Về huy động nguồn lực.

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và nhân lực của tỉnh đồng tháp (Trang 47 - 48)

- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư:

Căn cứ theo nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở trường, lớp học, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng theo mục tiêu đào tạo lực lượng lao động của Tỉnh đến 2020 đề ra và mức chi phí thường xuyên theo quy định. Dự kiến nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực của Tỉnh giai đoạn 2011-2020 khoảng 11.875 tỷ đồng, cụ thể như sau:

Đơn vị: Tỷ đồng

2011-2015 2016-2020 2011-2020

Tổng nhu cầu vốn (tỷ đồng) 6.277 5.750 12.027

a) Vốn đầu tư xây dựng 4.925 3.894 8.819

- Trường Đại học Đồng Tháp 1.750 - 1.750

- Trường CĐ Cộng đồng 114 - 114

- Trường Cao đằng Y tế 52 103 155

- Hệ thống trường Nghề 300 450 750

- Hệ thống giáo dục cơ sở 2.709 3.341 6.050

b) Kinh phí thường xuyên 1.352 1.856 3.208

- Dạy nghề 188 200 388

- Trung cấp chuyên nghiệp 37 60 97

- Đại học 573 800 1.373

- Trên đại học 96 160 256

- Đào tạo, bồi dưỡng khác 293 393 686

Nguồn: Tổng hợp từ các trường, sở, ngành Tỉnh

Để thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của Tỉnh theo đúng mục tiêu định hướng đề ra, các cơ sở đào tạo nghề, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh cần sự hỗ trợ của Trung ương và Tỉnh, cũng như vốn xã hội hóa từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

Cụ thể, đối với vốn chi thường xuyên cho đào tạo nhân lực tại các trường nghề, cao đẳng, đại học, vốn ngân sách nhà nước chi khoảng 50%, người theo học khoảng 40% và huy động từ nguồn xã hội hóa, các chương trình, dự án...; đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động từ nguồn xã hội hóa, các chương trình, dự án.

- Huy động nguồn lực cho mục tiêu phát triển nhân lực:

Tăng cường ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển nhân lực, đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển mạng lưới giáo dục-đào tạo, dạy nghề trên địa bàn Tỉnh, thông qua việc thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, tín dụng, lãi suất, đất đai, ghi công, khen thưởng... Nêu cao vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng đào tạo nhân lực. Thực hiện cơ chế lồng ghép, liên thông đối với các chính sách đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến ngư và vay vốn tạo việc làm, xuất khẩu lao động ra ngoài tỉnh; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ.

Huy động các nguồn lực theo hướng tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm về trang thiết bị dạy nghề cho các trường, trung tâm dạy nghề, trường cao đẳng, đại học có tham gia dạy nghề từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn huy động khác, nhằm đáp ứng đầy đủ với yêu cầu ngành, nghề đào tạo; xây dựng các phòng học, phòng thực hành đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định và xây dựng khu nội trú, nơi vui chơi, sinh hoạt cho sinh viên, học viên tập trung. Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển, đào tạo nhân lực.

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và nhân lực của tỉnh đồng tháp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)