Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và đông năm 2010 tại thái nguyên (Trang 76 - 125)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.7.Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí

nghiệm vụ Xuân và Đông 2010

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô, đồng thời phản ánh chính xác khả năng sinh trƣởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trƣờng của giống. Năng suất ngô cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Số bắp trên cây, chiều dài bắp, đƣờng kính bắp, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng và khối lƣợng 1000 hạt. Các yếu tố cấu thành năng suất đƣợc quyết định bởi tính di truyền của giống và chịu ảnh hƣởng của yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy năng suất ngô cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nhƣ: Thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Qua theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm chúng tôi thu đƣợc kết bảng 3.9, 3.10 và 3.11.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2010

Chỉ tiêu Giống B/c (bắp) (cm) CD ĐK (cm) H/B (hàng) H/H (hạt) M1000 (gr) H08-9 1,0 15,3 4,7 13,7 32,2 365,0 VS09-26 1,0 16,8 4,3 13,0 36,6 304,0 H08-10 1,0 16,0 4,6 13,7 34,9 345,4 LS07-37 0,9 14,8 4,6 14,1 34,1 299,3 H09-1 1,0 14,8 4,5 13,5 28,8 355,0 VS09-32 1,0 17,0 4,4 12,7 33,7 342,9 H09-2 1,0 14,3 4,8 13,9 29,6 312,9 VS10-7 1,1 15,0 4,6 13,9 34,0 314,6 SB08-230 1,1 14,2 4,7 12,9 34,4 312,3 BB08-1 1,0 13,8 5,1 14,8 31,0 331,9 SB09-9 1,1 14,7 4,5 13,2 30,1 329,3 LVN99 (đ/c) 1,0 14,9 4,2 13,7 34,7 285,4 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 9,2 3,0 2,3 3,2 4,0 5,5 LSD05 0,16 0,77 0,19 0,7 2,2 30,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm trong vụ Đông 2010

Chỉ tiêu Giống B/c (bắp) CD (cm) ĐK (cm) H/B (hàng) H/H (hạt) M1000 (gr) H08-9 1,0 13,1 4,3 12,9 27,6 324,0 VS09-26 1,1 14,4 4,2 12,9 29,4 290,7 H08-10 1,0 13,4 4,3 13,5 28,8 270,4 LS07-37 1,0 12 4,5 14,3 26,0 289,4 H09-1 1,1 13 4,4 13,0 29,9 327,9 VS09-32 0,9 14 4,3 13,4 29,1 302,4 H09-2 0,9 14 4,3 12,7 27,3 292,8 VS10-7 1,1 12,3 4,3 13,3 26,3 276,0 SB08-230 1,0 12,1 4,6 13,3 26,7 286,4 BB08-1 1,0 12,5 4,7 14,5 25,6 300,4 SB09-9 1,0 13,3 4,3 12,8 28,0 310,1 LVN99 (đ/c) 1,0 13,0 4,2 13,4 29,4 268,3 P <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 4,3 8,0 1,7 2,7 5,7 4,1 LSD05 0,73 1,8 0,1 0,6 2,7 20,3 3.1.7.1. Số bắp/cây

Ngô là cây trồng có khả năng hình thành nhiều bắp, ở cây ngô các đốt hình thành lá thân đều mang mầm nách để phát triển thành hoa cái. Nhƣng trong quá trình phát triển chỉ có 1-2 mầm nách phía trên trở thành bắp hữu hiệu.

Đối với các giống ngô rau khả năng ra nhiều bắp/cây là một đặc tính quan trọng quyết định đến năng suất, còn đối với các giống ngô lấy hạt thì tốt nhất là có 1 - 2 bắp/cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả theo dõi số bắp/cây của các giống thí nghiệm cho thấy ở cả 2 vụ nghiên cứu số bắp/cây đều biến động từ 0,9 - 1,1 bắp/cây. Trong đó giống LS07-37 có số bắp/cây đạt 0,9 bắp/cây. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có số bắp/cây tƣơng đƣơng với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

3.1.7.2. Chiều dài bắp

Chiều dài bắp đƣợc đo ở phần bắp có hàng hạt dài nhất. Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngƣợc lại. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và chế độ canh tác.

