Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và đông năm 2010 tại thái nguyên (Trang 33 - 36)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.5.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

Cây ngô đƣợc di cƣ vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 17, song do chiến tranh kéo dài nên công tác nghiên cứu bắt đầu muộn hơn so với các quốc gia khác trên thế giới.

Những năm đầu sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc các nhà khoa học của học Viện Nông Lâm đã tiến hành điều tra các loài phụ và giống ngô địa phƣơng, thu thập mẫu giống ở hầu hết các tỉnh. Trên cơ sở những kết quả đánh giá các giống ngô địa phƣơng các nhà khoa học đã rút ra đƣợc các giống tốt phục vụ sản xuất nhƣ: Gié Bắc Ninh, ngô Việt Trì, ngô Vạn Xuân .... (Ngô Hữu Tình, 2009) [27].

Việt Nam tiếp cận với ngô lai không phải là muộn, ngay từ những năm 60 Học Viện Nông Lâm đã bắt đầu công tác tạo dòng thuần cho chƣơng trình ngô lai, nhƣng do sự thay đổi tổ chức của hệ thống nghiên cứu nông nghiệp, đặc biệt do thiếu những vật liệu di truyền phù hợp nên chƣơng trình bị gián đoạn.

Đến năm 1973, Trạm nghiên cứu ngô Sông Bôi đƣợc thành lập, các nhà khoa học tiến hành duy trì, đánh giá vật liệu chọn tạo dòng thuần, đồng thời khảo nghiệm các giống nhập nội và đã xác định đƣợc giống lai đơn MVSC 660 cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện gieo trồng ở miền Bắc (Ngô Hữu Tình, 2009) [27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau ngày miền Nam hoàn toàn đƣợc giải phóng công tác nghiên cứu ngô không còn lẻ tẻ, tự phát mà đƣợc chỉ đạo tập trung thông qua các đề tài, dự án nhà nƣớc. Nhƣng do điều kiện chiến tranh kéo dài, mặt khác do vật liệu khởi đầu của chúng ta còn nghèo nàn và không phù hợp, vì vậy ngô lai đã không phát huy đƣợc vai trò của nó. Phải đến những năm đầu của thập kỷ 90 công tác chọn tạo giống ngô lai mới phát triển, góp phần đƣa cây ngô nƣớc ta đứng vào hàng ngũ những nƣớc nghiên cứu ngô tiên tiến ở Châu Á.

Từ năm 1990 đến nay công tác chọn tạo giống ngô ở Việt Nam đã thu đƣợc những thành tựu to lớn, đó là:

* Chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do (TPTD)

- Giai đoạn năm 1991-1995 chọn tạo đƣợc 2 giống TPTD là Q2 và VN1. Ba giống ngô TPTD khác đƣợc phép khu vực hóa là CV-1, MSB-49, giống ngô đƣờng TSB-3, giống ngô nếp mới ngắn ngày chất lƣợng cao nhƣ VN-2...

Hiện nay, Viện Nghiên cứu ngô đang bảo tồn 616 mẫu giống ngô thụ phấn tự do. Trong đó nguồn địa phƣơng 463 giống, nguồn nhập nội 127 giống, còn lại là các quần thể tự tạo theo chƣơng trình chọn tạo giống.

*Chọn tạo và được công nhận nhiều giống ngô lai có thời gian sinh trưởng khác nhau phục vụ cho các vùng và mùa vụ trong cả nước

Trong những năm 1992-1994, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các giống ngô lai không quy ƣớc là: LS-5, LS-6, LS-8, bộ giống ngô lai này gồm những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, cho năng suất từ 3-7 tấn/ha, thích ứng với nhiều vùng trong cả nƣớc, dễ sản xuất hạt giống, giá giống rẻ. Đây là bƣớc chuyển tiếp quan trọng từ giống thụ phấn tự do sang giống lai quy ƣớc.

