Phát huy quy chế dân chủ để xây dựng đội ngũ cán bộthực sự của dân, do dân và vì dân

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về giáo dục (Trang 51 - 56)

I Nhiệm vụ chính:

Phát huy quy chế dân chủ để xây dựng đội ngũ cán bộthực sự của dân, do dân và vì dân

của dân, do dân và vì dân

PTO-Trong xã hội do dân làm chủ ở nước ta, dân chủ vừa là mục tiêu và động lực, vừa là cơ chế và phương thức vận hành quyền lực của nhân dân trong quản lý Nhà nước, quản lý cán bộ và tổ chức đời sống xã hội. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đảng viên; đặc biệt, là tạo nền tảng và điều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ của dân, do dân và vì dân.

Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của công tác xây dựng Đảng; là giải pháp hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước; là việc làm thiết thực, cụ thể hoá phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát". Chính vì vậy, ngay sau khi Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 30 về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; Phú Thọ đã được Trung ương chọn làm điểm để triển khai thực hiện, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng và đạt nhiều kết quả tích cực; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Qua tổng kết 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; một trong 6 bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra của tỉnh là: Phải kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài - của dân, do dân và vì dân; đặc biệt, là phải phát huy dân chủ rộng rãi trong thực hiện 4 khâu quan trọng nhất của công tác cán bộ, đó là: Đánh giá cán bộ, quy hoạch cán bộ, bố trí sắp xếp cán bộ, xây dựng và thực hiện

chuẩn hoá đội ngũ cán bộ.

Trước hết, đối với việc phát huy dân chủ trong công tác đánh giá cán bộ:

Đây là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở để thực hiện tốt công tác cán bộ, song là việc làm khó, rất nhạy cảm và có ảnh hưởng chi phối đến toàn bộ các khâu, quy trình của công tác cán bộ. Đánh giá cán bộ đúng là điều kiện tiên quyết để quy hoạch đúng và có chất lượng, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được năng lực, sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ không đúng thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không đúng mà quan trọng hơn là làm mai một dần động lực phát triển, có khi làm thui chột những tài năng, làm cho chân lý bị lu mờ, vàng thau lẫn lộn, xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng đối với cơ quan lãnh đạo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Với nhận thức trên, trong những năm qua, tỉnh ta đã rất chú trọng việc mở rộng dân chủ rộng rãi trong Đảng và quần chúng nhân dân để đánh giá cán bộ; thực hiện công khai, minh bạch trong đánh giá cán bộ. Trước hết, Tỉnh uỷ đã sớm cụ thể hoá quy chế của Bộ Chính trị, bằng việc ban hành Quyết định 436 - QĐ/TU "Về Qui chế đánh giá, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ" nhằm tạo ra cơ sở pháp lý, thống nhất nhận thức và thực hiện trong toàn Đảng bộ; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của cấp uỷ, Thủ trưởng cơ quan và cá nhân mỗi cán bộ được nhận xét, đánh giá; xây dựng chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, công chức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, đã coi trọng việc dựa vào tập thể và quần

chúng nhân dân để đánh giá cán bộ; lấy việc sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân là một nội dung quan trọng để đánh giá cán bộ. Cụ thể, trong những năm qua tỉnh đã chỉ đạo tiến hành lấy ý kiến rộng rãi trong tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan đơn vị và cán bộ, công chức đối với cán bộ chủ chốt,dự nguồn; duy trì nền nếp việc lấy ý kiến nhận xét ở cơ quan, chi bộ nơi cán bộ cư trú theo định kỳ hàng năm; thực hiện công khai việc thảo luận, dự kiến nhận xét, đánh giá đối với cán bộ; thông báo cho cấp uỷ, lãnh đạo đơn vị và cán bộ được đánh giá biết và lưu hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý. Qua đó, đã thực hiện phân loại cán bộ theo các mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ, có hoặc không có triển vọng phát triển, cần giữ nguyên vị trí công tác hoặc cần bố trí sắp xếp lại. Đặc biệt, trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh ta đã công khai, dân chủ trong việc lấy ý kiến quần chúng góp ý cho cán bộ, đảng viên, tổ chức liên hệ tự kiểm điểm và xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động rèn luyện đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với sự tham gia tự giác của cán bộ, đảng viên và hưởng ứng của nhân dân. Kết quả tổ chức góp ý, phê bình cán bộ, đảng viên bằng phiếu đã thể hiện sự sáng tạo của tỉnh và có tác dụng khá rõ nét trong việc nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ, tăng cường giáo dục, nhắc nhở, phòng ngừa sai phạm của tập thể và cá nhân, nhất là đối với các đồng chí có cương vị lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở các cấp.

