4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Đông năm 2010
Trạng thái cây, trạng thái bắp đƣợc đánh giá theo phƣơng pháp cảm quan, khi cây ở giai đoạn chín sáp căn cứ vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thƣớc bắp, mức độ thiệt hại do sâu bệnh và tỉ lệ đổ gẫy... Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp là chỉ tiêu rất quan trọng, liên quan đến độ đồng đều, tính ổn định của giống. Giống có trạng thái cây, trạng thái bắp tốt sẽ có dấu hiệu về tiềm năng năng suất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.7. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Đông 2010
Chỉ tiêu Giống Trạng thái cây (điểm) Trạng thái bắp (điểm) Độ bao bắp (điểm) Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông H08-9 2 2 2 2 1 1 VS09-26 3 4 3 3 2 2 H08-10 2 2 2 2 1 1 LS07-37 2 2 2 3 1 1 H09-1 2 2 2 2 1 1 VS09-32 2 2 2 2 2 2 H09-2 2 2 3 2 1 2 VS10-7 2 2 3 3 2 2 SB08-230 3 2 3 3 2 2 BB08-1 3 3 3 2 2 2 SB09-9 3 3 3 3 2 2 LVN99 (đ/c) 2 2 2 2 1 1 3.1.5.1. Trạng thái cây
Trạng thái cây đƣợc đánh giá khi bắp đã phát triển đủ mà bộ lá vẫn còn xanh theo phƣơng pháp cho điểm. Để đánh giá trạng thái cây cần dựa vào chỉ tiêu nhƣ: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại do sâu bệnh, tỷ lệ đổ gãy... Kết quả đánh giá trạng thái cây ở bảng 3.7 cho thấy: Vụ Xuân 2010, trạng thái cây của các giống thí nghiệm đƣợc đánh giá điểm 2-3, giống VS09-26, SB08-230, BB08-1, SB09-9 có trạng thái cây kém hơn so với giống đối chứng đƣợc đánh giá điểm 3. Các giống còn lại có trạng thái cây tƣơng đƣơng với giống đối chứng, đƣợc đánh giá ở điểm 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vụ Đông 2010, trạng thái cây của các giống thí nghiệm đƣợc đánh giá từ 1-4 điểm, trong đó giống VS09-26 có trạng thái cây kém nhất so với đối chứng, đƣợc đánh giá ở thang điểm 4, giống BB08-1, SB09-9 có trạng thái cây kém hơn đối chứng đƣợc đánh giá thang điểm 3. Các giống còn lại có trạng thái cây tƣơng đƣơng với giống đối chứng đƣợc đánh giá ở điểm 2.
Qua hai vụ nghiên cứu cho thấy giống có trạng thái cây kém nhất là:VS09-26, BB08-1, SB09-9 đánh giá điểm 3-4.
3.1.5.2. Trạng thái bắp
Trạng thái bắp đƣợc đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 thực hiện ở thời kỳ thu hoạch dựa vào các yếu tố nhƣ: Độ đồng đều của bắp, số hạt/hàng và mức độ nhiễm sâu bệnh. Các giống có trạng thái bắp tốt thì năng suất cao, phẩm chất tốt.
Trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân và Đông 2010 đƣợc đánh giá từ điểm 2-3. Giống VS09-26, VS10-7, SB08-230, SB09-9, SB09-9 có trạng thái bắp kém hơn so với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu, đƣợc đánh giá điểm 3. Giống H08-9, H08-10, H09-1, VS09-32 có trạng thái bắp tƣơng đƣơng so với đối chứng và đạt điểm 2 ở cả hai vụ nghiên cứu.
3.1.5.3. Độ bao bắp
Lá bi có tác dụng bảo vệ bắp ngô, tác dụng của lá bi trong việc bảo vệ bắp đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu độ bao bắp. Độ bao bắp của lá bi có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo quản ngô, đặc biệt là ở miền núi, không có điều kiện thu hoạch và bảo quản tập trung.
Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.7 cho thấy: Độ bao bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm ở cả 2 vụ đƣợc đánh giá từ điểm 1-2. Trong đó giống H08-9, H08-10, LS07-37, H09-1 có độ bao bắp rất tốt và ổn định ở cả 2 vụ, đƣợc đánh giá thang điểm 1, tƣơng đƣơng so với giống đối chứng. Còn lại các giống khác có độ bao bắp kém hơn giống đối chứng đánh giá điểm 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.6. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm
Khả năng chống chịu là biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trƣờng. Giống có khả năng sinh trƣởng tốt, nhƣng tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh kém thì cũng không đƣợc coi là giống tốt. Vì vậy, để chọn đƣợc giống ngô mới cho các vùng sinh thái cần đánh giá khả năng chống chịu của giống.
Thái Nguyên là tỉnh nằm trong khu vực có lƣợng mƣa bình quân hàng năm cao nên ngô thƣờng bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại. Có nhiều loại sâu bệnh hại trên cây ngô ở các giai đoạn và mùa vụ khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, các loại sâu hại ngô có thể lên đến 100 loài và có khoảng 100 loài bệnh hại ngô (Đƣờng Hồng Dật, 2006) [8].
Qua theo dõi khả năng chống chịu của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân và Đông 2010 chúng tôi thấy khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm rất tốt, hầu hết các giống không bị đổ gãy, chính vì vậy chúng tôi chỉ thu thập các số liệu về khả năng chống chịu sâu bệnh.
3.1.6.1. Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis Hiibner)
Sâu đục thân ngô là loại sâu đa thực, gây hại chủ yếu trên ngô, ngoài ra sâu còn phá hoại một số cây trồng khác nhƣ bông, kê, đay, cà... Sâu phá tất cả các bộ phận trên cây nhƣ: Lá, bông cờ, bắp…trừ rễ.
Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau khi ngô phun râu 2 tuần mật độ sâu bắt đầu giảm. Khi bị sâu đục thân cây ngô sẽ bị đổ gãy khi gặp gió bão. Quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân ngô có liên quan chặt với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố khí hậu quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của sâu đục thân ngô. Ở các tỉnh phía Bắc sâu đục thân phá hại chủ yếu trong vụ ngô Xuân và Hè thu.
Qua bảng 3.8 cho thấy: Ở vụ Xuân 2010 các giống VS09-26, SB09-9 nhiễm sâu đục thân cao nhất đánh giá điểm 2. Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân thấp đánh giá điểm 1, tƣơng đƣơng giống đối chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vụ Đông 2010, tỷ lệ nhiễm sâu đục thân cao hơn vụ xuân. Trong đó giống VS10-7, SB08-230, bị sâu đục thân hại nặng nhất, đánh giá điểm 3 tƣơng đƣơng giống đối chứng. Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân tốt hơn giống đối chứng, đánh giá điểm 2.
Qua theo dõi hai vụ thí nghiệm, chúng tôi thấy sâu đục thân phá hoại trên tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm. Song vụ Đông tỷ lệ nhiễm sâu đục thân cao hơn vụ xuân.
3.1.6.2. Sâu cắn râu
Sâu cắn râu phát sinh nhiều lứa trong năm, phá hoại mạnh lúc ngô phun râu. Vòng đời của loại sâu này rất ngắn chỉ khoảng 7 ngày là hóa nhộng. Sâu cắn râu gồm 2 loại: loại sâu có màu xanh và loại có màu xám.
Loại sâu có màu xám (Heliothis Zea): Loại sâu này cắn râu và chui một
nửa mình vào trong bắp.
Loại sâu có màu xanh (Heliothis armigara): Loại sâu này thƣờng cắn râu sau đó chui cả mình vào bắp.
Qua bảng 3.8 cho thấy: Vụ Xuân 2010, tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu ở các giống thí nghiệm dao động từ 1,0-23,7%. Vụ Đông 2010, tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu ở các giống ngô thí nghiệm biến động từ 7,6 - 26,7%. Giống VS09-32 có mức độ nhiễm sâu cắn râu thấp hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm là 1,0% (vụ Xuân) và 7,6% (vụ Đông). Các giống VS09-26, LS07-37, VS10-7, SB09-9 có tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu cao hơn đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Giống SB08-230, tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu là 18,4%, lớn hơn giống đối chứng trong vụ Xuân và tƣơng đƣơng với giống đối chứng trong vụ Đông.
