8. Những nội dung nghiên cứu chính
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh
hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Mục đích của biện pháp
Qua kiểm tra, đánh giá giám đốc trung tâm nắm đƣợc những thông tin phản hồi cần thiết, mối liên kết giữa cấp quản lý và đội ngũ giáo viên. Giám đốc trung tâm kiểm tra, đánh giá để nhận định thực trạng của trung tâm, năng lực nghề nghiệp của giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên phù hợp. Qua công tác kiểm tra đánh giá giúp giáo viên tăng cƣờng ý thức trong các hoạt động để từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục. Thực hiện kiểm tra, đánh giá để khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi giáo viên, giúp giáo viên phát huy những mặt tích cực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70
Nội dung và cách thực hiện
Kiểm tra, đánh giá đƣợc thực hiện toàn diện trên tất cả các mặt, sử dụng đồng bộ với tất cả các đối tƣợng. Đồng thời kiểm tra, đánh giá trên mọi phƣơng diện nhƣ việc đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp học, sử dụng các phƣơng tiện dạy học. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên phải căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp về nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị.
Phải làm cho các cấp quản lý và mỗi giáo viên trong trung tâm nhận thức đầy đủ về vai trò của công tác bồi dƣỡng giáo viên trong toàn bộ công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên nói riêng và công tác quản lý của trung tâm nói chung. Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo viên tại trung tâm sẽ giúp quá trình đánh giá có cơ sở khoa học, khách quan, chính xác, thống nhất, hiên đại và hội nhập.
Đánh giá phải đúng thực chất và mục đích, chú trọng đến kết quả hoạt động của giáo viên trong trung tâm. Đánh giá giáo viên trong trung tâm phải căn cứ vào mức độ đạt đƣợc các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp và khả năng phát triển trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc đƣợc giao.
Kiểm tra, đánh giá phải thƣờng xuyên liên tục, toàn diện và thống nhất, sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp, hình thức kiểm tra để đánh giá toàn diện sự phát triển năng lực của giáo viên.
Trong quá trình kiểm tra đánh giá, việc tạo điều kiện cho càng nhiều ngƣời tham gia thì thông tin thu đƣợc càng phong phú và khách quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71
Kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng khuyến khích sự phát triển. Muốn vậy công tác kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính công khai, công bằng và dân chủ.
Quy trình đánh giá giáo viên cần đƣợc tiến hành theo trình tự sau: - Giáo viên tự đánh giá: cá nhân giáo viên tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo nội dung đánh giá.
- Tập thể giáo viên đánh giá: tổ bộ môn tham gia, góp ý và ghi nhận xét của tổ vào bảng tự nhận xét, đánh giá của cá nhân giáo viên tổ mình.
- Thu thập thông tin phản hồi từ phía học viên là việc làm mới, đây là hoạt động cần tiến hành một cách khoa học, thận trọng và khách quan. Thông tin từ phái học sinh có thể thực hiện qua các kênh, phân tích kết quả rèn luyện học tập của học sinh, thu thập ý kiến của học sinh qua phiếu hỏi, …
- Giám đốc trung tâm trực tiếp đánh giá, xếp loại giáo viên theo từng nội dung đánh giá, sau khi tham khảo ý kiến nhận xét của tổ bộ môn, các đối tƣợng liên quan và học sinh, giám đốc trung tâm công khai kết quả phân loại giáo viên trong trung tâm và gửi báo cáo về Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng. Giám đốc trung tâm ghi rõ kết quả đánh giá, xếp loại vào bảng tự đánh giá của giáo viên, lƣu hàng năm vào hồ sơ cán bộ của giáo viên.
Căn cứ kết quả đánh giá, giám đốc trung tâm biết rõ năng lực nghề nghiệp của ngƣời giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên một cách phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72