6. Cấu trúc của Luận văn
1.2.2. Thực tiễn về việc dạy nghị luận văn học của giáo viên
Thực tế của việc dạy học các bài học về so sánh ở nhà trường phổ thông cho thấy việc giáo viên dạy nhiều lần một nội dung nào đó không đồng nhất với việc giáo viên dạy tốt phần nội dung ấy. Có những giáo viên, dạy đi dạy lại một phần nội dung, nhưng hầu như tiết nào cũng giống tiết nào, nội dung bất biến và cùng với nội dung bất biến thì phương pháp cũng bất biến theo. Thậm chí, có một số ít người vì dạy nhiều lần quá một nội dung nên tiết dạy trở nên nhàm chán, kém nhiệt tình. Tiết học cũng vì thế trở nên buồn tẻ và học sinh cũng rất ít hứng thú học tập. Vì vậy có thể thấy rằng việc dạy tốt một phần nào đó, một nội dung phải có những điều kiện nhất định. Phải chăng điều kiện đó đối với giáo viên là cần phải dạy học đúng đặc trưng bộ môn; nội dung dạy học và rèn luyện phải phù hợp với tâm sinh lí và nhận thức của học sinh; phải đảm bảo tính khoa học, tính hấp dẫn trong việc tổ chức giờ dạy; học sinh phải hứng thú, phải chủ động trong học tập... và còn biết bao điều kiện khác nữa.
Tìm hiểu thực trạng của việc dạy phần so sánh hiện nay ở trường phổ thông chúng tôi thấy số lượng các tiết dạy nội dung này ở nhà trường phổ thông chiếm một tỉ lệ vừa phải. Ở tiểu học, chương trình Tiếng Việt lớp 3, các em được học 4 tiết với các nội dung: Tìm các hình ảnh so sánh trong những
54
câu văn, câu thơ; ghi lại các từ chỉ sự so sánh có trong phép so sánh; tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ, câu văn; tìm những từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh; tìm những âm thanh được so sánh với nhau ... Như vậy, học sinh tiểu học chủ yếu tiếp cận với biện pháp tu từ so sánh thông qua việc tiếp nhận văn bản. Việc luyện cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong việc đặt câu, dựng đoạn hay viết bài chưa được đặt ra. Mục đích chủ yếu của nội dung học tập này mới chỉ dừng lại ở mức các em biết nhận diện so sánh, biết phát hiện ra các vế của so sánh, các từ so sánh... Bởi vậy có thể nói nhiệm vụ của giáo viên ở tiểu học mới chỉ là giới thiệu với các em và giúp các em làm quen với biện pháp tu từ so sánh. Có thể nói, ở bậc học này, giáo viên đã hoàn thành được nhiệm vụ dạy học của mình.
Ở trung học cơ sở, chương trình Ngữ văn lớp 6 đã dành hai tiết để học sinh tìm hiểu một số nội dung lý thuyết về biện pháp tu từ so sánh. Nội dung cụ thể các em được tìm hiểu là: khái niệm so sánh, phân loại so sánh, cấu tạo so sánh, các kiểu so sánh, tác dụng của so sánh. Có thể thấy những nội dung lý thuyết quan trọng nhất của biện pháp tu từ so sánh được học sinh tìm hiểu ở bậc học này là chính. Với thời lượng hai tiết học mà phải giúp học sinh tìm hiểu nhiều nội dung lý thuyết nên dường như giáo viên tập trung vào việc cung cấp lý thuyết là chủ yếu, rồi sau đó đưa ra một vài dẫn chứng có tính chất minh họa cho lý thuyết. Còn lại, việc thực hành rèn luyện vận dụng lý thuyết vào tạo lập những biện pháp tu từ so sánh trong việc dựng đoạn, viết bài dường như không có. Bởi vậy kết quả là, học sinh có thể đọc thuộc lòng lý thuyết nhưng hầu như chưa em nào có được một ý thức thật đầy đủ về việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài nói bài viết của mình. Trong khi đó, kết quả học tập tiếng Việt của học sinh được đánh giá một cách đầy đủ, chính xác không phải bằng việc các em nhớ nhiều hay nhớ ít, bằng việc thuộc lòng hay không thuộc lòng lý thuyết. Điều quan trọng là các em có thể vận dụng được, thực hành được những nội dung lý thuyết đã học, chứ không phải là chỉ thuộc lòng lý thuyết đơn thuần.
55
Xét từ cách nhìn nhận này thì việc dạy học của giáo viên trung học cơ sở về biện pháp tu từ so sánh vẫn còn những hạn chế nhất định.
Lên trung học phổ thông, chương trình Ngữ văn lớp 11 cũng đã dành hai tiết để học sinh tiếp tục tìm hiểu về so sánh nhưng từ góc độ khác, góc độ của một thao tác lập luận. Với nội dung này, học sinh đã được quay trở lại với so sánh qua việc tìm hiểu một số nội dung như: mục đích của việc dùng lập luận so sánh, cách thức tổ chức một lập luận so sánh, luyện tập sử dụng thao tác lập luận so sánh... Sử dụng thao tác lập luận để trình bày một vấn đề nhằm thuyết phục người khác không phải là điều dễ dàng với học sinh và hơn nữa thời lượng học tập trên lớp cũng khó có thể cho phép các em sử dụng thao tác lập luận so sánh để tạo lập được một vấn đề hoàn chỉnh, vì thế không ít giáo viên tỏ ra ngại việc luyện tập.
Thêm vào đó, hiện nay ở nhà trường trung học phổ thông, giáo viên quan tâm nhiều, tập trung nhiều cho việc dạy văn hơn là dạy tiếng. Nhiều giờ dạy tiếng bị dạy dồn, dạy ép hoặc thậm chí bị dạy lướt hay dạy bớt. Việc học sinh hiểu hay không hiểu những nội dung học tập và thực hành về tiếng Việt không quan trọng bằng việc dạy văn, học văn. Các em học là để chuẩn bị cho thi cử, cho việc bước chân vào các trường đại học hay cao đẳng nhiều hơn là cho việc hiểu bài, nắm vững bài. Kết quả là việc học tập phần nội dung lập luận so sánh của học sinh trung học phổ thông cũng chưa thật cao. Trong khi đó, việc giáo viên nhắc nhở, việc rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài nói, bài viết, đặc biệt là trong làm văn dường như bị giáo viên lãng quên và theo đó cũng bị học sinh lãng quên.