-Ngân hàng chính sách xã hội
Được thành lập vào 31/12/2002, theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg, sau 3 năm hoạt động đến 31/12/2005, nguồn vốn đạt 20.109 tỷ đồng, tăng 13.004 tỷ đồng, tăng trường bình quân đạt 38% trong đó:
-Dư nợ cho vay hộ nghèo là 14.891 tỷ đồng, tăng 2,12 lần so với thời điểm thành lập
-Dư nợ cho vay giải quyết việc làm 2.569 tỷ đồng, tăng 1,67 lần so với thời điểm thành lập
-Dư nợ cho vay học sinh sinh viên là 157 tỷ đồng, tăng trên 2 lần
Chính sách tín dụng đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến 100% số xã trong cả nước. Vốn tín dụng góp phần giúp 773.139 hộ vay thoát ngưỡng nghèo, thu hút 1.062.764 người lao động có việc làm, xây dụng hơn 100.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, số lượng khách hàng vay vốn trên 4 triệu người, dư nợ bình quân 4,6 triệu đồng trên một người vay. Thông qua tổ tín dụng tiết kiệm vay vốn, kiểm tra giám sát sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Cả nước đã xây dựng được 239.647 tổ tín dụng tiết kiệm7
-Quỹ tín dụng nhân dân
Đóng một một vai trò tích cực trong việc cung cấp tín dụng cho người nghèo, là một tổ chức tín dụng nhỏ, tự quản lý, có qui mô nhỏ cở cấp xã. Các quỹ này hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng hay Luật hợp tác xã. Hiện nay mạng lưới này chiếm 5% 19 tín dụng hiện hành cho khu vực nông thôn, trong đó cho vay chủ yếu là hộ nghèo, tỷ lệ hoàn trả rất tốt và có khả năng huy động tiết kiệm rất tốt.
Trong năm 2003, tổng số dư nợ của quỹ là 4.049.627 triệu đồng, tổng số người vay là 663.757, khoản vay trung bình 4,1 triệu đồng . Quỹ tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng quy mô nhỏ cho khu vực nông thôn, nhất là các hộ nghèo, giúp họ thoát nghèo một cách bền vững thông qua mô hình tín dụng gắn với tiết kiệm.
-Các tổ chức đoàn thể
Nhiều tổ chức xã hội như : Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Liên đoàn lao động,… Với vai trò là vận động quần chúng, do đó các tổ chức xã hội luôn luôn, đặt mối quan tâm của hội viên về đồng vốn để tự tạo việc làm, làm cơ sở để làm tốt công tác của mính. Cung cấp tín dụng, được coi là công việc bổ trợ mang nhiều lợi ích thiết thực trong việc cải thiện đời sống kinh tế của hội viên.
Đặc biệt là chương trình tín dụng của hội phụ nữ luôn được các tổ chức phi chính phủ (NGO) chọn làm đối tác. Các chương trình đều được đánh giá rất cao bởi vì:
-Vốn có thể chuyển thẳng đến các đối tượng thụ hưởng ở cấp cơ sở
-Là một tổ chức dựa trên cộng đồng nên có mối liên hệ chặt chẽ gần gủi với khách hàng cũng như những hộ nghèo.
-Tăng cường sự tham gia của người dân, huy động tiết kiệm một cách linh hoạt, trong chương trình tín dụng tiết kiệm.
Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô trong sứ mạng giảm nghèo đều hướng đến phụ nữ, nhất là tập quán của các nước phương đông làm cho phụ nữ nghèo trở nên phổ biến.
-Các tổ chức phi chính phủ (NGO)
Các tổ chức phi chính phủ thường chiếm 7,6% các chương trình tín dụng chính thức. Các chương trình này thường tính lãi suất cao hơn so với ngân hàng chính sách gấp 3 lần (1,5%/tháng ). Mặt dù có sự khác biệt về quy mô, phạm vi cung cấp dịch vụ, mục tiêu đối tượng hưởng lợi. Tất cả các tổ chức NGO đều cho rằng tín dụng cho người nghèo có ý nghĩa quan trọng để cải thiện điều kiện sống của họ. Lợi thế của các NGO trong chương trình tín dụng tiết kiệm là khả năng tiếp cận, đối tượng hưởng lợi chủ yếu là phụ nữ, quy động tiết kiệm tại địa phương bảo đảm tính bền vững, góp phần đào tạo những người hưởng lợi ở địa phương, làm tăng cường năng lực quản lý, đảm bảo tính bền vững.
Trong năm 2005 đã có 17.557 hộ nghèo của Thành phố ra khỏi hộ nghèo, có thu nhập trên 4 triệu đồng/người/năm và có 15.000 hộ có thu nhập trên 6 triệu đồng/người/năm. Đều này khảng định quyết tâm của thành phố trong công các giảm nghèo. Những nguyên nhân dẫn đến sự thành công trên là:Kinh tế liên tục tăng trưởng, chương trình xoá đói giảm nghèo đã tác động tích cực đến nhận thức, tinh thần trách nhiệm của mọi tần lớp, tiếp cận hộ nghèo theo cơ chế phối hợp đa ngành nê phát huy được hiệu quả, chính sách ưu đãi xã hội về y tế giáo dục,…. -Quỹ CEP thuộc Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh
Có thể nói Quỹ CEP thuộc liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh là một mô hình tài chính vi mô thử nghiệm, hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhưng theo cơ chế thị trường tự vững về tài chính, thành công nhất ở Thành phố nói riêng, cả nước nói chung.
CEP cho vay gắn liền với tiết kiệm, thông qua nhóm- cụm những người liên đới trách nhiệm thành những tổ vượt nghèo, với lãi suất thị trường được người nghèo chấp nhận, việc chi nhỏ các khoảng góp trong chu kỳ vay là điều kiện để người nghèo hoàn trả tốt, khả năng thu hồi vốn là trên 98%.
Hiện nay CEP có trên 65.000 khách hàng, dư nợ cho vay trên 190 tỷ đồng, hoạt động trên khắc các quận huyện trên địa bàn Thành phố.