Giáo dục thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên quận Hải An thành phố Hải Phòng (Trang 33 - 102)

8. Những nội dung nghiên cứu chính

1.3. Giáo dục thƣờng xuyên

1.3.1. Giáo dục thường xuyên và dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo “Từ điển giáo dục học” GDTX là nhằm giúp mọi ngƣời đƣợc học liên tục, học suốt đời để mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24

Giáo dục thƣờng xuyên đƣợc tổ chức thành các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, bao gồm:

- Trung tâm GDTX của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là Trung tâm GDTX cấp tỉnh).

- Trung tâm GDTX của các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Trung tâm GDTX cấp huyện).

- Trung tâm giáo dục cộng đồng đƣợc tổ chức tại các xã, phƣờng, thị trấn gọi chung là cấp xã).

- Trung tâm GDTX cấp huyện là một cơ sở giáo dục thu hút các tầng lớp nhân dân trong huyện đến học tập đáp ứng yêu cầu về giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng.

1.3.2. Vai trò, vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo viên Trung tâm Dạy nghề và GDTX nghề và GDTX

- Tổ chức thực hiện các chƣơng trình giáo dục:

+ Chƣơng trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

+ Chƣơng trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của ngƣời học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

+ Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chƣơng trình bồi dƣỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ; chƣơng trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phƣơng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25

+ Chƣơng trình giáo dục cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. - Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phƣơng việc tổ chức các chƣơng trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tƣợng.

- Tổ chức các lớp học theo các chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này dành riêng cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách xã hội, ngƣời tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phƣơng.

- Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

- Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thƣờng xuyên.

1.4. Định hƣớng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở bậc giáo dục phổ thông và thƣờng xuyên

1.4.1. Nghị quyết TW 8 về mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phƣơng thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hƣớng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trƣờng lao động trong nƣớc và quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26

Đối với giáo dục thƣờng xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi ngƣời, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tƣợng chính sách đƣợc học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lƣợng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lƣới cơ sở giáo dục thƣờng xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

1.4.2. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy nghề và GDTX

* Chuẩn là mẫu lý thuyết có tính chất nguyên tắc, tính công khai và tính xã hội hoá đƣợc đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn; Chuẩn bao gồm những yêu cầu, tiêu chí, quy định kết hợp lôgic với nhau một cách xác định, đƣợc làm công cụ xác minh sự vật, làm thƣớc đo - đánh giá hoặc so sánh khuynh hƣớng điều chỉnh những sự vật theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể sử dụng công việc, sản phẩm hay dịch vụ.

* Quy định về chuẩn hoá

Mục đích ban hành quy định Chuẩn n

đạt nghiệp

.

* Các nội dung của Chuẩn nghề nghiệp

ợn ận văn đó là chuẩn năng lực dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27

* Các vấn đề chuẩn hoá của năng lực dạy học

+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy.

+ Đảm bảo kiến thức môn học, đảm bảo chƣơng trình môn học.

+ Vận dụng các phƣơng pháp dạy học; Sử dụng các phƣơng tiện dạy học; Xây dựng môi trƣờng học tập.

+ Quản lý hồ sơ dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1.4.3. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Giáo dục thường xuyên theo quy định hiện hành

Để tạo hành lang pháp lý cho BDTX giáo dục thƣờng xuyên, Quy chế BDTX giáo viên giáo dục thƣờng xuyên đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành ngày 10 tháng 7 năm 2012 (Thông tƣ số 26 /2012/TT- BGDĐT). Theo tinh thần quy chế, triển khai công tác BDTX đƣợc thực hiện kết hợp theo cả hai hƣớng là từ trên xuống và từ dƣới lên. Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT chỉ đạo các nội dung bắt buộc nhằm phát triển giáo dục của ngành, địa phƣơng nhƣng trong đó giáo viên vẫn đƣợc đề xuất và lựa chọn nội dung BDTX theo nhu cầu phát triển chuyên môn liên tục của cá nhân mỗi giáo viên, hỗ trợ họ nâng cao mức độ đáp ứng so với Chuẩn nghề nghiệp và phát triển chuyên môn liên tục (phần chung bắt buộc và phần riêng theo nhu cầu của mỗi giáo viên).

