V. Dự báo nhu cầu đào tạo laođộng của ngành, lĩnh vực chủ yếu 1 Ngành Nông nghiệp.
3. Ngành Thương mại Dịch vụ.
Tập trung phát triển các đối tượng tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn, đồng thời thu hút các thương gia lớn từ ngoài tỉnh và ngoài nước có đủ năng lực làm đầu tàu lôi kéo thúc đẩy thương mại của Tỉnh phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự năng động hơn cho các yếu tố sản xuất, sức cạnh tranh của nông sản, phát huy được tiềm năng
và lợi thế so sánh của Tỉnh. Để đạt được mục tiêu quy hoạch phát triển ngành thương mại đến năm 2020, đòi hỏi nguồn nhân lực dành cho phát triển ngành thương mại phải có tay nghề, tính chuyên nghiệp cao.
- Giai đoạn 2011-2015: đến năm 2015 lao động của ngành 180.000 người, nhu cầu đào tạo 42.440 người. Trong đó:
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô 26.700 người, gồm: dạy nghề 19.830, trung cấp chuyên nghiệp 1.520, cao đẳng 1.740, đại học 3.530, trên đại học 80 người.
Khách sạn và nhà hàng 9.290 người, gồm: dạy nghề 7.890, trung cấp chuyên nghiệp 1.310, cao đẳng 50, đại học 40 người.
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 5.570 người, gồm: dạy nghề 3.320, trung cấp chuyên nghiệp 840, cao đẳng 760, đại học 650 người.
Hoạt động dịch vụ khác 800 người, gồm: dạy nghề 800 người.
- Giai đoạn 2016-2020: đến năm 2020 lao động của ngành 227.000 người, nhu cầu đào tạo 41.060 người. Trong đó:
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô 28.640 người, gồm: dạy nghề 14.890, trung cấp chuyên nghiệp 1.630, cao đẳng 6.450, đại học 5.580, trên đại học 90 người.
Khách sạn và nhà hàng 8.150 người, gồm: dạy nghề 6.300 người, trung cấp chuyên nghiệp 1.720 người, cao đẳng 50 người, đại học 80 người.
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 3.740 người, gồm: dạy nghề 3.140, trung học chuyên nghiệp 140, cao đẳng 230, đại học 230 người.
Hoạt động dịch vụ khác 530 người, gồm dạy nghề 530 người.