Giải pháp phát triển hoạt động các tổ chức tín

Một phần của tài liệu thực trạng nghèo và người nghèo ở tp hồ chí minh (Trang 57 - 73)

3.3.1/ Phát triển các tổ chức hiện hành

Trong bối cảnh hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, cần chọn giải cơ bản để cải thiện sự tăng trưởng và mỡ rộng sự tiếp cân của người nghèo đến các dịch vụ tài chính.

Một là, cải cách môi trường chính sách cho phù hợp, loại bỏ những can thiệp quá mức về lãi suất, tỷ lệ tiết kiệm, cho vay. Hướng đến tự trang trải chi phí từ thu nhập, bao gồm chi phí vốn theo giá thị trường, chi phí hoạt động, lạm phát, chi phí bù đắp những khoản mất vốn; đồng thời đảm bảo được một mức lợi nhuận hợp lý, điều này là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại lậu dài cho các tổ chức tín dụng nhỏ. Cần xem lại việc bao cấp lãi suất của các tổ chức hoạt động vì ngưởi nghèo có còn hiệu quả nhiều không, hay đôi lúc phản tác dụng, tính ỷ lại, lợi dụng chính sách ưu đãi,… Cần cải cách chính sách lãi suất cho vay người nghèo theo hướng lãi suất thị trường nhằm kích thích thúc đẩy các tổ chức tài chính tự huy động vốn trong cộng đồng để đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu vay vốn của người nghèo.

Hai là, điều chỉnh thể chế, cần tập trung chủ yếu vào khu vực tài chính chính thức, bán chính thức và phi chính thức; cả ba khu vực này điều có tiềm năng đáng kể và lâu dài đối với việc mở rộng cung cấp tín dụng tới người nghèo. Cần xem xét lại toàn bộ hệ thống, giúp cho các tổ chức bán chính thức thành chính thức và phi chính thức thành bán chính thức thì hoạt động cung cấp tín dụng cho người nghèo mới thật hiệu quả; Tạo cơ chế cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính cho người nghèo. Người nghèo thường khó tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức, đây là hạn chế của chính hệ thống ngân hàng hiện nay, nếu có hệ thống làm cho người nghèo tiếp cận dể dàn thì họ có nhiều lựa chọn và sẳn sàn tìm những cơ hội kinh doanh buôn bán tạo ra thu nhập; Đến lượt quay lại gửi tiết kiệm tích lũy cho việc đầu tư mới.

Ba là, tiếp tục mỡ rộng mạn lưới tín dụng, tiếp cận ngày càng nhiều người nghèo hơn. Việc mỡ rộng mạn lưới cung cấp tín dụng cho người nghèo cũng có thể, thông qua việc cho phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân khi hội đủ điều kiện. Bốn là, phát huy cơ chế cho vay thích ứng với điều kiện của người nghèo, thông lệ quốc tế có hiệu quả nhất, đối với hoạt động cho vay qua nhóm, nhằm đảm bảo được lợi thế về chi phí thu được từ qui mô hoạt động, cần tăng cường năng lực thẩm định, quy trình thẩm định hiệu quả các món vay nhỏ, nhất là việc chia trả góp theo từng phần, thành nhiều lần sẽ thuận lợi cho người nghèo hơn.

Năm là huy động tiết kiệm xem như là một yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững, của các định chế tài chính khi cung cấp tín dụng cho người nghèo. Thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về tiết kiệm của người nghèo; Có quan điểm cho rằng người nghèo không thể tiết kiệm; Nhưng có quan điểm khác thì cho rằng người nghèo hoàn toàn có khả năng tiết kiệm. Nhưng qua kinh nghiệm của nhiều tổ chức tài chính nhỏ cho người nghèo, thì tiền tiết kiệm là một tất yếu có ý nghĩa rất lớn ở hai khía cạnh; một là giúp người nghèo có thói quen tiết kiệm, nhầm vào những rủi ro bất thường xãy ra như bệnh tật, đau ốm, thiên tai,…; Hai là, tiết kiệm là một phần của việc khắc phục rủi ro tín dụng của các khoảng nợ của người nghèo.

Sáu là, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin, phát triển mô hình kết nối với các tổ chức xã hội. Xây dựng và duy trì các nhóm tín dụng-tiết kiệm là một trong những biện pháp quan trọng trong chiến lược tiếp cận tới người nghèo- những người không có tài sản thế chấp.