Hàng năm tỉnh đã xây dựng và thực hiện có nền nếp việc tự đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, trên cơ sở tự kiểm điểm, có sự tham gia ý kiến của cán bộ, đảng viên nơi công tác, chi bộ khu dân cư nơi cư trú.

Việc phát huy dân chủ trong đánh giá cán bộ ở tỉnh ta đã tạo ra cơ sở quan trọng để tiến hành các bước trong các khâu chủ yếu của công tác cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng, trách nhiệm đối với công việc, đổi mới phong cách phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ trong tỉnh theo tinh thần "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân; nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin"; khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ theo dạng cảm tính, chung chung, không thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng người và những hiện tượng lệch lạc, thành kiến cá nhân, tư tưởng bè phái trong tổ chức, loại bỏ được tình trạng “yêu nên tốt, ghét nên xấu” và phụ thuộc vào ý kiến của người đứng đầu hoặc tự nhận xét, đánh giá của cá nhân.

Thực hiện dân chủ, công khai trong công tác quy hoạch cán bộ

Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Để công tác xây dựng quy hoạch cán bộ có chất lượng và có tính khả thi cao, tỉnh ta đã phát huy kết quả dân chủ trong đánh giá cán bộ để chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ đồng bộ ở cả 3 cấp theo phương châm quy hoạch cấp dưới làm căn cứ, cơ sở cho quy hoạch của cấp trên, quy hoạch cấp trên là kết quả, động lực thúc đẩy và tạo điều kiện thực hiện quy hoạch cấp dưới, đảm bảo yêu cầu “mở” và “động”, kết hợp quy hoạch ngành, quy hoạch của các địa phương; coi việc chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm tiền đề, thước đo để xây dựng quy hoạch cán bộ từ cơ sở đến tỉnh. Trong đó, đã bảo đảm sự liên thông quy hoạch của khóa trước với khóa sau; quy hoạch ngành với quy hoạch từng địa phương, khắc phục tình trạng khép kín trong quy hoạch; mở rộng dân chủ trong việc giới thiệu nguồn từ cơ sở, thực hiện đầy đủ, chặt chẽ có sự tham gia bàn bạc, giới thiệu, tự đề cử để kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo từng năm và từng giai đoạn, đảm bảo số dư cần thiết về cán bộ dự nguồn cho mỗi chức danh; chú trọng tuyển chọn những cán bộ xuất thân từ công nhân, con em nông dân, gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ và những học sinh, sinh viên học giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt. Từ đây, đã tạo cơ chế bình đẳng cho cán bộ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Qua đó, đã lựa chọn được những cán bộ thực

sự có đức, có tài để đưa vào nguồn kế cận, dự bị; từng bước giao nhiệm vụ, thử thách, rèn luyện nhằm tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, xây dựng đội ngũ cán bộ "vừa hồng, vừa chuyên".

Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện công khai, rộng rãi quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý để phát huy dân chủ trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân đóng góp vào quy hoạch. Lấy quy hoạch làm căn cứ, đồng thời, dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao để chuẩn bị một số phương án sắp xếp, bố trí cán bộ đưa ra bàn bạc, thảo luận dân chủ, công khai trong cấp uỷ nhằm chọn và quyết định phương án ưu việt nhất. Điều này, trước đây khi triển khai thực hiện, không ít cán bộ lãnh đạo và đảng viên cho rằng việc quy hoạch cán bộ là đặc quyền của người đứng đầu cơ quan cấp uỷ và cơ quan tổ chức cán bộ, nếu công khai danh sách quy hoạch thì cán bộ sẽ bị “lộ”, dẫn đến dễ bị tác động tiêu cực làm "chệch nguồn". Thực tế triển khai của Phú Thọ cho thấy, việc công khai quy hoạch là đúng đắn, có nhiều ưu điểm, bởi nó động viên tinh thần và tạo động lực, cơ sở có tính pháp lý để cán bộ, công chức phấn đấu rèn luyện và trưởng thành; đồng thời, cũng tạo điều kiện để đảng viên và nhân dân tham gia theo dõi, giám sát kết quả phấn đấu rèn luyện của cán bộ, đóng góp vào việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo định kỳ, ngăn ngừa những sai phạm, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Với quy trình tiến hành thận trọng, dân chủ công khai, tỉnh ta đã chỉ đạo kiên quyết, đồng bộ, có chất lượng việc xây dựng quy hoạch cán bộ qua các giai đoạn ở tất cả các cấp, các ngành và 277 xã, phường, thị trấn của tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh dân chủ, bàn bạc, quyết định quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp tỉnh; Thường trực Tỉnh uỷ trực tiếp duyệt quy hoạch đối với tất cả các huyện, thành, thị và các sở, ban, ngành. Thường trực cấp uỷ huyện, thành, thị trực tiếp duyệt quy hoạch của các xã, phường, thị trấn. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đã phối hợp với huyện, thành, thị, Ủy ban kiểm tra Tỉnh uỷ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện qui trình, cách thức tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ của cơ sở.