Mỗi giáo viên phải bồi dƣỡng 120 tiết/ năm học, với 3 khối kiến thức chính tập trung vào (i) phát triển năng lực chuyên môn theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn và thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học với dung lƣợng chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28

khoảng 25% chƣơng trình (khoảng 30 tiết/ năm học) (ii) tăng cƣờng năng lực cho giáo viên trong việc hiện các nhiệm vụ giáo dục theo cấp học ở từng địa phƣơng với dung lƣợng khoảng 25% chƣơng trình (khoảng 30 tiết/ năm học) và phát triển các năng lực lao động nghề nghiệp cho giáo viên để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp với dung lƣợng khoảng 50% (khoảng 60 tiết/ năm học).

Song song với việc quy định về nội dung, hình thức, tài liệu, báo cáo viên, điều kiện và yêu cầu đối với các đơn vị tham gia BDTX giáo viên, công tác đánh giá kết quả BDTX giáo viên cũng đƣợc đổi mới so với các chu kỳ BDTX trƣớc đây. Đánh giá kết quả BDTX giáo viên đã đƣợc quy định theo hƣớng sử dụng kết hợp các hình thức đánh giá đang đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay nhƣ hình thức đánh giá quá trình (formative assessment) và đánh giá kết thúc (summative assessment). Các hình thức đánh giá này đƣợc quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 13 của Quy chế và địa phƣơng/ đơn vị thực hiện BDTX giáo viên có thể lựa chọn hình thức đánh giá kết quả BDTX giáo viên sao cho phù hợp với đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp BDTX (theo điểm c Khoản 1 Điều 13). Việc sử dụng hình thức đánh giá phù hợp với giáo viên từng cấp học cũng nhƣ nội dung, phƣơng pháp BDTX khác nhau sẽ cho phép đánh giá kết quả BDTX giáo viên đƣợc chính xác, công bằng. Giáo viên đƣợc cấp giấy chứng nhận công nhận kết quả BDTX mỗi năm học khi họ có kết quả các nội dung BDTX đã đƣợc phê duyệt trong kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch BDTX hằng năm. Kết quả đánh giá BDTX giáo viên đƣợc lƣu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29

1.5. Nội hàm và một số vấn đề cấp thiết của quản lý bồi dưỡng giáo

viên GDTX

1.5.1. Nội hàm của quản lý bồi dưỡng giáo viên tại Trung tâm GDTX đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Quản lý bồi dƣỡng giáo viên tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên là tập hợp các tác động của chủ thể (Giám đốc) đến các yếu tố, các thành phần tham gia vào hoạt động bồi dƣỡng, các quá trình cấu thành hoạt động bồi dƣỡng nhằm bổ sung kiến thức, năng lực giáo dục cho giáo viên để đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

1.5.2. Một số vấn đề cấp thiết trong bồi dưỡng giáo viên Trung tâm GDTX

a. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Dựa vào tình hình trong và ngoài Trung tâm, dựa vào tình hình đội ngũ của Trung tâm, giám đốc phải xây dựng đƣợc kế hoạch cho từng nội dung bồi dƣỡng. Phải tổ chức chặt chẽ, nêu rõ mục đích, yêu cầu, phƣơng pháp thực hiện, phân công đúng ngƣời, đúng việc và cấp kinh phí cho hoạt động bồi dƣỡng. Luôn đôn đốc kiểm tra, điều chỉnh, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời.

b. Ngƣời quản lý phải nắm đƣợc đặc điểm cơ bản của tập thể sƣ phạm, đội ngũ giáo viên.

c. Đảm bảo chế độ chính sách cho hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong tập thể sƣ phạm.

d. Bồi dƣỡng năng lực giáo viên đảm bảo theo nhu cầu tự nguyện của giáo viên. Xây dựng bầu không khí, tạo cơ hội bồi dƣỡng trong tập thể đội ngũ giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30

viên. Đó là những buổi sinh hoạt tập thể, những chuyến tham quan, nghỉ mát, hội thảo, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng giáo viên.

