Sâu đục thân ngô

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và đông năm 2010 tại thái nguyên (Trang 73 - 74)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.6.1. Sâu đục thân ngô

Sâu đục thân ngô là loại sâu đa thực, gây hại chủ yếu trên ngô, ngoài ra sâu còn phá hoại một số cây trồng khác nhƣ bông, kê, đay, cà... Sâu phá tất cả các bộ phận trên cây nhƣ: Lá, bông cờ, bắp…trừ rễ.

Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau khi ngô phun râu 2 tuần mật độ sâu bắt đầu giảm. Khi bị sâu đục thân cây ngô sẽ bị đổ gãy khi gặp gió bão. Quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân ngô có liên quan chặt với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố khí hậu quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của sâu đục thân ngô. Ở các tỉnh phía Bắc sâu đục thân phá hại chủ yếu trong vụ ngô Xuân và Hè thu.

Qua bảng 3.8 cho thấy: Ở vụ Xuân 2010 các giống VS09-26, SB09-9 nhiễm sâu đục thân cao nhất đánh giá điểm 2. Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân thấp đánh giá điểm 1, tƣơng đƣơng giống đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vụ Đông 2010, tỷ lệ nhiễm sâu đục thân cao hơn vụ xuân. Trong đó giống VS10-7, SB08-230, bị sâu đục thân hại nặng nhất, đánh giá điểm 3 tƣơng đƣơng giống đối chứng. Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân tốt hơn giống đối chứng, đánh giá điểm 2.

Qua theo dõi hai vụ thí nghiệm, chúng tôi thấy sâu đục thân phá hoại trên tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm. Song vụ Đông tỷ lệ nhiễm sâu đục thân cao hơn vụ xuân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và đông năm 2010 tại thái nguyên (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)