Số liệu nghiên cứu ở bảng 3.9 và 3.10 cho thấy: Vụ Xuân 2010, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp dao động từ 13,8 - 17,0 cm. Trong đó các giống VS09-26, H08-10,VS09-32 có chiều dài bắp đạt 16,0- 17,0 cm, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại đều có chiều dài bắp tƣơng đƣơng với đối chứng.

Vụ Đông 2010, chiều dài bắp dao động từ 12,0 - 14,4cm. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm vụ đông đều có chiều dài bắp tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

3.1.7.3. Đường kính bắp

Đƣờng kính bắp ở cây ngô đƣợc quyết định bởi độ lớn của hạt ngô và lõi. Giống có đƣờng kính bắp lớn hạt nhiều thì có khả năng cho năng suất cao.

Vụ Xuân 2010, các giống VS09-26 có đƣờng kính bắp đạt 4,3 cm, tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các giống còn lại đƣờng kính bắp đạt 4,4- 5,1 cm, lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Vụ Đông 2010, các giống có đƣờng kính bắp đạt từ 4,2 - 4,7cm. Các giống LS07-37, H09-1, SB08-230, BB08-1 có đƣờng kính bắp đạt 4,4-4,7 cm, lớn hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại đều có đƣờng kính bắp tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.7.4. Số hàng/bắp

Số hàng hạt trên bắp là đặc điểm ít biến động nhất dƣới tác động của điều kiện ngoại cảnh và đƣợc quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Một hàng đƣợc tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất. Đặc tính của hoa cái là mọc thành từng đôi bông nhỏ, mỗi bông nhỏ có hai hoa nhƣng một hoa bị thoái hóa chỉ còn một hoa tạo thành hạt, vì vậy số hàng hạt trên bắp ngô luôn luôn chẵn.

Vụ Xuân 2010, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có số hàng/bắp biến động từ 12,7-14,8 hàng. Giống BB08-1 có số hàng/bắp đạt 14,8 hàng, cao hơn giống đối chứng. Hai giống VS09-32 và SB08-230 có số hàng/bắp là 12,7 và 12,9 hàng, thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có số hàng/bắp tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

Vụ Đông 2010, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có số hàng/bắp dao động từ 12,7 - 14,5 hàng. Trong đó giống LS07-37, BB08-1 có số hàng/bắp cao hơn đối chứng đạt 14,3 và 14,5 hàng. Giống H09-2 có số hàng/bắp thấp nhất chỉ đạt 12,7 hàng. Các giống còn lại có số hàng/bắp tƣơng đƣơng giống đối chứng.

Kết quả theo dõi số hàng trên bắp của các giống thí nghiệm cho thấy: giống BB08-1 là giống có số hàng trên bắp cao hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

3.1.7.5. Số hạt/hàng

Số hạt/hàng phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô và các yếu tố ngoại cảnh nhƣ: Điều kiện chăm sóc, thời tiết khí hậu… Khi ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu nếu gặp điều kiện bất thuận (hạn hán, mƣa bão, lũ lụt) làm tăng khoảng cách tung phấn phun râu, giảm quá trình thụ phấn. Những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hóa làm cho số hạt trên hàng giảm gây nên hiện tƣợng ngô đuôi chuột - bắp không có hạt ở đầu bắp. Số hạt/hàng là đặc điểm tỷ lệ thuận với năng suất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hạt/hàng của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân 2010 biến động từ 28,8 - 36,6 hạt. Trong đó các giống H08-9, H09-1, H09-2, BB08-1, SB09-9 có số hạt/hàng dao động từ 28,8 - 32,2 hạt, thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số hạt/hàng tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

