5. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH
Qua bảng phân tích hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy:
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng trưởng khá ổn định thể hiện đó là doanh thu hàng năm của công ty tăng trưởng khá đều thể hiện đó là năm 2012 tăng so với năm 2011 là 10,9306 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng đạt 20,67%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của năm 2013 so với năm 2012 chỉ mới đạt 15,73% có sự sụt giảm so với năm 2012.
Do đó lợi nhuận năm 2013 của công ty cũng có sự sụt giảm, nếu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7,1% thì năm 2013 tăng so với năm 2012 chỉ có 4,8% do ta thấy mặt bằng chung thì doanh thu của 2013 tăng so với năm 2012 nhưng sự tăng lên của doanh thu lại đi kèm với sự tăng lên của chi phí nên lợi nhuận của năm 2013 so với năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2012 so với năm 2011. Tuy nhiên con số này còn có thể tăng cao hơn hoặc giảm vì, cuối năm thị trường sẽ có nhiều biến động, thứ nhất giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh so với các tháng trong năm và ngoài ra còn có một số khoản khác như tiền thưởng tết cho cán bộ công nhân viên của công ty. Do đó để tăng trưởng được mức lợi nhuận như kế hoạch thì công ty cần mua nguyên vật liệu dự trữ từ những tháng trước khi vào dịp tết, đề phòng nguyên vật liệu tăng giá và cán bộ quản lý cần tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động của công ty nhằm giảm trừ những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
2.2. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH phát triển vùng cao. triển vùng cao.
2.2.1. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty TNHH phát triển vùng cao phải tiến hành các hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn 2010 - 2013 vốn đầu tư của công ty liên tục tăng do đầu tư vào các dây chuyền máy móc thiết bị mới cũng như đầu tư xây dựng nhà xưởng, công trình. Qui mô vốn đầu tư qua các năm của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2:Vốn đầu tư công ty TNHH phát triển vùng cao giai đoạn 2010-2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013
1 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 2,6088 2,7338 2,8933 3,0975
2 Tốc độ tăng định gốc % - 4,79 10,9 18,18
3 Tốc độ tăng liên hoàn % - 4,79 5,83 7,05
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh )
Tổng vốn đầu tư của công ty qua các năm liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình đạt khoảng 5,9%. Tuy tốc độ tăng thấp nhưng về giá trị tuyệt đối đây là một con số đáng kể. Vốn đầu tư năm 2010 khá cao đạt trên 2,6 tỷ đồng. Trong những năm tiếp theo công ty tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị để đa dạng hóa sản phẩm, nhanh chóng đưa các dây chuyền vào sản xuất và ổn định sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được cải thiện rất nhiều, vì thế lượng vốn tái đầu tư cũng cao hơn.
