Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây
2.2.1. Quy trình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây Việt Nam chi nhánh Hà Tây
Hình thức mà NH cung cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu hiện nay là cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu về thanh toán mua nguyên vật liệu cho nhà cung cấp, tài trợ nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho,…Các bước trong quy trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng như sau:
Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn gồm hồ sơ về pháp lý, hồ sơ về khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay như các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu quy định của Techcombank)
- Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền cấp. - Các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… của 3 năm gần đây hoặc của kỳ gần nhất đối với các doanh nghiệp mới thành lập.
- Phương án sản xuất kinh doanh
- Các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp và giá trị của tài sản đảm bảo nợ vay. Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng
Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng, CBTD sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ xem có đầy đủ chưa? Nếu thấy thiếu thì yêu cầu khách hàng bổ sung thêm. Tiếp theo để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp thì CBTD sẽ phải xuống cơ sở kinh doanh của khách hàng. Qua quá trình quan sát và trao đổi với khách hàng CBTD sẽ biết thêm về tình hình hoạt động kinh doanh, tính cách, tinh thần trách nhiệm của khách hàng đối với khoản nợ vay.
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
- Sau khi nghiên cứu, thẩm định và lập tờ trình xong CBTD gửi toàn bộ hồ sơ vay vốn cho trưởng phòng tín dụng kiểm tra.
- Trưởng phòng tín dụng nhận hồ sơ vay, sau khi xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình với các ý chính như: đồng ý cho vay hay không, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay…trình cho lãnh đạo duyệt.
- Lãnh đạo xem xét lại hồ sơ và ra quyết định - Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định Bước 4: Giải ngân
- CBTD sau khi xem xét hồ sơ nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình trưởng phòng tín dụng.
- Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD.
Nếu đồng ý thì ký trình lãnh đạo.Nếu chưa phù hợp, yêu cầu CBTD chỉnh sữa. Nếu không đồng ý thì ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định. Lãnh đạo kiểm tra lại điều kiện giải ngân và ra quyết định: đồng ý ký duyệt; yêu cầu chỉnh sửa lại; không đồng ý và ghi rõ lý do.
Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
Thu nợ
Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. KH có thể trả nợ trước hạn nhưng phải thông báo trước cho ngân hàng và phải chủ động trả nợ NH khi đến hạn.
Thu lãi
- Việc thu lãi được tiến hành hàng tháng hoặc thu hồi một lần cùng với nợ gốc tùy theo kỳ hạn nợ.
- Trường hợp cho vay theo hạn mức thì việc thu lãi được thực hiện hàng tháng, vào ngày cuối tháng.
36
- Nếu khách hàng vay chưa trả được lãi khi đến hạn thì NH tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần, không nhập lãi vào nợ gốc. Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan thì giám đốc NH sẽ xem xét miễn, giảm lãi đối với KH vay.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng - Tất toán khoản vay.
Thời hạn hiệu lực của HĐTD theo thỏa thuận trong HĐTD đã ký kết. Khi bên vay đã trả xong nợ gốc và lãi thì HĐTD đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng.Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và sau đó trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.