Từ năm 1994 đến nay, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo đƣợc nhiều giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao (10 - 12 tấn), có thời gian sinh trƣởng khác nhau phục vụ cho các vùng và mùa vụ trong cả nƣớc. Trong đó lai tạo giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

có thời gian sinh trƣởng ngắn là những kết quả có ý nghĩa lớn đối với cuộc cách mạng mùa vụ của nƣớc ta.

- Nhóm giống dài ngày: (LVN10 đƣợc công nhận quốc gia năm 1994), LVN98 (2002), HQ2000 (2004),…

+ Nhóm giống trung ngày: LVN12 công nhận năm 1995, LVN17 (1999), T9 (2004), VN8960( 2004), LCH 9(2004), LVN 145( 2007),…

+ Nhóm giống ngắn ngày: LVN20 công nhận năm 1998, LVN25 (2000), LVN99 (2004),V98 - 1 (2004), VN6 (2005),…

Phần lớn giống ngô mới đang đƣợc mở rộng nhanh ra sản xuất, đặc biệt là các giống ngô LVN 99, LVN 9, VN 8960, LVN 145,...

Hiện nay nhiều tổ hợp lai có triển vọng với tiềm năng năng suất hơn 10 tấn/ha đang đƣợc sản xuất và thử nghiệm trên phạm vi cả nƣớc nhƣ: LVN14, LVN15, SC184, TB61, TB66, VN885, SX2017, SX2004, TT04B-1...

Nhờ nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, đến năm 2009 giống ngô lai do Việt Nam chọn tạo đã chiếm 65% diện tích trồng ngô của cả nƣớc.

Cùng với việc ứng dụng ƣu thế lai trong quá trình chọn tạo giống, các nhà khoa học nghiên cứu ngô ở Việt Nam bƣớc đầu đạt đƣợc một số kết quả trong công tác chọn giống bằng công nghệ sinh học: tạo dòng thuần từ nuôi cấy bao phấn; dùng chỉ thị phân tử phân tích đa dạng di truyền, phân nhóm ƣu thế lai, lập bản đồ gen chịu hạn, tạo dòng kháng khô vằn, chọn các dòng ƣu tú sử dụng trong tạo giống ngô lai có hàm lƣợng protein cao (PQM) thông qua kỹ thuật nuôi cấy bao phấn nhƣ: C126, C130, C136, C138, C147, C155… (Bùi Mạnh Cƣờng và cs, 2006) [5].

Thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô đã xác định đƣợc 62 nguồn vật liệu có tỷ lệ tạo phôi trên 15% và tái sinh trên 12% cho công tác chọn tạo dòng bằng nuôi cấy bao phấn và đã tạo ra đƣợc 114 dòng bằng phƣơng pháp này, một số dòng đã tham gia vào chƣơng trình lai thử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không chỉ chú trọng công tác chọn tạo giống mới mà các nhà khoa học còn quan tâm đến nghiên cứu cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác cho phù hợp với yêu cầu của giống để tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong vòng 20 năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao thành công quy trình kỹ thuật trồng ngô trên nền đất ƣớt. Xây dựng qui trình công nghệ sản xuất hạt giống ngô lai cho năng suất và hiệu quả cao. Xây dựng đƣợc một hệ thống sản xuất ngô lai trên qui mô lớn, phạm vi toàn quốc.

Để có thể tiếp cận với nền khoa học hiện đại các nhà khoa học Việt Nam còn hợp tác hiệu quả với các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp quốc tế trong và ngoài nƣớc: Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), mạng lƣới khảo nghiệm ngô vùng Châu Á (TAMNET), mạng lƣới Công nghệ sinh học cây ngô Châu Á (AMBIONET), tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), các chƣơng trình ngô trong vùng, các Viện, Trƣờng Đại học và các cơ quan quản lý nông nghiệp trên phạm vi cả nƣớc.

Những thành quả mà công tác nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam đạt đƣợc đã góp phần làm thay đổi những tập quán canh tác lạc hậu và đƣa nghề trồng ngô nƣớc ta vƣơn lên hàng đầu trong hàng ngũ các nƣớc tiên tiến trong khu vực.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và đông năm 2010 tại thái nguyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)