Về thành công
Chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của nhà nước, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, trong từng giai đoạn có những chính sách, giải pháp và cách làm phù hợp, sự tập trung nổ lực của các ngành các cấp, tinh thần tận tâm của chính những các bộ làm công tác giảm nghèo.
Một số mô hình trợ giúp giảm nghèo đã phát huy được hiệu quả, nhiều hình thức hoạt động sáng tạo, linh hoạt theo phương thức đa dạng hóa đầu tư vốn, gắn với tư vấn, hỗ trợ nâng cao trình độ kiến thức; Giúp kinh nghiệm trong sản xuất, tự tạo việc làm, đào tạo tay nghề và giới thiệu việc làm, tạo nhiều cơ hội cho người nghèo-hộ nghèo tham gia cạnh tranh trong cơ chế thị trường, để tự vươn lên trong cuộc sống.
Người nghèo thành phố ngày càng có nhận thức đúng, từng bước thay đổi căn bản về nếp nghĩ, loại bỏ vần tư tưởng an phận, trông chờ và ỷ lại; Biết tổ chức lại cuộc sống, xem trọng việc học chữ, học nghề, đặc biệt biết học hỏi cách làm tốt.
Về những mặt còn tồn tại
Cách tiếp cận người nghèo hộ nghèo còn nhiều hạn chế. Một bộ phận người nhập cư nghèo còn bị phân biệt đối xử, thống kê về người nghèo còn hạn chế.
Các chính sách, giải pháp và cơ chế tổ chức vân hành của chương trình xóa đói giảm nghèo chưa thật sự tạo thành một hệ thống mang tính tổng thể ở phạm vi toàn thành phố, nên việc tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành còn chưa đồng bộ và thống nhất.
Một bộ phận người nghèo còn hạn chế về nhận thức và trình độ, tư tưởng ỷ lại trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng; Thiếu ý chí vươn lên để vượt nghèo, chất lượng lao động của người nghèo còn thấp.
Việc phổ biến các nguồn vốn đến người nghèo còn hạn chế, một số địa phương còn e ngại trong việc xác nhận cho người nghèo vay vốn tự tạo việc làm, tạo cơ hội mưu sinh.
Các tổ chức tín dụng nhỏ cũng cạnh tranh, cho vay chồng chéo dẫn đến gánh nặng nợ cho người nghèo. Tình hình kinh tế xã hội của thành phố trong quá trình phát triển cũng làm ảnh hưởng khả năng tổ chức cuộc sống của người nghèo.
Tóm tắt chương 2
Chương này chủ yếu nghiên cứu về nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh, cách hình thành chuẩn nghèo, chuẩn nghèo của Thành Phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ, lượng người nghèo, đặc điểm, nguyên nhân của nghèo, những khó khăn thách thức, xu hướng của nghèo, các mô hình tài chính tác động giảm nghèo. Đánh giá thực trạng của các chương trình tín dụng cho người nghèo.
Chương 3 : Giải pháp nguồn vốn nhỏ cho người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh
3.1/ Quan điểm xây dựng giải pháp giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1/ Mục tiêu giảm nghèo
Mục tiêu giảm nghèo của thành phố luôn được chỉ đạo kiên trì và liên tục, trong từng năm, từng giai đoạn cụ thể của Thành uỷ, Ủy ban nhân dân thánh phố. Tất cả đều có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm thực tiển để tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, đề ra mục tiêu giải pháp thực hiện, từng bước nâng cao hiệu quả giảm nghèo.
Năm 2001, chủ trương của Thành ủy, Nghị quyết Hội đồng nhân dân và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố là :” Tập trung đầu tư làm chuyển biến bộ mặt 20 phường xã nghèo trọng điểm; Giảm 10.000 hộ nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 7% tổng hộ dân thành phố, không để tái hộ đói và tái hộ nghèo; Giải quyết việc làm cho 180.000 lao động trên địa bàn thành phố”.
