Giải pháp nguồn vốn vi mô

Một phần của tài liệu thực trạng nghèo và người nghèo ở tp hồ chí minh (Trang 51 - 57)

3.2.2.1/ Vai trò của nguồn vốn nhỏ trong giảm nghèo

Tín dụng nhỏ được công nhận như là, một công cụ hiệu quả trong việc góp phần làm giảm nghèo. Vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế là điều hiển nhiên, nhưng nó thật sự chưa phải là điều kiện đủ, mà chỉ là điều kiện thiết yếu, tính cấp thời, là trung gian phân bổ nguồn lực cho việc phát triển. Vì vậy vai trò của tín dụng nhỏ có thể thấy qua các việc như sau:

Một là, giúp giảm chi phí trao đổi và giao dịch, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, mở rộng cơ hội lựa chọn cho người nghèo trong việc tiếp cận các nguồn lực xã hội.

Hai là, cung cấp nguồn giúp cho người nghèo mua công cụ, phương tiện lao động, tự tạo việc làm, tạo ra thu nhập, hay giúp cho người nghèo mua giống, phân bón, vật nuôi, cầy trồng,…

Ba là, thúc đẩy quá trình thương mai, sản xuất hàng hoá, thay đổi cơ cấu cây trồng, giúp tiếp cân tới khoa học kỹ thuật,..

Bốn là, cung cấp tín dụng được coi như là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn của người nghèo: thu nhập thấp- tiết kiệm ít-sản lượng thấp.

Năm là, giữa tín dụng và việc giảm nghèo có mối liên hệ chặt chẻ với nhau, tín dụng giúp cho người nghèo cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập thông qua tạo thêm việc làm, thúc đẩy xã hội phát triển. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu cấp tín dụng ngày càng nhiều hơn và tiết kiệm cũng sẽ được huy động thuận lợi hơn góp phần làm cho cung tín dụng dồi giàu hơn.

3.2.2.2/ Huy động nguồn vốn cho mục tiêu giảm nghèo

Huy động các nguồn lực xã hội bằng nhiều kênh, với nhiều nguồn vốn khác nhau, để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của hộ nghèo.

Tập trung huy động từ các nguồn chủ yếu như: Quỹ xoá đói giảm nghèo, gồm chỉ tiêu ngân sách, tổ chức vận động trong dân; Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, trên cơ sở thu hồi nợ đến hạn để thực hiện quay đồng vốn có hiệu quả, đề nghị bổ sung dự án vay mới cho Thành phố; tín dụng hộ nghèo của ngân hàng chính sách; các nguồn vốn của các tổ chức đoàn thể, …

Vận động các nguồn ủng hộ từ cộng đồng để bổ sung thực hiện các chương trình xã hội, chăm lo cho hộ nghèo, hỗ trợ đầu tư cho các xã nghèo, điểm nghèo về công trình dân sinh, hạ tầng cơ sở, hướng nghiệp dạy nghề, nậng cao trình độ cho người nghèo,…

Cần đánh giá các nguồn lực một cách khách quan, hướng tới hoạt động tốt hơn và đạt được bền vững khi mọi nguồn lực đều hoạt động theo cơ chế thị trường,

tự vững về tài chính, chịu áp lực của cạnh tranh, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu xã hội.

-Quỹ xóa đói giảm nghèo

Nguồn vốn của quỹ Xoá Đói Giảm Nghèo, trong những năm qua đã góp một phần rất lớn cho các địa phương trong thành phố giúp đở có hiệu quả cho người nghèo, đến cuối 2006 là 190 tỷ đồng, tiếp tục vận động trong dân với phương châm “lá lành đùm lá rách”, huy động từ nguồn ngân sách. Tuy nhiên cần cải tiến hoạt động của tổ chức này, bởi vì hiện nay vai trò của quỹ này vẫn còn có ý nghĩa rất lớn, thế nhưng đội ngũ cán bộ cũng như cách thực hiện chương trình còn nhiều bất cập, cán bộ quản lý yếu về trình độ, vẫn còn một bộ phận nhận thức chưa thật sự hết tâm với người nghèo, phương tiện quản lý còn thô sơ, chưa mang tính chuyên nghiệp.