3.3.2/ Mở rộng chương trình tín dụng tiết kiệm

Tăng cường mối liên kết giữa người nghèo với các định chế tài chính chính thức, mỡ rộng các chương trình tín dụng và tiết kiệm, coi như là một khoản huy động. Để cải thiện khả năng tiếp cận, các chương trình tín dụng –tiết kiệm các tổ

chức cần tăng cường khả năng quả lý giám sát. Các cán bộ cấp cơ sở cần phải đào tào cơ bàn về nghiệp vụ hoạt động tư vấn.

3.3.3/ Xây dựng năng lực cho khu vực tài chính bán chính thức

Xây dựng một bộ quy tắc thật chuẩn mực cho lĩnh vực hoạt động của tín dụng nhỏ, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách lâu dài và bền vững. Việc xây dựng các chuẩn mực cũng sẽ làm cho hoạt động tài chính vi mô của khu vực này cũng trổ nên hấp dẫn cho các nhà tài trợ.

Tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho các hoạt động tài chính vi mô. Có thể áp dụng ba phương án: áp dụng theo luật tổ chức tín dụng, lúc này có thể xem các tổ chức tài chính vi mô như một ngân hàng thương mại, huy động tiết kiệm và cho vay; Sử dụng một luật riêng cho tổ chức tài chính vi mô, cho phép tổ chức tài chính vi mô có những ngoại lệ nhất định; Hoặc sử dụng một một quy chế riêng đối với tổ chức hoạt động tài chính vi mô, trong đó có xét đến sự khác biệt với ngân hàng,

3.4/ Các giải pháp hỗ trợ khác giúp giảm nghèo 3.4.1/ Hướng nghiệp đào tạo giải quyết việc làm 3.4.1/ Hướng nghiệp đào tạo giải quyết việc làm

Việc trợ vốn giải quyết việc làm là rất quan trọng, nhưng đó mới chỉ là giải pháp tình thế, nhằm giải quyết những khó khăn cấp bách của người nghèo, hộ nghèo. Chính việc đầu tư họ vấn cho các em trong những gia đình nghèo mới là một giải pháp mang tính bền vững trong thoát nghèo, là giải pháp mang tính lâu dài chống lại việc tái nghèo, tránh cái nghèo truyền thống từ đời này sang đời khác, hay nói một cách khác là giải quyết tận gốc của tính trạng nghèo khổ.

Vấn đề học vấn cho con cái của người nghèo cần phải được quan tâm đúng nghĩa, Tại Thành phố Hồ Chí Minh chúng ta có rất nhiều chương trình học bổng cho các em nghèo mang tên: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Bình,…. Tuy nhiên việc thiếu bình đẳng phân biệt đối xử trong các trường học, như hộ khẩu, học phí cao, tiền ký quỹ, … cũng làm cảng trở không ít việc đến

trường của con cái người nghèo, làm gia tăng nghèo đói với một bộ phận người nghèo, đặc biệt là dân nhập cư.

3.4.2/ Hỗ trợ chính sách ưu đãi xã hội

- Về chính sách chăm lo sức khỏe cho người nghèo, mau bảo hiệm y tế tự nguyện, diện hộ nghèo và diện người cao tuổi theo Nghị định 07, hội bảo trợ Bệnh nhận nghèo chủ động vận động trong dân cũng như các “mạnh thường quân” hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo. Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo cũng góp phần làm giảm gánh nặng chi chi phí bất thường của người nghèo, giảm tái nghèo do bệnh tật.

- Về chính sách hổ trợ giáo dục, chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo ở các trường phổ thông, dạy nghề, trường cao đẳng, trường đại học. Là một chiến lược giảm nghèo mang tính lâu dài và giảm nghèo bền vững. Đồng thời các quỹ vì người nghèo, hội khuyến học, hội khuyến học các tổ chức đơn vị xã hội-từ thiện,… thường xuyên vận động, trợ cấp quỹ học bổng, phương tiện học tập cho các em học sinh nghèo hiếu học vượt khó.

- Miễn giảm lao động công ích

Cần xem xét miễn giảm lao động công ích đối với những người nghèo trong độ tuổi lao động, thuộc diện hộ nghèo có thu nhập thấp. Đây cũng là một việc làm mang tính thiết thực tạo điều kiện giúp các hộ nghèo giảm bớt một phần chi phí, cho họ thêm chi phí cơ hội khác, còn mang tính động viên người nghèo có thêm ý chí vươn lên thoát nghèo.