Năm 2002, Nghị quyết Hội nghị Thành ủy lần 6, khoá VII và nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố kỳ họp thứ 7 đề ra là :”… Tập trung giảm 20.000 hộ nghèo, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống 3% tổng số hộ dân và tiếp tục xây dụng hoàn thành công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở 20 xã phường nghèo trọng điểm; Giải quyết việc làm cho 200.000 lao động trên địa bàn thành phố”.
Vào tháng 8 năm 2002, Ban thường vụ thành phố có Nghị quyết về mục tiêu chương trình giảm nghèo thành phố đến cuối 2003 là :” Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo ( theo tiêu chí giai đoạn 1) đồng thời hoàn thành đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho 20 xã phường nghèo trọng điểm”.
Năm 2004 thành ủy và ủy ban tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2004-2010 với mục tiêu tổng quát là :” Tạo
sự chuyển biết thực sự của đại đa số dân nghèo và hộ nghèo, tập trung đẩy mạnh tiến độ giảm nghèo theo tiêu chí mới với mức thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng/người/năm, tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của các vùng nghèo, phát triển các chương trình an sinh xã hội, giảm dần khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa thành thị và nông thôn”.
Giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, tất cả các chính sách phát triển kinh tế đều hướng vào người nghèo, hộ nghèo,…
Quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đều hướng vào mục tiêu giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm cho sự cam kết mạnh mẽ của nhà nước với cộng đồng quốc tế về việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Chủ trương quan điểm của Đảng nhà nước phải được thể chế hoá bằng các cơ chế , chính sách, huy động nguồn lực toàn xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, ưu tiên nguồn lực cho đối tượng nghèo nhất, hộ nghèo nhất.
3.1.2/ Quan điểm xây dựng giảm nghèo
Phải đảm bảo tính xã hội hóa cao của chương trình, trên cơ sở tạo thành một hành động sâu rộng trong nhân dân; Huy động sức mạnh của cộng đồng xã hội, để hỗ trợ có hiệu quả cho người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo của thành phố.
Phải bào đảm tính bền vững của chương trình, tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hổ trợ chăm lo các hộ nghèo giai đoạn 2, đặc biệt quan tâm các hộ vừa vượt chuẩn giai đoạn 1, để yên tâm làm ăn, chống tái nghèo, tạo thế phát triển ổn định và bền vững.
Phải đảm bảo tính toàn diện và lâu dài của chương trình; thực hiện giảm nghèo bằng nhiều giải pháp, đầu tư hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực đời sống của người nghèo, hộ nghèo; Đặc biệt trong giai đoạn 2 , chú trọng nâng cao mặt bằng
dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập có tích luỹ; Gắn với việc là chuyển biến cách sống, lối sống văn minh cho người nghèo và hộ nghèo.
Phải tính toán bước đi thích hợp, đảm bảo hiệu quả thiết thực trong công tác đầu tư hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo; Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trên tinh thần công khai dân chủ đảm bảo tính tiết kiệm, tránh lãng phí. Bên cạnh đó tập trung cũng cố và phát triển hoạt động các tổ, nhóm giảm nghèo. Tổ hợp tác và những người nghèo; Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác trong lĩnh vực giảm nghèo, ở các cấp, các ngành đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
3.1.3/ Kế hoạch triển khai
Kế hoạch giảm nghèo phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng ngành.
Tạo cơ chế phù hợp để các cơ quan quản lý chương trình có đủ thẩm quyền, đủ năng lực và điều kiện để quản lý. Tạo cơ chế phối hợp giữa các ngành trong việc thực thi nhiệm vụ giảm nghèo, tránh chồng chéo, thiếu kiểm soát.
Thông tin tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của người nghèo, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giảm nghèo; Tuyên truyền các mô hình thành công, các cách làm ăn hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo; Tuyên truyền kết quả của hoạt động giảm nghèo, qua đó nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội.