Bảng 2.3: Nguồn vốn đầu tư của công ty TNHH phát triển vùng cao
Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 1 Tổng vốn đầu tư 2,6088 2,7338 2,8933 3,0975 2 Vốn tự có 1,4605 2,2321 1,538 2,2036 3 Vốn vay tín dụng 0,9529 0,1549 0,7397 0,4860 4 Vốn khác 0,1954 0,3468 0,6156 0,4079
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh công ty
Vốn tự có: công ty TNHH phát triển vùng cao sử dụng một tỷ trọng lớn vốn tự có trong cơ cấu tổng vốn đầu tư. Nguồn tự có của công ty thường xuyên chiếm trên 50 % cơ cấu vốn, thậm chí năm 2011 tỷ lệ này là 81,64%, năm 2013 là 71,14%. Do đặc thù là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nên nguồn vốn chính của công ty
là nguồn vốn tự có. Việc sử dụng nguồn vốn này đầu tư thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Trong giai đoạn có nhiều biến động phức tạp như hiện nay thì nguồn tài chính mạnh thể hiện nội lực của công ty, giúp công ty đứng vững trên thị trường mà không quá phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
Vốn vay tín dụng: Nguồn vốn tín dụng thương mại là một nguồn vốn không thể thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn trung và dài hạn, công ty có thể huy động một khối lượng vốn lớn, tức thời đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng nguồn vốn này có thể mang lại cho doanh nghiệp những khoản tiết kiệm thuế hợp lý do chi phí trả lãi vay được tính làm chi phí trước khi tính lợi nhuận trước thuế. Nếu tính toán hợp lý doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập hợp lý, qua đó tăng lợi nhuận.Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này đi kèm với nó là áp lực trả nợ. Do vậy khi sử dụng vốn vay phải chú ý đến cơ cấu vốn hợp lý, đúng mục đích, quản lý tốt dòng tiền mặt, kì trả nợ, kì thu tiền, kế hoạch sản xuất. Trong những năm gần đây vốn vay của công ty dao động không đều. Năm 2010 tỷ trọng vốn vay chiếm 36,52% , năm 2011 tỷ trọng giảm còn 5,66%, năm 2013 lãi suất biến động mạnh nên vốn vay tín dụng giảm, các kế hoạch cho dự án mới đầu tư thêm xe tải trọng tải lớn để vận chuyển nguyên vật liệu vì thế mà bị gián đoạn. Trong thời gian sắp tới, việc triển khai 2 dự án có thể được đẩy nhanh nếu công ty tận dụng được cơ hội vay tín dụng với lãi suất ưu đãi từ gói kích cầu của chính phủ, tận dụng được nguồn vốn vay với chi phí rẻ giảm chi phí tổng vốn đầu tư cho công ty, mặt khác hiện nay lãi suất ngân hàng đang được điều chỉnh xuống do đó nó cũng góp phần nào đó cho công ty khi mà nền kinh tế đang suy có chiều hướng tiến triển kém như hiện nay
Nguồn vốn khác: đây là nguồn được trích từ các quỹ bổ sung của công ty, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư hàng năm của công ty, có những đóng góp nhất định trong việc huy động vốn cho nhu cầu đầu tư hàng năm.
2.2.2. Tình hình đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh theo nội dung 2.2.2.1 . Đầu tư vào khối xây dựng cơ bản
Đầu tư vào xây dựng các công trình kiến trúc nhà xưởng là một trong những công việc quan trọng của công ty để hoàn thành kế hoạch đề ra trong giai đoạn tới.
Bảng 2.4: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2010 - 2013
1 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 2,6088 2,7338 2,8933 3,0975 2 Vồn đầu tư XDCB Tỷ đồng 0,7175 0,484 0,7012 0,935
3 Tỷ trọng % 27,5 17,7 24,23 30,18
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh) Trong 3 năm 2010 năm 2011 và 2012 công ty chú trọng đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, công trình kiến trúc phục vụ cho sản xuất đảm bảo yêu cầu cho các máy móc thiết bị công nghệ đã được đầu tư hoạt động. Vốn đầu tư năm 2013 tăng đáng kể lên tới 0,935 tỷ đồng.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty TNHH phát triển vùng cao chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng vốn đầu tư hàng năm của công ty. Trung bình giai đoạn 2010 - 2013 lượng vốn này chiếm khoảng 24,9 % tổng vốn đầu tư. Điều này là phù hợp với sự mở rộng qui mô sản xuất của công ty.
