Đa dạng hóa các phương thức cho vayngắn hạn

Một phần của tài liệu âng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam, chi nhánh hà tây (Trang 69 - 71)

Sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu về vốn ngày càng phức tạp và đa dạng.Để mở rộng hoạt động cho vay và nâng cao hiệu quả, NH cần thiết phải đáp ứng được chi tiết các nhu cầu đó.Để nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn, trước hết phải đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của vay ngắn hạn. Do đó, đa dạng hóa phương thức cho vay là điều kiện cần để đạt được chất lượng cho vay. Bên cạnh hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng chủ yếu tại Chi nhánh, cần phát triển các phương thức khác.

Một trong những phương thức Chi nhánh có thể áp dụng là cho vay luân chuyển.Tại Chi nhánh Techcombank Hà Tây, một bộ phận lớn KH kinh doanh trong

lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến. Đối với những KH này, Chi nhánh hiện vẫn đang phát triển hai phương thức cho vay ngắn hạn là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức. Tuy nhiên, đối với những KH có quan hệ tín dụng thường xuyên với Chi nhánh thì phương thức cho vay từng lần tỏ ra tốn kém về thời gian và chi phí cho KH, không nên áp dụng. Phương thức cho vay theo hạn mức hiện đang được áp dụng tỏ ra phù hợp hơn. Nhưng việc kiểm soát khoản vay trong trường hợp này là khó khan đối với NH. Các khoản vay theo hạn mức tín dụng không tách biệt, Nh khó kiểm soát chi tiết từng khoản vay, cho nên có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Trong khi đó, cho vay theo phương thức luân chuyển đòi hỏi người vay phải xuất trình các chứng từ hợp pháp, hợp lệ về hàng hóa đã nhập thì mới được nhận tiền. Việc cho vay căn cứ vào lượng giá trị hàng hóa thực nhập như vậy không chỉ hỗ trợ vốn kịp thời cho KH, không tốn kém nhiều thời gian và chi phí mà còn định hướng cho số tiền cho vay của NH được sử dụng đúng mục đích.

Một phương thức hiệu quả khác là chiết khấu thương phiếu. Đối với NH, đây là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn ít rủi ro, vì NH luôn nắm trái quyền đòi nợ chính ở các giấy tờ có giá. Nếu trường hợp NH không thu hồi được nợ của người phát hành, thì có thể truy đòi ở những người liên đới hoặc có thể đem tái chiết khấu tại NHNN khi chứng từ đến hạn thanh toán. Ưu điểm nổi trội của phương thức chiết khấu là chứng từ được chiết khấu thường có tính thanh khoản cao, thậm chí gần như tiền mặt. Việc thực hiện nghiệp vụ này tạo ra một khoản thu nhập NH, đồng thời tạo nên những tài khoản có tính thanh khoản cao. Với thời hạn ngắn, an toàn cao, đây là một phương thức cho vay ngắn hạn tốt.

Ngoài ra, khi chiết khấu chứng từ có giá, các DN thường ghi tăng tài khoản tiền gửi của mình tại NH để thực hiện thanh toán.Khoản lãi mà NH trả cho số tiền này chỉ là lãi suất tiền gửi thanh toán – chi phí mà NH phải trả là nhỏ. Số tiền này có thể chưa được sử dụng toàn bộ, và như vậy, nguồn vốn của NH lại tăng lên.

Hiện nay, Chi nhánh cũng đã thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá, song còn rất hạn chế. Với những ưu điểm trên, cho vay luân chuyển và chiết khẩu thương phiếu và những phương thức cho vay ngắn hạn hiệu quả. Phát triển các phương thức này sẽ giúp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn ở Chi nhánh.

3.2.2.Tích cực xử lý nợ quá hạn.

Để nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn, song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu đang tồn đọng là điều rất quan trọng.

Nghị định 178/NĐ-CP về khả năng phát mại tài sản đã tạo thuận lợi, tăng tính chủ động rất lớn trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố cho NH, tuy nhiên trong

60

nhỏ hơn vốn cần phải thu hồi, thời gian phát mại dài, nhiều chi phí phát sinh, thậm chí là không phát mại được, trong những trường hợp này, NH nên:

- Hoặc dùng tài sản để cho thuê và trực tiếp đứng ra thu tiền. - Dùng tài sản đó làm vốn góp liên doanh.

- Liên hệ với NH khác có nhiều tài sản thế chấp thuận lợi.

Nợ quá hạn là điều không ai mong muốn, nhất là cán bộ tín dụng. Song nếu đã xảy ra thì NH nên có biện pháp tích cực để thu hồi nợ về, tránh rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, để hạn chế nợ quá hạn mới tiếp tục phát sinh NH cần có biện pháp thẩm định và giám sát các món vay chặt chẽ hơn, phát hiện sớm những dấu hiệu chủ yếu của nợ quá hạn để có biện pháp xử lý phù hợp.

3.2.3.Nâng cao chất lượng thẩm định các khoản vay.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm hạn chế chất lượng cho vay cụ thể là cho vay ngắn hạn, là chất lượng thẩm định. Thẩm định các khoản vay là khâu thẩm tra KH và hồ sơ xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới là cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào. Do vậy chất lượng khoản vay phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thẩm định. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định như: - Nâng cao chất lượng thu thập thông tin. Thông tin là đầu vào của việc thẩm định. Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không đúng, NH không thực sự hiểu biết KH thì khó tránh khỏi việc cho vay không hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng xử lý thông tin. Từ những thông tin thu thập được, cần phải xử lý theo nhiều cách thức để đưa ra kết luận hợp lý, đúng đắn. Thông tin thu thập được có rất nhiều, song cần phải sàng lọc được những thông tin quan trọng và tin cậy. Việc chấm điểm tín dụng là một cách xử lý thông tin hiệu quả. Tuy nhiên, với các thang điểm rời rạc như hiện nay, còn nhiều chỉ tiêu chung chung cho mọi DN thì việc phân tích định lượng chưa mang lại hiệu quả cao. Nếu chỉ lấy đó làm căn cứ chính đẻ xem xét cho vay thì rõ ràng, NH chịu rủi ro rất lớn. Do vậy, khi phân tích tín dụng không nên phân tích mọi chỉ tiêu vừa không cần thiết vừa có thể không mang lại chất lượng khoản vay hay thậm chí các con số tính toán được phản ánh sai lệch. Việc phân tích định tính là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu âng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam, chi nhánh hà tây (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)