3.2/ Giải pháp nguồn vốn nhỏ cho người nghèo ở TP Hồ Chí Minh 3.2.1/ Giải pháp nguồn vốn vĩ mô 3.2.1/ Giải pháp nguồn vốn vĩ mô
3.2.1.1/ Chính sách tài trợ cho chiến lược giảm nghèo
Chính sách giảm nghèo sẽ bền vững nếu chúng ta biết gắn với việc ổn định kinh tế vĩ mô và các mục tiêu tăng trưởng, bởi vì việc tăng trưởng kinh tế kết hợp
Các chính sách ngành cần phải theo đuổi nhằm ủng hộ chiến lược giảm nghèo gồm các lĩnh vực như: giáo dục, y tế , cơ sở hạ tầng nông thôn,… Vì đói nghèo là vấn đề nhiều mặt nên kế hoạch hành động cũng bao gồm cả những biện pháp ưu tiên liên quan đến sự quản lý, cải cách cơ cấu và các lĩnh vực liên quan khác.
Một là phải cần phải tài trợ chi phí tài chính cho chiến lược giảm nghèo đặc biệt là, chi tiêu cho công cộng trong mục tiêu giảm nghèo.
Hai là những ưu tiên trong việc tài trợ, cần tái phân bổ hoạt động chi tiêu, xem xét những khía cạnh chi tiêu tác động mạnh đến giảm nghèo.
Ba là đánh giá các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phải bảo đảm khả năng sẳn có của tín dụng cung ứng cho khu vực tư nhân, hổ trợ khu vực tư nhân phát triển và tăng trưởng kinh tế, cũng chính là gián tiếp giải quyết tăng việc làm giúp giảm nghèo.
Khi tiến hành đầy đủ các bước đánh giá, có thể xác định xem liệu chiến lược giảm nghèo đã được tài trợ theo cách thức phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng và ổn định hay không. Không có một giới hạn cứng nhắc hay xác định trước, ngược lại việc đạt tới một khuôn khổ chính sách vĩ mô và giảm nghèo phù hợp, gắn kết sẽ phải xử lý một loạt các thông số và việc đo lượng những đánh đổi giữa các mục tiêu. Do việc xây dựng chiến lược giảm nghèo đòi hỏi phải có một qui trình tham dự giữa các đối tác phát triển, nên nhu cầu hỗ trợ bổ sung từ các nhà tài trợ có thể kiểm tra được. Trong một chừng mực nào đó có thể khuyến khích các nhà tài trợ trung hạn để hỗ trợ cho chiến lược giảm nghèo. Trong trường hợp, không thể được tài trợ cho phù hợp với mục tiêu giảm nghèo, thì các nhà làm chính sách cần quan tâm, liệu có thể cắt giảm một số chi tiêu ưu tiên mà không làm tổn hại đến mục tiêu giảm nghèo, hay việc điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà không làm suy mòn đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lạm phát thấp và ổn định.
3.2.1.2/ Chính sách tài khoá chi tiêu hướng đến giảm nghèo
Chính sách tài khoá có thể có tác động trực tiếp lên người nghèo, thông qua vị thế của tài khoá, cả tác động phân phối lại của chính sách thuế và chi tiêu công cộng của Thành phố. Chính sách cần phải đánh giá không phải chỉ tính hợp lý của chương trình chi tiêu giảm nghèo, mà còn đánh giá tính phù hợp của các khoản chi tiêu tuỳ ý không cần ưu tiên hay các khoản chi tiêu có kế hoạch trước. Các nhà làm chính sách cần phải xem xét tăng trưởng và phân phối việc chi tiêu trong mỗi lĩnh vực.
Phạm vi tài trợ vốn qua ngân sách từ nguồn ngân sách thành phố sẽ tuỳ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tỷ lệ tăng tiền ổn định, yêu cầu tín dụng của khu vực tư nhân, năng suất tương đối của đầu tư, từ khu vực công cộng và mục tiêu mong muốn đối với dự trữ. Hy sinh lạm phát để tài trợ cho các khoản chi tiêu bổ sung nói chung không phải là một biện pháp tốt để giảm nghèo, bởi vì người nghèo thường dễ bị tổn thương nhất khi giá cả tăng lên. Đồng thời, do sự phát triển của khu vực tư nhân đứng ở trung tâm của bất kỳ chiến lược giảm nghèo, nên cần phải xem xét tới khả năng của khu vực tư nhân tới các luồng tín dụng.