Vụ Đông 2010, các giống LS07-37, VS10-7, BB08-1 có số hạt/hàng thấp hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Những giống còn lại có số hạt/hàng tƣơng đƣơng với giống đối chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.7.6. Khối lượng 1000 hạt

Khối lƣợng 1000 hạt là chỉ tiêu tƣơng quan thuận với năng suất . Giống khối lƣợng 1000 hạt nhỏ, năng suất thấp. Khối lƣợng 1000 hạt do đặc tính di truyền của giống quy định, nhƣng phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh nhƣ: khí hậu, thời tiết, đất đai, kỹ thuật canh tác... Nếu sau khi trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất thuận quá trình sinh trƣởng của cây có thể ngừng sớm sẽ hạn chế độ lớn của hạt làm khối lƣợng nghìn hạt thấp.

Vụ Xuân 2010, các giống ngô tham gia thí nghiệm có khối lƣợng 1000 hạt dao động từ 285,4 - 365,0 g. Trong đó có các giống H08-9, H08-10, H09- 1, VS09-32 có khối lƣợng 1000 hạt đạt 342,9 - 365,0 g, cao hơn so với giống đối chứng. Các giống còn lại đạt khối lƣợng 1000 hạt từ 299,3 - 331,9(g) tƣơng đƣơng với giống đối chứng, ở mức tin cậy 95%.

Khối lƣợng 1000 hạt của các giống thí nghiệm vụ Đông 2010 nhỏ hơn so với vụ Xuân do cuối vụ gặp nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp làm giảm quá trình vận chuyển các chất dinh dƣỡng về hạt. Khối lƣợng 1000 của các giống thí nghiệm dao động từ 268,3 - 327,9 g. Ba giống H08-10, VS10-7, SB08-230 có khối lƣợng 1000 hạt tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các giống còn lại trong thí nghiệm có khối lƣợng 1000 hạt đạt 289,4-327,9 g, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả theo dõi ở 2 vụ nghiên cứu cho thấy giống H08-9, H09-1 và VS09-32 có khối lƣợng 1000 hạt ổn định và cao hơn so với giống đối chứng.

3.1.7.7. Năng suất lý thuyết (NSLT)

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện trồng trọt nhất định. NSLT cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố cấu thành năng suất và phụ thuộc gián tiếp vào điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác.

Bảng 3.11. Năng suất của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Đông năm 2010

Giống NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)

Xuân 2010 Đông 2010 Xuân 2010 Đông 2010

H08-9 89,8 63,7 70,3 56,7 VS09-26 81,6 71,6 66,7 44,1 H08-10 97,7 60,4 70,6 56,8 LS07-37 78,0 61,3 63,0 53,8 H09-1 74,7 77,2 68,9 60,3 VS09-32 87,3 63,4 58,8 55,2 H09-2 74,3 55,7 62,7 54,9 VS10-7 92,2 63,5 67,0 54,1 SB08-230 87,5 56,6 63,7 52,2 BB08-1 89,3 66,2 66,1 55,2 SB09-9 79,4 60,1 58,7 53,0 LVN99 (đ/c) 77,6 62,9 55,0 49,2 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 6,5 9,2 8,8 7,5 LSD05 9,2 4,9 9,6 6,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả theo dõi ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.3 cho thấy: Vụ Xuân 2010, năng suất lý thuyết của các giống ngô tham gia thí nghiệm biến động từ 74,7 - 97,7 tạ/ha. Trong đó giống H08-9, H08-10, VS09-32, VS10-7, SB08-230, BB08-1 có năng suất lý thuyết đạt từ 87,3 -97,7 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm trong vụ Đông 2010 đạt 55,7 - 77,2 tạ/ha. Giống VS 09-26, H09-1 có năng suất lý thuyết đạt 71,6 và 77,2 tạ/ha, cao hơn đối chứng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống H09-2 và SB08-230 có năng suất lý thuyết thấp hơn giống đối chứng, chỉ đạt 55,7 - 56,6 tạ/ha. Các giống còn lại có năng suất lý thuyết tƣơng đƣơng với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

3.1.7.8. Năng suất thực thu (NSTT)

Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cũng nhƣ trong sản xuất ngô. NSTT là chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình sinh trƣởng, phát triển của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi đƣợc gieo trồng trong điều kiện thích hợp.

