Tạo lập biện pháp tu từ so sánh nhƣ một phƣơng tiện bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Trang 86 - 98)

- Lan miệt mài học tập như con ong đang xây tổ Nó đóng kịch không khác gì một diễn viên.

A.Tạo lập biện pháp tu từ so sánh nhƣ một phƣơng tiện bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ

tình cảm, thái độ

A1. Nội dung luyện tập

Một trong những đặc điểm của việc nghị luận là đối thoại và tranh luận. Vì thế văn nghị luận, mà cái lõi của nó chính là nghị luận, cũng mang đậm tính chất này. Trong đối thoại và tranh luận, việc bộc lộ thái độ, chính kiến đối với vấn đề được đưa ra nghị luận là cần thiết. Nhưng thái độ, chính kiến đó không phải lúc nào cũng cần bộc lộ một cách trực tiếp, lộ liễu mà có những lúc, những thời điểm nào đó, những thái độ, chính kiến ấy vẫn cần được thể hiện một cách tế nhị, kín đáo. Kín đáo mà vẫn rõ ràng, kín đáo mà vẫn thuyết phục, kín đáo mà người đọc, người nghe vẫn nhận ra thái độ, chính kiến ấy của người nói, người viết. Đây là lúc tác giả cần phải biết ẩn mình, giấu mình để sao cho vấn đề được trình bày tự thể hiện quan điểm, thái độ giúp tác giả. Vào những thời điểm như vậy, biện pháp tu từ so sánh là một phương tiện hỗ trợ đắc lực. Điều quan trọng là cái đích cuối cùng của nghị luận cần đạt đến vẫn phải đảm bảo là sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe, giúp họ hiểu, tin và hành động theo hướng mà tác giả mong muốn.

Trong loại bài tập “Tạo lập biện pháp tu từ so sánh như một phương tiện bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ” này, học sinh sẽ được luyện tập sử dụng so sánh để bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, thái độ rất khác nhau đối với vấn đề được đưa ra nghị luận. Đó có thể là sự đồng tình, ủng hộ; cũng có thể là phê phán, bác bỏ; cũng có thể là đề cao, ca ngợi; cũng có thể là sự hoài nghi, lưỡng lự ... Tùy theo tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình mà các em tạo lập biện pháp tu từ so sánh sao cho phù hợp.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, một biện pháp tu từ so sánh có thể mang trong mình một hoặc nhiều giá trị diễn đạt. Vì vậy, trong luyện tập, học

87

sinh có thể tạo lập được những biện pháp tu từ so sánh mang nhiều giá trị như vậy. Tuy nhiên, loại bài tập này tập trung chủ yếu vào việc giúp học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh như một phương tiện bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ vì thế những giá trị khác của so sánh tạm thời được để lại, được dành cho loại bài luyện tập khác.

A2. Đặc điểm của bài tập

Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh phải tạo lập được biện pháp tu từ so sánh sao cho phù hợp với tư tưởng, tình cảm, thái độ nào đó, vì thế loại bài này sẽ lấy việc tạo lập biện pháp tu từ so sánh đúng với yêu cầu của bài tập đặt ra làm trung tâm. Biện pháp tu từ so sánh được được tạo ra ấy có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ về cấu tạo nhưng điều quan trọng nhất là qua biện pháp tu từ so sánh, các em cần bộc lộ được chính kiến, quan điểm, thái độ của mình về vấn đề đang được bàn bạc một cách chính xác. Chính vì đích cần đạt như vậy nên loại bài tập này cũng có thể chia nhỏ hơn nữa thành hai kiểu chính:

- Kiểu 1: Bài tập điền từ ngữ để tạo lập tu từ so sánh

Đây là loại bài tập đưa ra một ngữ liệu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Tuy vậy, ngữ liệu này khi đưa vào bài tập đã không được trích dẫn đầy đủ, hoàn chỉnh. Phần so sánh đã bị lược bớt vế B (đối tượng dùng để so sánh) và nhiệm vụ của học sinh là dựa vào các câu chữ còn hiện diện trong văn bản mà điền vế B sao cho phù hợp với tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả đã được thể hiện trong văn bản.