3.2.1.3/ Chính sách bảo vệ người nghèo khỏi tác động của các cơn sốc (lạm phát, biến động giá cả, thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, …)
Cần phải làm vì nếu cho rằng người nghèo sẽ bị ảnh hưởng bất lợi từ các cơn sốc, chúng ta cần có một chính sách để hạn chế tác động của các cơn sốc lên người nghèo, phải cách ly người nghèo khỏi hệ quả của các cơn sốc.
Xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội, các chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh sẽ giúp giảm bớt các khả năng một khu vực bị nhiễm sốc, nhưng không có một chính sách hiệu quả nào tránh khỏi tất cả những cơn sốc. Chính vì vậy cần có một hệ thống an sinh xã hội để chắc chắn rằng người nghèo có thể duy trì mức tiêu dùng tối thiểu và tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản trong thời kỳ diển ra
người nghèo tránh khỏi các cơn sốc áp đặt lên họ trong thời gian cải cách và điều chỉnh kinh tế.
Mạng lưới an sinh xã hội bao gồm các chương trình công cộng, những trợ giúp có hạn về thực phẩm, các khoản thanh toán chuyển nhượng để bù đắp cho các khoản thu nhập bị mất đi, các quỹ xã hội, giấy miễn phí, các chương trình học bổng, các dịch vụ đặc biệt như giáo dục y tế. Cơ cấu cụ thể của các biện pháp này tuỳ thuộc vào đặc tính cụ thể của người nghèo, khả năng dễ bị tổn thương của họ với những cơn sốc và các biện pháp này cần được xác định mục tiêu và được thiết kế cụ thể trong hỗ trợ tạm thời cho ngưới nghèo. Cũng cần có hệ thống an sinh xã hội hoạt động trước khi có sự tác động của các cơn sốc, nhằm ngăn ngừa những tác động xấu, điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Á 1997-1998, các quốc gia như In-đô-nê-xia thiếu hụt một hệ thống an sinh xã hội tổng quát; chương trình trợ cấp thúc ăn đang có chỉ là một biện pháp ngăn ngừa nạn suy dinh dưỡng và chết đói đang lan tràn mà thôi.
3.2.1.4/ Cần có cơ chế phối hợp giữa các ngành của Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chính quyền thành phố cần có những chính sách tạo ra một cơ chế phối hợp thật hiệu quả trong nổ lực giảm nghèo, phải gằn kết có hiệu quả giữa các tổ chức, vì một mục tiêu tốt đẹp tạo ra một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Hiện nay ai cũng hiểu rằng công cụ làm giảm nghèo hiệu quả chính là nhờ có sự tham gia của lĩnh vực nguồn vốn nhỏ cho người nghèo tự tạo việc làm. Chúng ta có rất nhiều các tổ chức hoạt động trên lĩnh vực này như: quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, ngân hàng chính sách, các đoàn thể hội phụ nữ, thanh niên, liên đoàn lao động, quỹ CEP, Hợp tác xã,…tất cả đều có mục tiêu chung trong công cuộc giảm nghèo, tuy nhiên cơ chế phối hợp làm sao tránh chồng chéo, dẫm chân lên nhau là vấn đề hết sức quan trọng.
Nếu chúng ta sớm có một cơ chế phối hợp tốt sẽ tránh tạo cho người nghèo tâm lý ỷ lại, đôi khi là gánh nặng nợ nần, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp.
3.2.1.5/ Giải pháp cải thiện điều kiện về môi trường
Thực tế nếu không cải thiện được môi trường xã hội thì quyết tâm trong việc giảm nghèo sẽ có kết quả rất thấp, những người nghèo thường sống trong một môi trường rất tệ, điện nước, đường xá, điều kiện y tế không đảm bảo, thiếu trường học, hạ tầng cơ sở kém phát triển,… Chính là những trở ngại trong công tác giảm nghèo.
Ngoài ra môi trường đầu tư và việc làm cũng góp phần cải thiện cuộc sống cho người nghèo, những việc làm tạo ra thu nhập cũng đòi hỏi ở môi trường rất