-Nhà ở

Các ban ngành cần phối hợp, tậo trung xây dựng ngày càn nhiều nhà tình thương, nhà tình nghĩa cho người nghèo, giúp họ cải thiện về điều kiện sinh hoạt, tổ chức sữa chữa chốn dột chống ngập, thực hiện xoá nhà tạm bợ, di dời những hộ sống ven sông. Giúp các hộ di dời sớm tái định cư ổn định, chúng ta có câu “an cư

lạc nghiệp”, do đó quan tâm đến nhà ở cho người nghèo cũng góp phần làm giảm nghèo nhanh.

3.4.3/ Đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo trọng điểm

Cơ sở hạ tầng là một trong những lý do rất quan trọng giải thích vì sao lại có sự khác biệt về nghèo khổ giữa các vùng trong mổi nước. Tác động của cơ sở hạ tầng đến dân cư nghèo nhất có thể hiểu như sau: Một là, cơ sở hạ tầng mở rộng các thị trường địa phương và quốc gia để hội nhập vào các thị trường khác lớn hơn và như vậy cũng mở rộng cơ hội kinh tế mà những người dân nghèo cũng có thể năm bắt; Hai là, cơ sở hạ tầng có thể làm giảm chi phí giao dịch và điều này cũng cho phép các thị trường hoạt động một cách hiệu quả hơn, việc phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản chắc chắn hơn như giao thông, y tế, năng lượng, thuỷ lợi,… sẽ làm giảm thiểu tình trạng bấp bên của người dân trước những sự cố hay những thời điểm khủng hoảng, giảm bớt nguy cơ này có thể giải phóng tìm năng của cả vùng; Ba là, cơ sỡ hạ tầng còn cải thiện năng suất trong nông nghiệp và lao động trong nông thôn, hệ quả là cải thiện cả thu nhập hộ gia đình, mức độ dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ, trì độ học vấn và ngay cả việc sử dụng kế hoạch hoá gia đình cũng được cải thiện.

Chúng ta biết rằng người nghèo thường sống ở nông thôn và các vùng ven đô thị, Thành phố của chúng ta cũng không nằm ngoài qui luật này, thực tế tại thành phố chúng ta có 20 xã vùng ven có cơ sở hạ tầng thấp, người nghèo đông, cơ sở hạ tầng cần cải thiện.

Cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng điểm, cần xem xét yếu tố hiệu quả trong đầu tư, tránh dàn trải để cuối cùng các nơi đều dỡ dang, lãng phí xã hội. Cơ sở hạ tầng tại các xã trọng điểm nghèo nếu được đầu tư tốt cũng góp phần làm cho đời sống của nhân dân nâng cao hơn trong đó một bộ phận người nghèo cũng được cải thiện, hay cũng tạo điều kiện cho họ tạo thêm thu nhập thông qua việc có nhiều cơ hội việc làm tạo thu nhập.

3.5/ Kiến nghị

Một là, người nghèo muốn vươn lên thoát nghèo không phải là trách nhiệm của nhà nườc mà trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và trách nhiệm của toàn xã hội. Cần thiết phải xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là xã hội hóa về nguồn nhân lực và vật lực. Cơ chế phân bổ nguồn lực công bằng minh bạch, có cơ chế khuyến khích cao, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động huy động nguồn lực tại chổ cũng như lồng ghép với các nguồn lực khác.

Hai là, cần thực thực hiện đồng bộ sáu vấn đề chính là : tín dụng, đất sản xuất, nhà ở, y tế, giáo dục và nước sinh hoạt

Ba là, cần thực hiện năm dự án : Xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến nông lâm ngư, nhân rộng mô hình xoá đói giảm nghèo, dạy nghề và chuyển giao kỹ thuật, xây dựng quỹ phát triển cộng đồng.

Bốn là, khuyến khích cho ra đời nhiều doanh nghiệp xã hội, hoạt động theo cơ chế thị trường, nhưng nhằm vào mục tiêu xã hội.

Năm là, tạo cơ chế phối hợp các chương trình, có một đầu mối điều phối chung, chính việc thiếu này làm lãng phí nguồn lực xã hội.