- Kiểu 2: Bài tập tự tạo lập tu từ so sánh

Đây là loại bài tập không sử dụng ngữ liệu cho trước. Học sinh sẽ dựa vào những chỉ dẫn và yêu cầu của bài tập để tạo lập biện pháp tu từ so sánh sao cho phù hợp. Những định hướng này chủ yếu tập trung vào hai nội dung: nêu vấn đề cần nghị luận và nêu những giả định về tư tưởng, tình cảm, thái độ của người nói, người viết về vấn đề đó (như: ủng hộ, bác bỏ, phê phán, ca ngợi...). Dựa vào những chỉ dẫn ấy, học sinh tự tạo lập biện pháp tu từ so sánh.

88

A3. Đề bài minh họa

● Kiểu 1: Bài tập điền từ ngữ để tạo lập tu từ so sánh

Đề 1: Đọc đoạn thơ trích dưới đây rồi thực hiện yêu cầu của đề bài :

Có một buổi chiều nào như chiều xưa/ Anh về trên cát nóng/ Đường dài vành môi khát bỏng/ Em đến dịu dàng như …. (1).

Có buổi chiều nào như chiều qua/ Lòng tràn đầy thương mến/ Mang cả xuân thì em đến/ Thắm nồng như ….. (2)/ Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi/ Cho tôi chiếc hôn nồng cháy/ Nỗi đau bắt đầu từ đấy/ Ngọt ngào như…..(3).(Dạ khúc – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Yêu cầu: Hãy điền vào những chỗ trống trong đoạn thơ để tạo thành biện pháp tu từ so sánh sao cho phù hợp với tình cảm của tác giả.

[Ghi chú: Tham khảo cách sử dụng so sánh của văn bản gốc ở những vị trí đã bị thay bằng dấu ba chấm: (1) một cơn mưa; (2) một bông hoa; (3) trái nho tươi.]

Đề 2: Hãy điền vào những chỗ trống trong đoạn văn để tạo thành biện

pháp tu từ so sánh sao cho phù hợp với quan điểm của bài viết vẽ ra viễn cảnh cuộc đời hạnh phúc của người phụ nữ:

Anh thiết tưởng em có thể hưởng được cuộc đời rất êm ái, nào cửa nào nhà, nào con nào cái, sớm trưa xum họp gia đình cùng ai âu yếm suốt trăm năm, như…(1) như… (2), như…(3),…. , như…..(4) có phải một đời khỏi nỗi chơ vơ không?” (Tố Tâm – Hoàng Ngọc Phách)

[Ghí chú: Tham khảo cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh của văn bản gốc ở những vị trí đã bị thay bằng dấu ba chấm:(1) gấm (2) tranh; (3); vườn đào mùa xuân (4) hồ sen mùa hạ]

● Kiểu 2: Bài tập tự tạo lập tu từ so sánh

Đề 1: Hãy làm rõ nỗi thống khổ của người nông dân bị áp bức trước Cách mạng qua nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Yêu cầu: Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

89

Yêu cầu: Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh thể hiện thái độ của mình đối với văn học.

B.Tạo lập biện pháp tu từ so sánh nhƣ một phƣơng tiện tăng cƣờng nhận thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B1. Nội dung luyện tập

Một trong những chức năng quan trọng của tu từ so sánh là nhận thức. Qua tu từ so sánh, người đọc, người nghe có thể hiểu một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn nhờ dựa vào các vế của tu từ so sánh. Thường thì vế A là vế cần phải nhận thức nhưng lại chưa rõ nên người nói, người viết đã dùng vế B như một chuẩn so sánh, như cái đã biết để nói về vế A, vế chưa biết, giúp vế A hiện ra rõ ràng hơn.

Chính việc so sánh như vậy vừa tăng cường được nhận thức cho người đọc, người nghe, vừa giúp người đọc, người nghe nhận thức theo đúng cách mà người nói, người viết mong muốn. Nếu không dùng biện pháp tu từ so sánh, người đọc, người nghe vẫn có thể hiểu được vấn đề cần trình bày, nhưng việc hiểu đó có thể khó khăn hơn. Cho nên việc dùng biện pháp tu từ so sánh như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho người nói, người viết trong việc giúp người đọc, người nghe nhận thức theo kiểu mà người nói, người viết định trước.

Bởi lí do đó, việc tách biệt loại bài tập này để luyện riêng cho học sinh cũng là điều chúng tôi thấy cần thiết.