Đồng thời với việc tiến hành mua sắm mới các dây chuyền thiết bị, các nhà xưởng phục vụ cho các dây chuyền cũng được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Công ty còn tiến hành tu sửa, xây mới hệ thống văn phòng làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý, cải tạo hệ thống tường rào bảo vệ, cổng điện tử, khu nhà bảo vệ khiến cho bộ mặt của công ty ngày càng khang trang hơn
2.2.2.2. Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ
Đối với công ty xây dựng thì máy móc thiết bị là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng, là một trọng những điều kiện tiên quyết để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu. Nếu công ty nào sở hữu máy móc càng tân tiến hiện đại thì khả năng thắng thầu càng lớn và chất lượng công trình càng được nâng cao. Tình hình máy móc thiết bị của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5: Các công nghệ đang được sử dụng tại công ty
STT Tên thiết bị Số lượng Thông số kỉ thuật Sản xuất
I Thiết bị đóng,ép cọc
1 Búa diezel D50 2 5 tấn Japan
2 Búa diezel D65 1 3.5 tấn Japan
3 Búa thủy lựcKobelko 1 6 tấn Japan
4 Máy ép cọc thủy lực 1 140 tấn Việt Nam
II Thiết bị khoan cắt
1 Máy khoan đá loại lớn 2 Mũi khoan 3m Trung quốc
2 Máy cắt, mài 2 Việt Nam
III Các máy khác
1 Máy dầm bê tông 10 1.5kw Japan
3 Xe kamaz 20 10 tấn Japan
4 Máy xay đá 2 100 khối/ngày Trung quốc
5 Máy đào kobe 320 5 1.2 khối Nhật Bản
6 Máy lu liugoong 2 10 tấn Trung quốc
7 Máy trộn bê tông 5 4 khối Liên Xô
8 Trạm trộn 1 80 khối/giờ Ý
9 Máy vi tinh (Deskop) 10 Dell Core i3 Mỹ
10 Photo 5 LP 2900 Mỹ
11 Máy xúc lật 2 5 khối Nhật Bản
12 Máy ủi cate 3 Mỹ
13 Máy trộn mini 10 1 khối Trung Quốc
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Do đặc trưng của ngành xây dựng thi công chủ yếu dựa trên công suất máy móc thiết bị, nên công ty nào có hệ thống thiết bị tiên tiến thì sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh. Qua bảng 2.5. Ta thấy : năng lực máy móc thiết bị công ty khá lớn cả về số lượng và chủng loại, hiện tại công ty có rất nhiều các loại máy móc thiết bị khác nhau, công suất trung bình của mỗi loại cũng tương đối cao nên đảm bảo thi công hoàn thành công trình theo đúng tiến độ, tạo điều kiện cho công ty có thể tham gia nhiều công trình cùng một lúc, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Qua 4 năm đi vào hoạt động công ty đã trang bị thêm rất nhiều máy móc thiết bị, thực hiện cải tiến và hiện đại hóa hệ thống máy móc của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thi công các công trình. Đây chính là một ưu thế lớn cho công ty trong cuộc chạy đua với các đối thủ khác.
+ Công tác quản lí máy móc thiết bị.
Công ty dựa vào nhiệm vụ sản xuất của từng bộ phận trực tiếp sản xuất để giao quản lí, sử dụng máy móc thiết bị, khấu hao sửa chữa máy móc thiết bị theo quy chế khoán nội bộ của đơn vị. Bên cạnh việc phân giao máy móc thi công, công ty còn quan tâm đến việc trang bị cho các phòng nghiệp vụ các thiết bị để phục vụ cho công tác được thuận lợi như: máy in, máy vi tính, máy fax, điện thoại…
Ngoài ra công ty còn sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp như: phần mềm kế toán, phần mềm đồ họa autocard…nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cho cán bộ công nhân viên.
Bảng 2.6: Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ
STT Chỉ tiêu Đ/vị tính 2010 2011 2012 2013
2 Vốn đầu tư mua sắm
MMTB và CN Tỷ đồng 1,6579 1,9088 1,5584 1,3019
3 Tỷ trọng % 63,55 69,82 53,86 42
Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư - công ty TNHH phát triển vùng cao Nhìn vào bảng số liệu cho thấy trong 2 năm 2010 và 2011 công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị khá lớn là 1,6579 tỷ đồng và 1,9088 tỷ đồng. Vốn đầu tư trong 2 năm 2012 và 2013 giảm đáng kể, do công ty hiện đang có kế hoạch di chuyển địa điểm đầu tư tới một nơi khác thuận lợi hơn nên có kế hoạch di chuyển máy móc thiết bị sẵn có chứ không đầu tư mới vì đã đầu tư ở năm 2010.