1.5.3. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, toàn diện, thực tiễn, khả thi

Để các giải pháp đề xuất đảm bảo tính khả thi, khả năng sử dụng hiệu quả vào thực tiễn quản lý, chúng tôi dựa vào các nguyên tắc:

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp đề xuất phải hƣớng vào việc phát triển đội ngũ giáo viên ổn định về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, gắn chất lƣợng đội ngũ giáo viên với việc đổi mới giáo dục.

- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện: Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Muốn đảm bảo tính toàn diện đòi hỏi các giải pháp đƣợc đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý giáo viên, đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính sách cũng nhƣ những điều kiện đảm bảo cho hoạt động sƣ phạm của giáo viên.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: Các giải pháp phải thể hiện đƣợc sự cụ thể hoá đƣờng lối, phƣơng châm giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nƣớc và phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy trƣớc hết phải xuất phát từ những định hƣớng về chiến lƣợc phát triển giáo dục hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai gần. Các giải pháp cụ thể thực hiện chiến lƣợc, trong đó việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý là một trong những yếu tố cấp bách cần đƣợc tập trung giải quyết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31

- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Yêu cầu này đòi hỏi các giải pháp phát triển đội ngũ phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, đƣợc xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế bảo đảm tính khả thi cao.

Các giải pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện.

Các giải pháp đƣợc tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và đƣợc điều chỉnh, cải tiến thƣờng xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.

1.6. Nội dung quản lý bồi dƣỡng giáo viên GDTX

1.6.1. Xác định nội dung bồi dưỡng giáo viên GDTX

Nội dung bồi dƣỡng giáo viên GD TX cần đƣợc xác định trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tình hình thực tiễn phải đảm bảo nâng cao đƣợc năng lực giáo dục toàn diện cho ngƣời học, một số nội dung cơ bản bao gồm: - . - . - . - . - .

1.6.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng

Khi xây dựng kế hoạch quản lý bồi dƣỡng giáo viên GDTX, ngƣời giám đốc cần lƣu ý đến các yếu tố cầu thành kế hoạch quản lý bao gồm: các dự kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32

về mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt tới, tiến độ về thời gian, mô hình hoá nội dung công việc.

Kế hoạch có thể là các chƣơng trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu đƣợc sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bƣớc thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt đƣợc một mục tiêu, chỉ tiêu đã đƣợc đề ra. Thông thƣờng kế hoạch đƣợc hiểu nhƣ là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó ta hy vọng sẽ đạt đƣợc mục tiêu. Nói đến kế hoạch là nói đến những ngƣời vạch ra mà không làm nhƣng họ góp phần vào kết quả đạt đƣợc nhƣ bản kế hoạch đề ra.

Một kế hoạch thành công yêu cầu phải xác định đƣợc:

- Địa điểm, không gian thực hiện kế hoạch, nơi bố trí, tập kết nguồn lực thực hiện kế hoạch.

- Thời gian thực hiện kế hoạch: Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời gian điều chỉnh thực hiện kế hoạch. Cần xác định đƣợc mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc nhƣ công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhƣng khẩn cấp, công việc quan trọng nhƣng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp.

- Chủ thể, đối tượng thực hiện kế hoạch: Gồm chủ thể thực hiện kế hoạch, chủ thể phối hợp, hỗ trợ thực hiện kế hoạch, chủ thể kiểm tra, giám sát, báo cáo thực hiện kế hoạch và chủ thể chịu trách nhiệm cho kế hoạch. Cùng với việc lập kế hoạch, thì cần phải theo dõi kế hoạch đã đặt ra nhất là đối với kế hoạch có sự tham gia của nhiều ngƣời, nhiều bộ phận thì phải có ngƣời theo dõi và kết nối từng đơn vị lại với nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33

1.6.3. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

- Tổ chức: sử dụng một cách tối ƣu các nguồn lực đƣợc yêu cầu để thực hiện kế hoạch.

- Bố trí nhân lực: phân tích công việc, sử dụng và phân công từng cá nhân cho t`ừng công việc thích hợp.

1.6.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Trong chỉ đạo triển khai kế hoạch ngƣời giám đốc phải:

- Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tƣơng lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau...) và lên các kế hoạch hành động.

- Lãnh đạo, động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt đƣợc các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức).

- Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ đƣợc thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).

Để việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao, ngƣời giám đốc cần

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên quận Hải An thành phố Hải Phòng (Trang 33 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)