Ở cả 2 vụ nghiên cứu mức độ nhiễm sâu cắn râu ở tất cả các giống tƣơng đối cao. Trong đó giống VS09-32 là giống kháng sâu cắn râu tốt nhất ở cả 2 vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống thí nghiệm vụ xuân và Đông 2010
Chỉ tiêu
Giống
Sâu đục thân
(điểm) Sâu cắn râu (%)
Bệnh khô vằn (%) Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông Vụ Xuân Vụ Đông H08-9 1 2 13,0 15,1 2,2 2,2 VS09-26 2 2 23,7 26,0 15,9 9,5 H08-10 1 2 16,7 14,8 10,0 2,1 LS07-37 1 2 21,0 26,7 10,7 9,4 H09-1 1 2 13,3 13,8 6,4 3,1 VS09-32 1 2 1,0 7,6 9,7 8,3 H09-2 1 2 16,1 16,1 12,4 9,5 VS10-7 1 3 18,1 22,9 10,9 9,6 SB08-230 1 3 18,4 18,4 14,0 12,3 BB08-1 1 2 15,0 17,7 9,1 4,2 SB09-9 2 2 20,4 22,9 11,8 8,4 LVN99 (đ/c) 1 3 12,2 15,3 3,1 2,1 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 17,8 12,4 16,0 18,8 LSD05 4,8 3,8 2,6 2,1
3.1.6.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)
Bệnh khô vằn do nấm gây nên, bệnh xuất hiện ở khắp các vùng trồng ngô ở nƣớc ta. Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây nhƣ: Lá, thân, bắp và bông cờ. Bệnh xuất hiện trên các các lá già phía dƣới gốc sau đó lan lên các lá trên, khi số lá bị nhiễm lớn hơn 1/3 số lá hiện có sẽ gây ảnh hƣởng lớn tới năng suất ngô. Các yếu tố thời vụ, chế độ nƣớc, mức bón phân đạm, mật độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
gieo trồng đều gây ảnh hƣởng mức độ phát sinh và phát triển của bệnh. Thời vụ gieo muộn (vụ xuân), bón phân đạm nhiều, mật độ trồng dày nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ cao hơn so với thời vụ gieo sớm, bón phân cân đối và mật độ trồng hợp lý.
Số liệu bảng 3.8 cho thấy: Vụ Xuân 2010, bệnh khô vằn xuất hiện ở tất cả các giống ngô thí nghiệm, biến động từ 2,2 - 15,9%. Giống H08-9 tỷ lệ nhiễm bệnh là 2,2% thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm khô vằn cao hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Vụ Đông 2010, mức độ nhiễm bệnh khô vằn ở các giống thí nghiệm đều thấp hơn so với vụ Xuân 2010 với tỷ lệ nhiễm bệnh là 2,1-12,3%. Giống H08-9, H08-10, H09-1 và BB08-1 tỷ lệ nhiễm bệnh tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các giống còn lại tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Trong các giống tham gia thí nghiệm, H08-9 có khả năng chống chịu tốt nhất với bệnh khô vằn.