Tỷ trọng đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ của công ty chiếm đáng kể trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Trung bình giai đoạn 2010 - 2013 tỷ trọng này khoảng 57 %. Tuy vậy tỷ trọng này có xu hướng giảm dần. Năm 2010 tỷ trọng là 63,55 % năm 2011 là 69,82% và giảm dần xuống còn 53,82% và 42% tương ứng trong 2 năm 2012 và 2013. Đó là trong 2 năm 2010 và 2011 công ty tập trung đẩy mạnh đầu tư mua mới các dây chuyền sản xuất hiện đại phục vụ sản xuất, còn 2 năm gần đây do tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản cho dự án của công ty nên tỷ trọng đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ có giảm đi. Các dây chuyền sản xuất đã được đầu tư các năm trước hiện đang phát huy hiệu quả rất tích cực.
2.2.2.3. Đầu tư nguồn nhân lực
Đến cuối năm 2013 công ty đã có 154 lao động với cơ cấu
Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số LĐ (người) (%) Số LĐ (người (%) Số LĐ (người) (%) 1. Tổng số LĐ 120 100 134 100 154 100 2. Theo trình độ LĐ Đại học, cao đẳng 11 9,1% 14 10,4% 20 12,8% Trung cấp 20 16,6% 25 18,65% 32 21,1% Phổ thông 89 74,3% 95 70,95% 102 66,1% 3. Theo giới tính Nam 105 87,5% 115 85,8% 129 82,6%
Nữ 15 12,5% 19 14,2% 25 17,4% Nguồn: Phòng quản lí nhân sự
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn lao động theo cấp bậc (Tính đến cuối năm 2013)
STT Cán bộ công nhân viên Số lượng
1 Cán bộ quản lí 8
2 Cán bộ kĩ thuật và văn phòng 15
3 Công nhân kĩ thuật 90
4 Lao động phổ thông 41
Tổng cộng 154
Nguồn: Phòng quản lí nhân sự
Biểu đồ 2.1. Tình hình sử dụng lao động của công ty
Trong xã hội bất kỳ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào cũng phải cần đến lao động. Vì lao động sẽ tạo ra của cải xã hội, xây dựng nên thu nhập của doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng lao động một cách tốt nhất, hiệu quả nhất Công ty TNHH Phát Triển Vùng Cao không ngừng quan tâm tới thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó chú ý chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các công nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như tay nghề trong sản xuất kinh doanh nhằm mang lại ổn định trong đời sống của công nhân viên. Đó là những yếu tố hàng đầu để duy trì sản xuất và sự phát triển không ngừng của Công ty.
Tuyển dụng: Công ty có sự đầu tư vào nguồn nhân lực ngay từ khâu tuyển dụng. Đối với những cán bộ quản lí hay nhân viên kĩ thuật, công ty lựa chọn những người có trình độ chuyên môn cao và có kinh ngiệm. Đối với bộ phận công nhân,
công ty có sự lựa chọn khá kĩ trong khâu tuyển dụng. Nhiều công nhân có tay nghề cao, công nhân phải có sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu của công việc khá nặng nhọc. Bên cạnh đó công nhân phải là những người có khả năng thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc theo yêu cầu của từng công trình.
Đào tạo: Công tác đào tạo của Công ty chủ yếu là đào tạo lực lượng công nhân xây dựng để có tay nghề ngày càng cao. Công ty thực hiện bằng cách phân chia trong các tổ công nhân đều có những người có tay nghề cao và có kinh nghiệm để quản lí, hướng dẫn, chỉ bảo trực tiếp những người còn lại, từ đó nâng cao tay nghề cho tất cả mọi người trong tổ, trong công ty.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn và sử dụng