với thanh tra công nhân khi có yêu cầu để thanh tra, kiểm tra các đơn vị, thuộc Nhà trường trong việc thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng.

Chương VIII

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ QUAN

Điều 58: Thực hiện quy chế công khai trong Nhà trường.

- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến Nhà trường.

- Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của Nhà trường thông qua các cuộc họp toàn trường và hội đồng khoa học và đào tạo của trường.

- Kinh phí hoạt động hàng năm, kinh phí ngân sách cấp, các nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phí hàng năm của nhà trường.

- Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, chuyển ngạch và đề bạt cán bộ công chức, mua bán, sử dụng vật tư, máy móc thiết bị.

- Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong nhà trường đã được kết luận. - Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Nhà trường.

- Nội dung quy chế hoạt động của nhà trường, các vấn đề liên quan đến phúc lợi của cán bộ, giáo viên và học sinh.

* Hiệu trưởng có trách nhiệm thông báo nội dung trên bằng một trong các hình thức sau:

- Liêm yết tại cơ quan

- Thông báo tại cuộc họp nhà trường, họp sư phạm - Thông báo bằng văn bản gửi cán bộ công nhân viên

- Thông báo trong các cuộc họp giao ban và yêu cầu thông báo đến các thành viên. - Thông báo bằng văn bản cho Chi uỷ, Ban chấp hành công đoàn.

* Những việc mà cán bộ, công chức tham gia ý kiến và Hiệu trưởng quyết định.

- Các chủ trương, biện pháp để thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước liên quan đến cơ quan. - Các kế hoạch công tác, báo cáo thi đua, báo cáo sơ, tổng kết.

- Các biện pháp cải tiến tổ chức và nề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà.

- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và đề bạt cán bộ công chức

- Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ công chức và học sinh

* Những việc cán bộ công chức giám sát, kiểm tra

- Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của Nhà trường.

- Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường.

- Thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường.

- Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước và lợi ích của cán bộ công chức nhà trường. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường.

* Theo định kỳ hàng năm, Hiệu trưởng thực hiện việc đánh giá đối với cán bộ công chức trong Nhà trường, có sự tham khảo ý kiến đánh giá của trưởng phòng, tổ trưởng và các cá nhân, phiếu đánh giá công chức sẽ được lưu vào hồ sơ của cán bộ công chức.

* Theo từng học kỳ, Hiệu trưởng có trách nhiệm đánh giá công tác của Nhà trường, các phòng, tổ và đề ra biện pháp, phát huy quyền làm chủ của cán bộ công chức, khắc phục sự quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và những yếu kém trong việc thực hiện những kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường cũng như nội quy, quy chế đã đề ra.

Chương XI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 66: Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân

1. Phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm phổ biến, theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, tổng hợp tình hình thực hiện quy chế làm việc báo cáo lãnh đạo Nhà trường.

2. Thủ trưởng các đơn vị ( trưởng phòng, khoa) có trách nhiệm phổ biến, quán triệt quy chế này đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên đơn vị mình.

3. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, các đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về phòng TCHC tổng hợp sửa đổi, bổ sung.

Điều 67: Khen thưởng và kỷ luật

Cán bộ, giáo viên, công nhân viên thực hiện tốt quy chế làm việc sẽ được khen thưởng. Người nào vi phạm quy chế này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Chương IV NGƯỜI HỌC

Điều 31: Đối tượng dự tuyển vào trường Cao đẳng

Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh vào các trường Đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục và đào tạo đều được dự tuyển vào Trường Cao đẳng.

Điều 32: Nhiệm vụ và quyền hạn của người học

1. Nhiệm vụ:

a) Chấp hành các quy định trong điều lệ Trường Cao đẳng, quy chế tổ chức và hoạt động của trường, các quy chế về đào tạo và quy chế sinh viên nội trú, ngoại trú.

b) Hoàn thành trong thời hạn quy định tất cả nội dung học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của trường.

c) Tôn trọng giảng viên, CBCNVC của Nhà trường, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. d) Thực hiện nghĩa vụ đóng học phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.

đ) Tham gia sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thể, lao động công ích và các hoạt động phục vụ xã hội. e) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của Nhà trường

g) Người học học theo chế độ cử tuyển phải chấp hành sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học. Nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về giáo dục (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w