Năng suất thực thu của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2010 đƣợc thể hiện ở bảng 3.11.

Các giống ngô tham gia thí nghiệm có năng suất thực thu đạt từ 55- 70,3 tạ/ha (vụ Xuân) và 44,1 - 60,3 tạ/ha (vụ Đông).

Giống H08-9, H08-10, H09-1, có năng suất thực thu đạt từ 68,9 - 70,6 tạ/ha (vụ Xuân) và 56,7-60,3 tạ/ha (vụ Đông), cao hơn hẳn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Giống VS09-26, SV10-7 và BB08-1 năng suất thực thu đạt 66,1-66,7 tạ/ha (vụ Xuân), cao hơn giống đối chứng nhƣng trong điều kiện khó khăn ở vụ Đông năng suất chỉ tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các giống còn lại có năng suất thực thu tƣơng đƣơng so với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu ở hai vụ thí nghiệm cho thấy phần lớn các giống ngô tham gia thí nghiệm phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên, trong đó có ba giống H08-9, H08-10, H09-1 có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% ở cả hai vụ nghiên cứu.

Biểu đồ 3.3. Năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Đông năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 3.4. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Đông năm 2010

3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN GIỐNG ƢU TÚ

Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống ngô lai có triển vọng vụ Xuân và vụ Đông năm 2010 tại Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên chúng tôi thấy H09-1 là giống có khả năng sinh trƣởng, phát triển tốt, năng suất thực thu ổn định ở hai vụ nghiên cứu. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn giống H09-1 là giống ngô có triển vọng, tiến hành trình diễn tại xã Hồng Tiến - huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong vụ Xuân năm 2011.

Địa điểm và quy mô trình diễn giống ƣu tú đƣợc thể hiện ở bảng 3.12. Để đảm bảo tính chính xác trong mô hình trình diễn, chúng tôi thực hiện các công việc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chọn đất, chọn hộ làm mô hình trình diễn.

- Tập huấn quy trình kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình kỹ thuật trên mô hình trình diễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.12. Giống, địa điểm và quy mô trình diễn giống ƣu tú tại Phổ Yên, Thái Nguyên

Tên hộ Địa điểm Giống Diện tích (m2

)

Nguyễn Văn Thực Xã Hồng Tiến-

huyện Phổ Yên H09-1 1000 LVN99 (đ/c) 1000 Phạm Thị Hằng Xã Hồng Tiến- huyện Phổ Yên H09-1 1000 LVN99 (đ/c) 1000 Trần Văn Lực Xã Hồng Tiến- huyện Phổ Yên H09-1 1000 LVN99 (đ/c) 1000

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu nông học của giống H09-1 tại mô hình trình diễn vụ Xuân 2011 đƣợc trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất của

giống H09-1 và LVN99 trong vụ Xuân 2011 tại Phổ Yên- Thái Nguyên Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Giống CV

(%) LSD05 H09-1 LVN99 (đ/c)

Trạng thái cây Điểm 1 2 - -

Trạng thái bắp Điểm 2 2 - -

Thời gian sinh trƣởng Ngày 113 108 - -

Năng suất thực thu Tạ/ha 67,8 53,2 5,2 10,9

Kết quả theo dõi một số đặc điểm của giống H09-1 ở mô hình trình diễn cho thấy:

Vụ Xuân, tại mô hình trình, giống H09-1 có thời gian sinh trƣởng là 113 ngày, dài hơn 5 ngày so với giống LVN99.

Năng suất của giống H09-1 đạt 67,8 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 14,6

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và đông năm 2010 tại thái nguyên (Trang 76 - 125)