- Ngâm mẫu: Tất cả các mẫu sau khi đã đầm trong cốiCBR đều được ngâm trong nước trước khi thí nghiệm CBR Việc ngâm mẫu được tiến hành
B. Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất bazan gia cố tro bay
3.2.8 Thí nghiệm xác định cường độ ép chẻ (Rec) 22TCN73-
* Khái niệm: Cường độ ép chẻ (cường độ chịu kéo khi nứt chẻ) là khả
năng chống lại lực ép vỡ, tác dụng theo mặt bên dọc theo đường sin của mẫu, bàn nén là mặt phẳng, hình 3-11.
- Kết quả thí nghiệm nhằm xác định cường độ vật liệu, sử dụng trong tính toán kết cấu mặt đường.
* Chế bị mẫu: Tương tự như chế bị mẫu thí nghiệm nén
* Tiến hành thí nghiệm:
- Nén từng viên mẫu theo phương dọc cho đến khi mẫu bị phá hoại với tốc độ nén: 2-4 mm/phút (đối với chất liên kết vô cơ).
94
Dựa vào kích thước mẫu, tải trọng ép phá hoại, tính cường độ ép chẻ theo công thức: Rec=
DHP P
K , daN/cm2
Trọng đó:
K - là hệ số: K=2/π (chất liên kết vô cơ), K=1 (với chất liên kết
hữu cơ);
P - tải trọng ép, daN;
D và H- đường kính và chiều cao mẫu, cm
- Tiến hành thí nghiệm 3 tổ mẫu, kết quả (Rec) lấy theo trị số trung bình và sai số giữa các mẫu thí nghiệm phải ≤10%.
- Đối với vật liệu gia cố chất kết dính vô cơ, để chuyển cường độ vật liệu thí nghiệm theo phương pháp ép chẻ sang các loại cường độ khác, có thể tính gần đúng theo công thức sau:
Rk: : Rsc: Rku=1:1,35:(1,5÷2)
Trong đó: Rk:- cường độ chịu kéo dọc trục (thí nghiệm thoe phương
pháp kéo dọc trục), MPa;
Rsc - cường độ ép chẻ (thí nghiệm theo phương pháp ép chẻ), MPa;
Rku - cường độ kéo uốn (thí nghiệm theo phương pháp uốn dầm), MPa.
* Kết quả thí nghiệm
Bảng 3-11 Kết quả thí nghiệm cường độ ép chẻ (Rec) đất bazan gia cố
STT Loại mẫu gia cố Cường độ ép chẻ (kG/cm2) sau thời gian bảo dưỡng
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Trung bình
1 Mẫu gia cố 4% tro bay 1,15 1,24 1,2 1,20
2 Mẫu gia cố 6% tro bay 1,28 1,31 1,29 1,29
3 Mẫu gia cố 8% tro bay 1,34 1,37 1,375 1,36
95
Hình 3-16 Biều đồ hiển thi quan hệ giữa cường độ ép chẻ và % phụ gia tro bay