Nguyên nhân của những hạn chế :

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH phát triển vùng cao (Trang 47 - 50)

5. Kết cấu luận văn

2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế :

+ Nguyên nhân khách quan :

- Do ở nước ta thị trường vốn mới bắt đầu phát triển trong khi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp ngày càng lớn. Các doanh nghiệp chủ yếu vay từ các

ngân hàng , thủ tục cho vay của ngân hàng đã cải cách giảm thiểu nhiều khâu theo quy chế "một cửa" nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập, rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cung cấp vốn kịp thời cho việc thi công các công trình, làm cho nhiều dự án đang thi công dở dang phải dừng lại vì không đủ vốn.

- Khi Việt Nam chính thức trở thành t h à n h viên của WTO thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải điều chỉnh, sửa đổi hệ thống luật cho phù hợp thông lệ quốc tế, nhất là luật Đầu tư .Sân chơi chung này đã mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội trong một môi trường hoạt động thông thoáng,công bằng, bình đẳng hơn, song nó cũng tạo ra một đấu trường cạnh tranh nóng bỏng và quyết liệt hơn. Các công ty, doanh nghiệp Nhà nước trước đây thường có tư tưởng ỷ lại vì được bảo hộ, còn các doanh nghiệp tư nhân thì đa số là vừa và nhỏ, cộng với năng lực cạnh tranh chưa cao, trong khi đó các doanh nghiệp có vốn nước ngoài thì lại có tiềm lực rất mạnh hơn hẳn chúng ta cả về tài chính, kỹ thuật công nghệ, trình độ nhân lực, kinh nghiệm thi công các công trình mang tính phức tạp , đòi hỏi kỹ thuật cao. Đây chính là điểm mấu chốt làm tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường xây lắp

+ Nguyên nhân chủ quan:

Tất cả những nguyên nhân trên chỉ là yếu tố gián tiếp có tác động vĩ mô lên toàn ngành, và công ty cũng không nằm ngoài số đó. Nhưng nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến công ty lại chính là những yếu điểm bên trong công ty. Cụ thể:

- Do chưa biết sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực đầu vào, gây lãng phí và tăng chi phí không cần thiết như: hao hụt nguyên vật liệu lớn, gánh nặng lãi vay, thiết bị lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh...làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của công ty .

- Đa phần máy móc của công ty đều đã c ũ và được nhập vào những năm 90 từ Trung Quốc , Liên Xô cũ , Nhật …do đó đã không còn phù hợp việc thi công các công trình hiện đại. Trong khi tiềm lực tài chính của công ty còn yếu kém không đủ khả năng để đầu tư hệ thống máy móc công nghệ mới vốn rất đắt đỏ. Mặt dù công ty cũng đã có kế hoạch đầu tư cải tiến , nâng cấp máy

móc thiết bị nhưng chỉ làm với quy mô nhỏ, do vậy năng lực máy móc công ty vẫn còn khá thấp.

- Tình trạng thu hồi vốn chậm là do sau khi bàn giao và thanh quyết toán các công trình của công ty chủ đầu tư không thanh toán hết , chủ yếu là do ngân sách nhà nước thiếu vốn .

- Ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ công nhân viên còn thấp là do cơ chế và phương pháp quản lý của công ty còn nặng tính bao cấp, cứng nhắc, làm giảm tính năng động, sáng tạo và khả năng tự quyết của các cá nhân gây mất cơ hội cho công ty. Mặt khác công tác quản lý chất lượng công trình còn kém là do hoạt động này chưa được quán triệt rộng rãi trong công ty và khi thực hiện còn chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong mọi khâu. Nhiều cán bộ không giám sát chặt chẽ, bỏ sót một vài khâu, không thực hiện đúng tiến độ thi công các công trình làm tăng chi phí và giảm uy tín của công ty .

- Công tác đào tạo trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đã được công ty quan tâm nhiều, nhưng chế độ đãi ngộ và đề bạt trong công ty còn chưa thoả đáng chính vì vậy đã làm giảm năng lực phấn đấu vươn lên của cá nhân, do vậy trình độ của cán bộ tuy đã có nhưng lại không được phát huy thì kết quả là năng lực cạnh tranh của công ty cũng giảm theo.

- Công tác Marketing còn chưa hiệu quả là do nó là hoạt động còn khá mới mẻ với công ty, nên chưa có kinh nghiệm tổ chức thực hiện hiệu quả, tài chính hạn chế nên đầu tư vào lĩnh vực này thấp. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ Marketing lại khá bị động và thiếu kiến thức chuyên môn, do còn mang nặng tư tưởng tập trung bao cấp, không chịu tìm hiểu và cập nhật thông tin thị trường .

- Công tác thương hiệu chưa được Cty quan tâm nhiều .

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÙNG CAO.

3.1 Định hướng phát triển và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty :

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH phát triển vùng cao (Trang 47 - 50)