Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và đông năm 2010 tại thái nguyên (Trang 41 - 43)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.6.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên

Thái nguyên là tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc của Việt Nam, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng Trung du miền núi với vùng Đồng bằng

Bắc bộ. Diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 3.562,82km2

, dân số 1.127.430 nghìn ngƣời (Tổng cục thống kê, 2011) [21].

Thái Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp là 94.563 ha. Để đảm bảo an ninh lƣơng thực và phát triển chăn nuôi, cây ngô đƣợc coi là một trong những cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Sản xuất Nông nghiệp của Thái Nguyên nói chung và sản xuất ngô nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về thủy lợi và giao thông vận chuyển. Cây ngô đƣợc trồng 3 vụ trong năm (vụ Đông Xuân, vụ Xuân, vụ Thu Đông) trên tất cả các loại đất: đất rẫy, gò đồi, đất phù sa ven sông...

Những năm 1995 trở về trƣớc, sản xuất ngô chủ yếu trồng các giống thụ phấn tự do, giống địa phƣơng có thời gian sinh trƣởng dài, năng suất thấp. Cùng với sự chuyển biến của đất nƣớc, sau một thời gian, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phƣơng, có sự tham gia tích cực của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật, Thái Nguyên đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

là thay thế các giống ngô địa phƣơng bằng các giống ngô lai năng suất cao nhƣ: LVN10, LVN11, LVN12... và một số giống ngô nhập nội nhƣ: Bioseed, 9607, DK999, NK4300 ...

Các thành tựu khoa học kỹ thuật mới đã đƣợc nông dân ứng dụng vào sản xuất nên diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô ở Thái Nguyên tăng nhanh trong những năm gần đây.

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên 2001 - 2009 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 2001 9,7 30,6 29,7 2002 11,6 32,8 38,0 2003 13,4 32,6 43,7 2004 15,9 34,3 54,6 2005 15,9 34,7 55,1 2006 15,3 35,2 53,9 2007 17,8 42,1 74,9 2008 20,6 41,1 84,6 2009 17,4 38,6 67,2 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 [20]

Sản xuất ngô ở Thái Nguyên đã có sự thay đổi rất lớn trong thời gian qua. Năm 2001 diện tích trồng ngô của Thái Nguyên là 9,7 nghìn ha, năng suất đạt 30,6 tạ/ha và sản lƣợng đạt 29,7nghìn tấn. Đến năm 2008 diện tích trồng ngô của Thái Nguyên đƣợc mở rộng và tăng lên đến 20,6 nghìn ha, năng suất đạt 41,1 tạ/ha và sản lƣợng đạt 84,6 nghìn tấn. Năm 2009, do ảnh hƣởng của thiên tai nên diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô của tỉnh giảm, tƣơng đƣơng với năm 2007. Điều đó chứng tỏ điều kiện tự nhiên chi phối rất lớn đến sản xuất ngô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu là 11 giống ngô lai triển vọng do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và giống đối chứng là LVN99.

- Các giống ngô có triển vọng đƣợc Viện nghiên cứu ngô chọn lọc qua các quá trình lai đỉnh và lai luân giao.

- Giống LVN99 (đối chứng): Là giống lai đơn giữa dòng mẹ và dòng bố đƣợc rút từ các giống lai ƣu tú nhập nội có nguồn gốc nhiệt đới.

- Giống đƣợc công nhận giống quốc gia năm 2004 theo quyết định số 2182/QĐ-BNN-KHCN ngày 29 tháng 7 năm 2004.

- Giống LVN99 thuộc nhóm trung bình sớm, khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn tốt, năng suất trung bình đạt 60 - 70 tạ/ha, thâm canh tốt đạt trên 90 tạ/ha.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và đông năm 2010 tại thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)