Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu âng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam, chi nhánh hà tây (Trang 72 - 74)

62

Nhân tố con người luôn là nhân tố trung tâm, trong hoạt động tín dụng cũng vậy. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp cận các yêu cầu vay vốn, đại diện cho ngân hàng tiến hành thẩm tra cho vay, do đó, đóng vai trò quan trọng đến quyết định có cho vay hay không, cho vay như thế nào, quyết định đến chất lượng cho vay. Vì thế, đào tạo cán bộ tín dụng về cả trình độ nghiệp vụ và tư cách đạo đức là việc làm cần thiết, thường xuyên.

-Về trình độ nghiệp vụ: Để mở rộng và phát triển hoạt động cho vay, trước hết chi nhánh cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý, đồng bộ, xây dựng tập thể cán bộ đoàn kết, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao. Tại chi nhánh, không có bộ phận thẩm định riêng, cán bộ tín dụng đồng thời kiêm cán bộ thẩm định cho nên, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho vay, cần tiếp tục thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về chế độ kế toán mới, phương pháp kỹ thuật thẩm định dự án, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, bổ sung các kiến thức về pháp luật, chính sách, chủ trương của Nhà nước, các kiến thức chuyên ngành... Nhất là hiện nay, hoạt động hỗ trợ khách hàng vay vốn ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng cho vay, cho nên, cán bộ tín dụng cần phải liên tục bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên ngành trên nhiều lĩnh vực hoạt động của khách hàng, để có thể hỗ trợ khách hàng hiệu quả nhất, mang lại những khoản vay có chất lượng.

- Về tư cách đạo đức nghề nghiệp: Chi nhánh cần phát huy hơn nữa các phong trào nêu gương tốt tại đơn vị thông qua chính sách khen thưởng, khuyến khích thoả đáng, đồng thời điều chỉnh những hành vi không đúng của một bộ phận cán bộ. Việc tạo được một đội ngũ cán bộ vừa có năng lực, vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt, cùng đồng sức vì sự phát triển của ngân hàng là điều kiện đầu tiên mang lại thành công cho ngân hàng, trong đó, có thành công trong hoạt động cho vay ngắn hạn.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng cần tăng cường.Là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của ngân hàng, công tác này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, trong đó có cho vay ngắn hạn. Việc kiểm tra, kiểm soát ở đây không chỉ đơn thuần là kiểm tra theo các số liệu, chỉ tiêu, mà quan trọng hơn, là kiểm tra tính tuân thủ quy chế, quy định, quy trình cho vay của các cán bộ tín dụng, đảm bảo họ làm việc theo đúng pháp luật, trên cơ sở lợi ích của ngân hàng kết hợp với lợi ích khách hàng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản vay để thu hồi nợ về đúng hạn. Việc kiểm tra này cần được coi là hoạt động tự giác, khách quan. Có như vậy, việc kiểm tra, kiểm soát mới thực sự có ý nghĩa điều chỉnh kịp thời hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay ngắn hạn.

3.2.7.Thực hiện marketing ngân hàng hiệu quả

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, trong lĩnh vực NH, việc tìm được thế mạnh riêng bằng chât lượng hoạt động là vấn đề quan tâm của mọi

NH.Xây dựng được một chính sách marketing hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng cho vay là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh cho NH.

- Xác định rõ đối tượng KH mà NH muốn tập trung đến để từ đó đưa ra những sản phẩm cụ thể, phù hợp với nhu cầu của KH. Việc xác định đúng đối tượng KH mong muốn hướng tới còn giúp NH trong việc tiến hành định giá một cách chính xác các sản phẩm ứng với các phân khúc thị trường mà chúng được mang đến với người sử dụng, cũng như kênh phân phối sản phẩm và các hình thức quảng cáo tiếp thị sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

- Tìm hiểu nhu cầu và những mong muốn của KH cũng hết sức quan trọng, KH luôn muốn lựa chọn những sản phẩm gần với nhu cầu của họ nhất, dễ sử dụng và có nhiều tiện ích đi kèm. Đây là cơ hội để các NH có thể tối ưu hóa các sản phẩm của mình để bán chéo các sản phẩm dịch vụ.NH có thể nghiên cứu độc lập hoặc thông qua các tổ chức nghiên cứu thị trường khác để có sự đánh giá khách quan về nhu cầu của KH.

- Lập kế hoạch Marketing cụ thể mà NH cần hướng tới. Việc lập ra kế hoạch marketing không chỉ giúp các NH chủ động với những thay đổi của thị trường mà còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động marketing sau này.

- Có sự đầu tư hơn nữa về tài chính, con người. Marketing là cả một quá trình và kết quả của việc đầu tư cho Marketing mang lại là rất lớn. Hạn chế của NHTM của Việt Nam so với các NHTM nước ngoài khác trong Marketing là sự đầu tư về tài chính, con người còn hạn chế nên kết quả mang lại nhiều khi chưa đạt được kỳ vọng đề ra của NH.

- NH cần đưa ra các phương pháp để đánh giá, đo lường hiệu quả của hoạt động marketing. Điều này không chỉ giúp NH có thể mạnh dạn đưa ra những chiến dịch Marketing hiệu quả trong tương lai mà còn giúp ngân hàng loại bỏ những hoạt động marketing không phù hợp, không mang lại hiệu quả cho NH.

Một phần của tài liệu âng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam, chi nhánh hà tây (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)