Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng của từng bộ phận quản lí của công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH phát triển vùng cao (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu luận văn

2.1.2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng của từng bộ phận quản lí của công ty

phận quản lí của công ty TNHH phát triển vùng cao.

Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá ngày càng cao. Thuận lợi cho việc hạch toán kinh tế, toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất của Tổng Công ty được sắp xếp thành những phòng ban, hoạt động giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cán bộ quản lý cũng như công nhân sản xuất của tổng Công ty đều đã được đào tạo, rèn luyện qua các lớp chuyên môn. Vì vậy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của lực lượng lao động rất cao có thể đảm bảo được yêu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi đối với doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy việc quản lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực cũng sẽ góp phần làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

+ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty.

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lí của công ty

+ Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lí

- Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước là chủ tài khoản của Công ty, kí các cổ phiếu của công ty, ký quyết định bổ nhiệm, uỷ nhiệm phó giám đốc, kế toán trưởng. Ký các hợp đồng kinh tế, chứng từ thu chi của Công ty, ký thoả ước lao động, tuyển dụng lao động. Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Phó giám đốc: Các phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ cho giám đốc, điều hành một số lĩnh vực được giám đốc phân công trong quản lý hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh.

- P. Kế toán:

+ Thực hiện chức năng và nhiệm vụ kế toán theo quy định của Pháp luật và quyết định của công ty.

+ Thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý ngoài trừ lập kế hoạch và tổ chức xây dựng vốn.

+ Là phòng chuyên môn, tham mưu cho ban giám đốc công ty trong công tác điều hành kinh doanh.

+ Đề xuất những giải pháp kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.

+ Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện hạch toán nội bộ và hoàn chứng từ hàng kỳ.

+ Lập và thực hiện kế hoạch tài chính, đảm bảo cấp phát tiền vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chế độ đối với người lao động.

- P. Kế hoạch – kinh doanh:

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. KẾ TOÁN – QL NHÂN SỰ P. KH – KD VÀ MARKETING P. VẬT TƯ THIẾT BỊ P. KĨ THUẬT CÁC TỔ THI CÔNG CÔNG

+ Đây là cơ quan chủ yếu giúp giám đốc thực hiện chức năng kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về việc xây dựng kế hoạch ngắn hạn mở rộng quy mô sản xuất của công ty.

- P. Vật tư thiết bị:

+ Quản lý việc cung ứng vật tư và thiết bị của công ty trong quá trình thi công.

+ Tổ chức kinh doanh vật tư thiết bị.

- P. Kĩ thuật:

+ Là phòng chuyên môn, tham mưu cho ban giám đốc công ty trong công tác điều hành, quản lý kỹ thuật, tiến độ xây dựng công trình của công ty thi công.

+ Là phòng thông tin và xử lý kỹ thuật xây dựng công trình.

+ Đề xuất những giải pháp mang tính khoa học để xây dựng thương hiệu của công ty.

+ Phối hợp thường xuyên với các phòng ban ,các đơn vị trong công ty nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật mà công ty đề ra.

+ Nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thi công.

- Các đội thi công công trình:

+ Công ty TNHH phát triển vùng cao có 6 tổ sản xuất khi nhận thầu công trình nào thì các đội được phân công của cấp trên nhưng trên cơ sở hợp đồng khoán. + Lực lượng sản xuất trên các công trình chủ yếu là các đội xây dựng ngoài ra do yêu cầu của mỗi công trình mà có thể tuyển thêm lao động ngoài hợp đồng hoặc thuê công nhân làm tại chỗ theo thời vụ.

+ Ban giám đốc cùng với các phòng ban chức năng điều hành hoạt động sản xuất thi công ở công ty một cách thống nhất với các đội thi công công trình. Hiện nay công ty thực hiện chế độ khoán gọn cho các tổ thi công công trình lấy trên cơ sở hợp đồng của công ty với bên A. Công ty giao khoán gọn cho các đội và giao nhiệm vụ phải hoàn thành đúng tiến độ. Các đội lại căn cứ vào điều kiện cụ thể của các đơn vị trực thuộc để phân công các phần việc. Với những công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp thì các đội phải phối hợp thi công. Khi hoàn thành hợp đồng làm khoán, các đội tiến hành tổng kết, nghiệm thu đánh giá công việc về số lượng, chất lượng đã hoàn thành của đội, để làm cơ sở thanh toán từng khoản theo quy định của hợp đồng, có thể nêu ra quá trình quản lí như sau:

Đối với các công trình do công ty tiếp nhận với bên A, kí hợp đồng, nhận hồ sơ tài liệu, giải quyết các thủ tục về mặt bằng, nguồn điện nước thi công. Đối với các công trình do các đơn vị tự tìm kiếm thì các thủ tục trên do các đơn vị tự giải quyết và giao hồ sơ lại cho phòng kỉ thuật trước khi trình giám đốc ký. Sau khi có đầy đủ tất cả các thủ tục có thể thi công được, các đơn vị trực thuộc phải lập tiến độ, biện pháp thi công nếu được giám đốc duyệt lúc đó mới ký lệnh khởi công. Về việc lập dự toán và quyết toán , các đơn vị tự làm và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu phải đảm bảo tính hợp lí và kịp thời. Phòng kĩ thuật có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra và hỗ trợ về mặt dự toán khi cần thiết.

Về vật tư, chủ yếu công ty giao cho các đơn vị tự mua ngoài theo yêu cầu thi công, ngoài ra còn một phần vật tư do bộ phận sản xuất phụ và do bên A cung ứng nhưng với số lượng rất hạn chế. Hiện nay công ty chỉ có một người tiếp liệu vật tư cho công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chất lượng công trình, đội trưởng đội thi công là người đại diện cho đội phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về chất lượng công trình và an toàn lao động, nếu có sai phạm kĩ thuật dẫn đến sữa chữa hoặc phá đi làm lại thì toàn bộ chi phí đó các đơn vị phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này phòng kĩ thuật phải giám sát và giải quyết các vướng mắc cho đơn vị trong quá trình thi công, các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giá sát làm việc.

Về an toàn và bão hiểm lao động. Các đội xây dựng có trách nhiệm thực hiện theo chế độ hiện hành của nhà nước và theo quy định của công ty.

 Qua một số đặc điểm trên, ta thấy công ty đã áp dụng một cơ cấu quản lí hợp lí vừa phát huy được năng lực chuyên môn của bộ phận chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy thống nhất tránh sự chồng chéo hoặc buông lỏng quản lí. Công ty đã tăng cường chỉ đạo ở tất cả các công trình từ nhỏ đến lớn. Đây là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của công ty, vì thế công ty luôn có sự đi lên và thành tích ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH phát triển vùng cao (Trang 27 - 30)