0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Những nhân tố tác động 1 Những nhân tố bên ngoài.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 26 -28 )

1.Những nhân tố bên ngoài.

Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007. Cùng với những thuận lợi có được trong vấn đề kinh doanh và ngoại thương từ việc hội nhập thì nền kinh tế Việt Nam cũng mất đi phần nào tính chủ động trong việc sử dụng các công cụ điều tiết nền kinh tế và sẽ xuất hiện những rủi ro nhất định.

Trước tình hình biến động về kinh tế và chính trị của thế giới đã tác động đến nền kinh tế hàng hoá của Việt Nam, những thay đổi về mặt xã hội và trong đó có cả sự thay đổi về tạp quán sản xuất. Mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng thì mức độ chịu ảnh hưởng biến động của kinh tế thế giới càng lớn, đối với nền kinh tế mới phát triển và còn non yếu như Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế thế giới trong quá trình hội nhập; đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo và có các chính sách linh hoạt để thích ứng trong việc hội nhập. Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi cần có một đội ngũ lao động tri thức, lao động quản lý có chất lượng cao; đây là vấn đề mang tính sống còn trong hội nhập.

b) Sự tiến bộ khoa học - công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thức. Vào thế kỷ thứ XVIII, với sự phát minh ra máy hơi nước được xem là yếu tố then chốt làm nên cuộc cách mạng công nghiệp của nước Anh nói riêng và của cả nhân loại nói chung và trong giai đoạn hiện nay với tốc độ phát triển của khoa học máy tính như hiện nay được ví như một cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ và hệ thống thông tin liên lạc. Ứng dụng của khoa học máy tính vào các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, quản lý, thông tin liên lạc… đã làm gia tăng năng suất lao động trong nền kinh tế, tạo nên khối lượng hàng hoá đồ sộ; thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và dần chuyển sang một nền kinh tế mà các hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ chủ yếu dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ (hay còn gọi là nền kinh tế tri thức). Trong đó tập trung mũi nhọn vào phát triển và ứng dụng các công nghệ mới vào quá trình sản xuất. Trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ con người là nhân tố quan trọng nhất.

Nhận thức được rằng trong giai đoạn hiện nay chỉ có phát triển nền kinh tế tri thức mới đem lại sự giàu có và thịnh vượng cho một quốc gia. Vì vậy các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng theo đuổi mô hình phát triển nền kinh tế tri thức và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức thì yếu tố quyết định sự thành công là chất lượng nguồn nhân lực.

2. Những nhân tố trong nước.

Báo cáo chính trị của Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại… Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ… Tăng nhanh hàm lượng nội địa giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh

nghiệp và cả nền kinh tế”. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 (giá so sánh 1994) gấp 2,2 lần so với năm 2010, bình quân đầu người (giá thực tế) đạt khoảng 3.000 USD, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP, giá trị sản xuất công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 26 -28 )

×