3.1.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 nghiệm vụ Xuân và Đông 2010
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô, đồng thời phản ánh chính xác khả năng sinh trƣởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trƣờng của giống. Năng suất ngô cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Số bắp trên cây, chiều dài bắp, đƣờng kính bắp, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng và khối lƣợng 1000 hạt. Các yếu tố cấu thành năng suất đƣợc quyết định bởi tính di truyền của giống và chịu ảnh hƣởng của yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy năng suất ngô cũng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nhƣ: Thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Qua theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm chúng tôi thu đƣợc kết bảng 3.9, 3.10 và 3.11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2010
Chỉ tiêu Giống B/c (bắp) (cm) CD ĐK (cm) H/B (hàng) H/H (hạt) M1000 (gr) H08-9 1,0 15,3 4,7 13,7 32,2 365,0 VS09-26 1,0 16,8 4,3 13,0 36,6 304,0 H08-10 1,0 16,0 4,6 13,7 34,9 345,4 LS07-37 0,9 14,8 4,6 14,1 34,1 299,3 H09-1 1,0 14,8 4,5 13,5 28,8 355,0 VS09-32 1,0 17,0 4,4 12,7 33,7 342,9 H09-2 1,0 14,3 4,8 13,9 29,6 312,9 VS10-7 1,1 15,0 4,6 13,9 34,0 314,6 SB08-230 1,1 14,2 4,7 12,9 34,4 312,3 BB08-1 1,0 13,8 5,1 14,8 31,0 331,9 SB09-9 1,1 14,7 4,5 13,2 30,1 329,3 LVN99 (đ/c) 1,0 14,9 4,2 13,7 34,7 285,4 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 9,2 3,0 2,3 3,2 4,0 5,5 LSD05 0,16 0,77 0,19 0,7 2,2 30,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm trong vụ Đông 2010
Chỉ tiêu Giống B/c (bắp) CD (cm) ĐK (cm) H/B (hàng) H/H (hạt) M1000 (gr) H08-9 1,0 13,1 4,3 12,9 27,6 324,0 VS09-26 1,1 14,4 4,2 12,9 29,4 290,7 H08-10 1,0 13,4 4,3 13,5 28,8 270,4 LS07-37 1,0 12 4,5 14,3 26,0 289,4 H09-1 1,1 13 4,4 13,0 29,9 327,9 VS09-32 0,9 14 4,3 13,4 29,1 302,4 H09-2 0,9 14 4,3 12,7 27,3 292,8 VS10-7 1,1 12,3 4,3 13,3 26,3 276,0 SB08-230 1,0 12,1 4,6 13,3 26,7 286,4 BB08-1 1,0 12,5 4,7 14,5 25,6 300,4 SB09-9 1,0 13,3 4,3 12,8 28,0 310,1 LVN99 (đ/c) 1,0 13,0 4,2 13,4 29,4 268,3 P <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 4,3 8,0 1,7 2,7 5,7 4,1 LSD05 0,73 1,8 0,1 0,6 2,7 20,3 3.1.7.1. Số bắp/cây
Ngô là cây trồng có khả năng hình thành nhiều bắp, ở cây ngô các đốt hình thành lá thân đều mang mầm nách để phát triển thành hoa cái. Nhƣng trong quá trình phát triển chỉ có 1-2 mầm nách phía trên trở thành bắp hữu hiệu.
Đối với các giống ngô rau khả năng ra nhiều bắp/cây là một đặc tính quan trọng quyết định đến năng suất, còn đối với các giống ngô lấy hạt thì tốt nhất là có 1 - 2 bắp/cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả theo dõi số bắp/cây của các giống thí nghiệm cho thấy ở cả 2 vụ nghiên cứu số bắp/cây đều biến động từ 0,9 - 1,1 bắp/cây. Trong đó giống LS07-37 có số bắp/cây đạt 0,9 bắp/cây. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có số bắp/cây tƣơng đƣơng với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.
3.1.7.2. Chiều dài bắp
Chiều dài bắp đƣợc đo ở phần bắp có hàng hạt dài nhất. Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngƣợc lại. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và chế độ canh tác.
Số liệu nghiên cứu ở bảng 3.9 và 3.10 cho thấy: Vụ Xuân 2010, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có chiều dài bắp dao động từ 13,8 - 17,0 cm. Trong đó các giống VS09-26, H08-10,VS09-32 có chiều dài bắp đạt 16,0- 17,0 cm, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại đều có chiều dài bắp tƣơng đƣơng với đối chứng.
Vụ Đông 2010, chiều dài bắp dao động từ 12,0 - 14,4cm. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm vụ đông đều có chiều dài bắp tƣơng đƣơng với giống đối chứng.
3.1.7.3. Đường kính bắp
Đƣờng kính bắp ở cây ngô đƣợc quyết định bởi độ lớn của hạt ngô và lõi. Giống có đƣờng kính bắp lớn hạt nhiều thì có khả năng cho năng suất cao.
Vụ Xuân 2010, các giống VS09-26 có đƣờng kính bắp đạt 4,3 cm, tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các giống còn lại đƣờng kính bắp đạt 4,4- 5,1 cm, lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Vụ Đông 2010, các giống có đƣờng kính bắp đạt từ 4,2 - 4,7cm. Các giống LS07-37, H09-1, SB08-230, BB08-1 có đƣờng kính bắp đạt 4,4-4,7 cm,