Người nghèo thường ỷ lại khi nhận các khoảng tín dụng từ quỹ xoá đói giảm nghèo. Bởi vì họ nghĩ rằng đây là tiền tài trợ, cấp, cho, bao cấp, lãi suất thấp, … Nên có trả hay không cũng được. Chính đều này làm cho nợ động tại quỹ này rất cao, hiệu quả đem lại cũng không lớn.

Cần cải tiến hoạt động của tổ chức này theo hướng lãi suất thị trường, hoạt động tự vững về tài chính, hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng mục tiêu là như là một doanh nghiệp xã hội.

-Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

Muốn thoát nghèo bền vững, các nhà làm chính sách cần tính đến tạo nhiều công việc làm cho chính người nghèo và con em của họ. Thực tế người nghèo thường học vấn thấp, không có nghề, do đó cần đầu tư dạy nghề, đào tạo kiến thức kỹ năng cho người nghèo là một việc làm mang tính chiến lược lâu dài trong công tác giảm nghèo. Đến cuối năm 2006 nguồn vốn là 165 tỷ đồng, tiếp tục huy động từ nguồn trung ương bổ sung 4 tỷ, từ ngân sách thành phố 10 tỷ, huy động các

nguồi khác 1 tỷ. Hướng đến giải ngân cho 8.000 hộ kinh doanh giải quyết việc làm mới cho 12.000 lao động.

Cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận một cách dể dàn hơn nguồn quỹ này, đó cũng là một hình thức gián tiếp thiết thực tạo ra việc làm cho những người nghèo, gắn chương trình hỗ trợ với việc tạo việc làm cho người nghèo tại địa phương.

-Ngân hàng chính sách

“Sự ra đời của ngân hàng chính sách là một giải pháp có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước ta” phát biều của nguyên thủ tướng chính phủ Phan Đăng Khải nhân dịp tổng kết 3 năm hoạt động của ngân hàng (2003-2005). Cùng với sự phát triển về kinh tế vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn là một thách thức to lớn của cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cần có những chủ trương chính sách đồng bộ, bằng nhiều giải pháp hành động cương quyết, huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội, nhằm thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và ổn định xã hội. Ngân hàng chính sách thực hiện chính sách cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đạt được kết quả to lớn, toàn diện; vốn tín dụng đã đến tất cả các xã, phường trong cả nước. Đã thực hiện chủ trương tập trung các chương trình tín dụng chính sách, có nguồn gốc từ ngân hàng nhà nước vào một đầu mối, trực thuộc sự quản lý thống nhất của chính phủ. Sau 3 năm hoạt động, đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn đạt 20.109 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân 41%.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 3/2006, Ngân hàng chính sách có nguồn quỹ tín dụng cho hộ nghèo vay là 165,499 tỷ đồng, đã giải ngân cho cho 25.308 hộ vay thông qua 2.228 tổ tiết kiệm vay vốn. Ngân hàng chính sách còn tạo điều kiện cho lao động nghèo có nhu cầu vay vốn đi lao động hợp tác nước ngoài, hay trợ vốn cho sinh viên nghèo, đây là một hướng mỡ giúp giảm nghèo nhanh bền

vốn cho người nghèo toàn thành phố, nhưng cũng cần hướng đến hoạt động tự vững về tài chính, giảm bao cấp, bù lỗ, hướng đến lãi suất thị trường, hiện nay lãi suất của ngân hàng chính sách là lãi âm (0,65%/ tháng).

-Quỹ tín dụng đoàn thể

Thông qua các đoàn thể như Hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên, Hội nông dân, Liên đoàn lao động thành phố,… Đây là nguồn cung cấp vốn bán chính thức, thời gian qua cũng góp phần rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cần bổ sung thêm nguồn vốn và sớm chuyển hướng các hoạt động này theo nghị định 28 của chính phủ thành các tổ chức tài chính vi mô chính thức, hoạt động với việc giám sát của Ngân hàng nhà nước, theo luật các tổ chức tín dụng.

