0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 44 -45 )

I. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực. triển nhân lực.

Nâng dần nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế địa phương, cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống dân cư. Sự phát triển của nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế nhanh và xây dựng nền kinh tế tri thức của Tỉnh. Trong đó, phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông ở các cấp học, công tác phân luồng học sinh cuối cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông, gắn với giáo dục hướng nghiệp ở từng cấp được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tỉnh trong giai đoạn 2011-2020.

Để công tác đào tạo nghề đạt được mục tiêu đề ra, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong Tỉnh cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy về các nhiệm vụ, công tác đào tạo nghề, nhận thức đúng tầm quan trọng của nhiệm vụ đào tạo nghề với ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội hết sức to lớn. Do đó phải thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vai trò của đào tạo nghề cho lao động là nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ cho lao động để tìm kiếm việc làm, hoặc tự tạo việc làm ổn định, lâu dài phù hợp với bản thân, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư, làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn, biên giới theo hướng hiện đại.

Các cấp, các ngành phải thường xuyên đưa công tác đào tạo nghề vào các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình hành động của địa phương, của ngành mình; lồng ghép vào các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng ngành; đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện đào tạo nghề. Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về công tác đào tạo nghề, nhằm đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, từng giai đoạn, tìm ra những yếu kém, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để khắc phục. Đi đôi với công tác tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 44 -45 )

×