Thực hiện dân chủ trong tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ.

Đi đôi với việc công khai trong việc quy hoạch cán bộ, đã quan tâm mở rộng dân chủ, công khai trong công tác tuyển chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ. Tỉnh ta đã ban hành đồng bộ các cơ chế thi tuyển, xét tuyển cán bộ công chức, chính sách thu hút nhân tài và sinh viên tốt nghiệp chính quy loại giỏi, người có trình độ Thạc sỹ, Tiến Sỹ về công tác tại tỉnh; thực hiện chuẩn hoá chuyên môn đầu vào khi tuyển dụng cán bộ, công khai hoá trong tuyển chọn, thi tuyển cán bộ đối với từng chức danh, lĩnh vực chuyên môn; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ có triển vọng đi học, nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn về mọi mặt.

Để thực hiện việc sắp xếp, bố trí và luân chuyển cán bộ, Tỉnh uỷ đã thực hiện dân chủ trong rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có, trong lựa chọn cán bộ bổ sung nguồn quy hoạch; trong xem xét đánh giá trình độ, năng lực, sở trường của mỗi cán bộ và yêu cầu cán bộ của từng ngành, từng địa phương để xác định nơi luân chuyển, sắp xếp, bố trí công tác cho phù hợp. Đồng thời, cũng đã thực hiện dân chủ trong việc bàn bạc, thảo luận, xem xét nguyện vọng của cán bộ trước khi luân chuyển; trong việc tham khảo ý kiến ở nơi cán bộ chuyển đi và chuyển đến, với bước đi thận trọng, công phu, tình nghĩa và trách nhiệm. Nhờ phát huy dân chủ trong việc luân chuyển, bố trí cán bộ; Phú Thọ đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; duy trì ổn định được đội ngũ cán bộ kế cận, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của tỉnh; ngày càng mở rộng được phạm vi luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban, luân chuyển cán bộ giữa cấp huyện và cơ sở, luân chuyển cán bộ trong nội bộ các địa phương, ngành, đơn vị, khắc phục dần tình trạng trì trệ, khép kín, hẫng hụt cán bộ, bảo đảm tính kế thừa, phát triển giữa các thế hệ cán bộ, tạo sự đồng đều về chất lượng cán bộ trong từng cấp, từng ngành.

Thực hiện dân chủ trong xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ.

Tỉnh đã sớm ban hành tiêu chuẩn cán bộ ở cả 3 cấp: Đảm bảo cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn và trung cấp chính trị; cán bộ cấp huyện có trình độ chuyên môn Đại học và chính trị từ trung cấp trở lên; cán bộ cấp tỉnh có trình độ từ Đại học và cao cấp chính trị trở lên.

Để đảm bảo cán bộ đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, Phú Thọ đã coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Quan điểm nhất quán, chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh là lấy việc đạt chuẩn về chuyên môn và chính trị là điều kiện tiên quyết để đưa vào quy hoạch, bố trí sắp xếp cán bộ. Tăng cường đào tạo chuyên sâu để tạo nguồn cán bộ đạt chuẩn và trên chuẩn, có cơ chế khuyến khích tự giác học tập của cán bộ, quan tâm, lựa chọn người có tài, có tâm huyết với sự nghiệp cách mạng cử đi đào tạo. Việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ, chuẩn hoá cán bộ đã gắn với phát huy dân chủ trong bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch, đào tạo, theo chức danh; khi cần thiết công khai định hướng cho cán bộ phấn đấu nhưng hết sức chú ý theo dõi, bồi dưỡng, chấn chỉnh tâm lý tự mãn, tự kiêu. Bên cạnh đó, Phú Thọ cũng đã từng bước chỉ đạo thí điểm và mở rộng hình thức thi tuyển, kiểm tuyển cán bộ trưởng phòng cấp sở và huyện, thị để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ, tài năng tham gia vào bộ máy quản lý, tạo thêm dự nguồn để bổ sung cho quy hoạch cán bộ các cấp.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Tỉnh uỷ cũng đã chỉ đạo Ban Tổ chức, Sở Nội vụ, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cán bộ, xử lý nhiều trường hợp vi phạm tiêu chuẩn trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ. Đặc biệt, trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về giáo dục (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w