-Các tổ chức phi chính phủ (NGO)

Tạo điều liện cho các tổ chức phi chính phủ, tài trợ cho hoạt động giảm nghèo sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Bời vì khả năng tiếp cận tới các cộng đồng dân cư, lớn hơn nhiều so với các tổ chức tài chính chính thức, thường tránh được rất nhiều các thủ tục hành chính phức tạp. Các chương trình này thường gắn mục tiêu một cách chính xác, luôn lượng hóa các kết quả rõ ràng, đối tượng hưởng lợi chủ yếu là các phụ nữ nghèo.

Góp phần khuyến khích sự tham gia chương trình này của người nghèo, họ thường được hưởng lợi bởi chính việc gắn các khoản tín dụng với tiết kiệm, làm cho chương trình bền vững, tiết kiệm của người nghèo từ những món nhỏ sẽ được tích luỹ thành món lớn giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Điều này cũng minh chứng được việc người nghèo hoàn toàn có khả năng tiết kiệm rất tốt và hiệu quả.

3.2.2.3/ Giải pháp sử dụng nguồn vốn nhỏ

-Trợ vốn trực tiếp cho những hộ có nhu cầu vay vốn thông qua tổ tự quản giảm nghèo và tổ vượt nghèo để sản xuất làm ăn, gắn với khả năng từng hộ. Tập

trung xây dựng tổ vượt nghèo theo mô hình đạt hiệu quả theo quy hoạch từng kinh tế từng địa phương.

Đối với khu vực ngoại thành, chú trọng chú trọng các mô hình tổ giảm nghèo kết hợp với việc chăn nuôi, cây trồng có hiệu quả với kinh doanh dịch vụ; các mô hình ngành nghề truyền thống của địa phương.

Đối với khu vực nội thành , chú trọng đầu tư vốn khai thác điều kiện mặt bằng tại gia đình hoặc tại các chợ, các loại dịch vụ tạo việc làm cho người nghèo.

-Trợ vốn gián tiếp, tiếp tục khảo sát xây dựng các tổ sản xuất kinh doanh thu nhận lao động nghèo, khuyến khích các hộ nghèo có điều kiện làm ăn, mở rộng sản xuất và thu nhận lao động vào làm việc. Gắn chương trình cho vay vốn với các hộ kinh doanh vừa và nhỏ, qua đó tạo việc làm cho người nghèo địa phương, nhân rộng mô hình dự án thu nhận lao động nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm thu hút lao động nghèo, đào tạo dạy nghề,…

3.2.2.4/ Giải pháp tín dụng tiết kiệm trong giảm nghèo

Tín dụng tiết kiệm là mô hình hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, đồng thời nó hàm ý cho việc thóat nghèo bền vững. Khác với những quan điểm về người nghèo không thể tiết kiệm, thì thông qua việc cung cấp tín dụng tạo điều kiện cho người nghèo góp nhặt những khoảng tiết kiệm là hoàn toàn hợp lý, có đủ cơ sở để tin cậy ở người nghèo có khà năng tiết kiệm. Đôi lúc tỷ lệ tiết kiệm của người nghèo trên thu nhập khoản 10%, còn cao rất xa đối với người giàu.

Trên thực tế những người nghèo, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn, có thể tiết kiệm và đầu tư nhưng không nhất thiết là tiền mặt, mà có thể bằng hiện vật, tài sản tạo nên thu nhập khá hơn, chống được rủi ro lạm phát. Nhiều nghiên cứu ở các nước như : Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ đều chúng minh rằng nông dân sản xuất nhỏ có khả năng tiết kiệm lớn với mức lãi suất thực dương.

Một phần của tài liệu thực trạng nghèo và người nghèo ở tp hồ chí minh (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)