Phương hướng thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH phát triển vùng cao (Trang 56 - 58)

- Hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra của công ty do mở

3.3.3.2.Phương hướng thực hiện giải pháp

- Sàng lọc đội ngũ cán bộ công nhân viên tuổi cao, sức khỏe kém, trình độ lạc hậu, khả năng yếu cho nghỉ chế độ hoặc chuyển làm các công việc đơn giản khác.

- Hàng năm tổ chức các cuộc sát hạch để kiểm tra trình độ của đội ngũ cán bộ, có kế hoạch tuyển chọn đội ngũ cán bộ kế cận thông qua thi cử chứ không theo nguyên tắc đề bạt như trước.

- Đầu tư mới trang thiết bị làm việc cho các cán bộ công nhân viên trong công ty để tạo điều kiện làm việc thuận lợi, kích thích tinh thần làm việc hăng hái của họ.

+ Lập kế hoạch và thực hiện quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên hàng năm. Trong kế hoạch cần xác định rõ đối tượng đào tạo, số lượng đào tạo, bố trí sử dụng lao động sau khi đào tạo.

- Do tính chất thời vụ và nhiệm vụ của công ty là không đều nên có những lúc thừa lao động, có lúc lại thiếu. Do đó đối với số lao động trong nhu cầu thiếu thì công ty nên thực hiện thuê lao dộng ngắn hạn hoặc thời vụ đối với lao động giản đơn. Tuy nhiên, khi thuê cũng cần phải chú ý đến nhiệm vụ và đặc điểm của công việc từ đó để đưa ra tiêu chuẩn tuyển dụng lao động cho phù hợp. Có như vậy mới tuyển dụng được những người làm việc ngay, giảm bớt chi phí huấn luyện, đào tạo, năng suất lao động được đảm bảo, tiến độ thi công được thực hiện đúng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

- Bên cạnh đó Công ty cũng thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường cho người lao động.

Bảng 3.1 Kế hoạch bảo hộ lao động

ĐVT: VNĐ

TT Khoản mục Năm 2012 Năm 2013 4/3 (%)

1 2 3 4 5

01 Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ 31.800.000 36.300.000 114 02 Vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện

làm việc 8.000.000 13.000.000 162,5

03 Trang thiết bị bảo hộ cá nhân 24.330.000 18.648.000 76,6 04 Chăm sóc sức khỏe người lao động 26.460.000 28.824.000 109 05 Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện bảo

hộ lao động 1.550.000 1.630.000 105

Tổng cộng 92.140.000 98.652.000 107

(Nguồn: Phòng KH - KD của Công ty)

Nhìn vào bảng trên ta thấy kinh phí cho kế hoạch hoá bảo hộ lao động của năm 2013 tăng 7% so với năm 2012. Trong đó:

+ Kế hoạch vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc bằng 162,5% năm ngoái.

+ Chỉ có kế hoạch trang thiết bị bảo vệ cá nhân năm 2013 bằng 76,6% năm 2012

+ Kế hoạch kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ, chăm sóc sức khoẻ người lao động, tuyên truyền giáo dục, huấn luyện bảo hộ lao động đều tăng tuy không đáng kể.

Nhưng điều đó khẳng định công ty đã rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên và quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Cần có số lượng vốn nhất định để đầu tư cho việc phát triển, nâng cao khả năng của nguồn nhân lực.

- Các biện pháp nâng cao khả năng của nguồn nhân lực cần phải được tiến hành một cách thường xuyên và lâu dài.

3.3.3.4. Lợi ích của việc thực hiện giải pháp

- Giảm bớt số lao động kém chất lượng do đó vừa giảm bớt chi phí, vừa giảm bớt sức ép về việc làm, lại tạo ra động cơ phấn đấu nâng cao khả năng trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Xây dựng được bộ máy quản lý đơn giản, gọn nhẹ, có hiệu quả. Các cán bộ quản lý kế cận có trình độ, khả năng , dám nghĩ dám làm, có trình độ tay nghề phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH phát triển vùng cao (Trang 56 - 58)