Sáu là, sớm tạo hành lang pháp lý trong hoạt động tài chính vi mô, xoá bỏ bao cấp trong các hoạt động tài chính nhỏ.

Bảy là, đầu tư giáo dục, dạy nghề cho con em hộ nghèo.

Chín là, không phân biệt đối xử với những người nghèo, con em người nhập cư được đến trường, tăng cường tiếng nói của một bộ phận người nhập cư và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Mười là, cần đúc kết kinh nghiệm, nhận rộng mô hình hiệu qủa của việc giảm nghèo của các địa phương.

Tóm tắt chương 3

Là chương trọng tâm của đề tài, sau khi nghiên cứu đặc điểm nguyên nhân dẫn đến nghèo, chương 3 tập trung vào những chủ trương chính sách của chính phủ, vai trò của tín dụng nhỏ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa hoạt động của tài chính vi mô đến với người nghèo, nhằm đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo, các giảm pháp tập trung vào việc huy động nguồn lực, sử dụng tổng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất và các giải pháp phát triển hoạt động tài chính vi mô, để hoạt động này luôn là người bạn đồng hành với người nghèo, giúp người nghèo vượt qua những khó khăn, luôn được tác động, dẫn đến giảm nghèo bền vững tránh tái nghèo. Chúng ta biết rằng muốn giảm nghèo nhanh và bền vững cần tác động tổng hợp nhiều giả pháp đi kèm thì mới có hiệu qua nên trong đế tài có thêm một số giải pháp khác mang tính bổ trợ.

Kết luận

Nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Pierre Bourdieu quan niệm rằng trong cuộc chơi của chúng ta trong xã hội, chúng ta thừa hưởng và mang theo bên mình ba loại vốn (Capitaux) trong nghĩa đen cũng như trong nghĩa bóng: Một là vốn liếng kinh tế (ví dụ : gia sản, lợi tức, tiền của,…); Hai la, vốn liếng xã hội (mạng lưới những quan hệ xã hội)ø; Ba là vốn liếng văn hóa (bằng cấp, trình độ học vấn, chuyên môn,…). Chính những khác biệt về “vốn liếng” ấy đã đặt mỗi cá nhân vào những vị trí xã hội khác nhau, trong các tầng lớp xã hội khác nhau. Trong thực tế nghiên cứu về người nghèo chúng ta dễ thấy rằng họ thiếu luôn cả ba loại vốn liếng trên. Bắt đầu từ đâu để giải quyết vấn đề vốn liếng cho người nghèo, thiển nghĩ rằng, tạo cho họ một cơ hội nguồn vốn nhỏ, từ đó giúp họ tăng khả năng thu nhập, và rồi tạo thêm công ăn việc làm con cái đến trường, giúp họ vượt qua cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Không có một cách tiếp cận đơn lẽ, hay một giải nào, có thể giúp giúp giảm nghèo nhanh. Chỉ có thực hiện tiếp cận đa hệ thống, bằng tổng các cơ chế chính sách và nguồn lực xã hội thì mới đem đến một kết quả tốt và giảm nghèo bền vững,

Phấn đấu cho một xã hội không còn người nghèo không phải là một vấn đề nhân đạo mà chính là vấn đề lương tri cả nhân loại

Tài liệu tham khảo

1/ Bill Tod, Trình Hồ Hạ Nghi, Huỳnh Thị Ngọc Tuyết (2003), “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh”

2/ B. Ames, W. Broun, S. Devarajan và A. Izquierdo (2001), “Chính sách kinh tế vĩ mô và vấn đề giảm nghèo”

3/ Báo cáo tổng kết 2004, “Vì một sự tăng trưởng và một xã hội công bằng” 4/ Cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh 2004, Niên giám thống kê 2004

5/ Cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh 2005, Niên giám thống kê 2005

6/ Craig Churchill và Cheryl Frankiewicz, Trung tâm đào tạo quốc tế ILO, “Thực hiện tài chính vi mô thành công quản lý để nâng cao thành tích”

7/ Đào Văn Hùng (2005), “Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam”, Nhà xuất bản lao động – xã hội Hà Nội 2005

8/ David S. Landes (2001), “Sự giàu nghèo của các dân tộc: vì sao một số quốc gia giàu đến thế và các quốc gia khác lại nghèo đến thế ”, Nhà xuất bản thống kê

Một phần của tài liệu thực trạng nghèo và người nghèo ở tp hồ chí minh (Trang 57 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)