B2. Đặc điểm của bài tập

Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh phải xây dựng được những đoạn văn, câu văn trình bày ý kiến của mình vừa chính xác vừa dễ hiểu thông qua việc sử dụng phép so sánh. Loại bài tập này đòi hỏi các em phải biết cân nhắc, biết lựa chọn thời điểm so sánh, đối tượng so sánh sao cho đúng lúc, đúng chỗ để giúp cho vấn đề nghị luận trở nên dễ nhận thức hơn đối với người đọc. Với đặc điểm như vậy, sự nhạy cảm ngôn ngữ sẽ tỉ lệ thuận với việc sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh trong loại bài tập này.

90

Cũng giống như loại bài tập tạo lập biện pháp tu từ so sánh như một phương tiện bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ, loại bài tập tạo lập biện pháp so sánh tu từ như một phương tiện cũng có thể tách ra thành hai kiểu bài tập nhỏ:

- Kiểu 1: Bài tập điền từ ngữ để tạo lập tu từ so sánh

Đây là kiểu bài tập có đưa ra ngữ liệu sử dụng biện pháp tu từ so sánh nhưng tu từ so sánh đó đã bị lược bớt một vài yếu tố trong cấu tạo. Học sinh theo yêu cầu của bài tập mà điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

- Kiểu 2: Bài tập tự tạo lập tu từ so sánh

Đây là loại bài tập không sử dụng ngữ liệu cho trước. Học sinh sẽ dựa vào những chỉ dẫn và yêu cầu của bài tập để tạo lập biện pháp tu từ so sánh có giá trị như một phương tiện tăng cường nhận thức.

B3. Đề bài minh họa

● Kiểu 1: Bài tập điền từ ngữ để tạo lập biện pháp tu từ so sánh

Đề 1: Hãy điền vào những chỗ trống trong đoạn văn để tạo thành biện

pháp tu từ so sánh nhằm giúp người đọc hiểu vấn đề dễ dàng hơn, cụ thể hơn:

“Con người chẳng qua chỉ là ….(1),……(2), nhưng là……..(3) Cần gì cả vũ trụ mới đè bẹp được…..(4)! Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ để giết chết con người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp con người, con người so với vũ trụ vẫn cao hơn vì khi chết thì biết rằng chết, chứ không như vũ trụ kia khỏe hơn người nhiều mà không biết rằng mình khỏe.” (Paxcan)

[Ghi chú: Tham khảo cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh của văn bản gốc ở những vị trí đã bị thay bằng dấu ba chấm: (1) một cây sậy, (2) cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa, (3) nhưng là một cây sậy có tư tưởng,(4) cây sậy ấy]

Đề 2: Hãy điền vào chỗ trống trong phần trích dưới đây để tạo thành biện pháp tu từ so sánh:

- “Con yêu mẹ bằng….(1) / Rộng lắm không bao giờ hết/ Thế thì làm sao con biết/ Là trời ở những nơi đâu/ Trời rất rộng lại rất cao/ Mẹ mong bao giờ con

91

tới!/ Con yêu mẹ bằng….(2)/ Để nhớ mẹ con tìm đi/ Từ phố này đến phố kia/ Là con gặp ngay được mẹ/ Hà nội còn là rộng quá/ Các đường như nhện giăng tơ/ Nào những phố này phố kia/ Gặp mẹ làm sao gặp hết!/ Con yêu mẹ bằng….(3) / Suốt ngày con ở đấy thôi/ Lúc con học, lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ/ Nhưng tối con về nhà ngủ/ Thế là con lại xa trường/ Còn mẹ ở lại một mình/ Thì mẹ nhớ con lắm đấy/ Tình mẹ cứ là hay nhớ/ Lúc nào cũng muốn bên con/ Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó/ À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng ….(4)” (Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)

[ Ghi chú: Tham khảo cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh của văn bản gốc ở những vị trí đã bị thay bằng dấu ba chấm (1): ông trời, (2): Hà Nội, (3): trường học, (4): con dế]

● Kiểu 2: Bài tập tự tạo lập biện pháp tu từ so sánh

Đề 1: Hãy viết một đoạn văn trình bày về giá trị của sách báo trong cuộc sống của con người.

(Yêu cầu: Sử dụng biện pháp tu từ so sánh như một phương tiện tăng cường tính biểu cảm).

Đề 2: Hãy viết một đoạn văn trình bày về tác dụng của văn học đối với

cuộc sống hiện đại.

(Yêu cầu: Sử dụng biện pháp tu từ so sánh như một phương tiện tăng cường tính biểu cảm).

C.Tạo lập biện pháp tu từ so sánh nhƣ một phƣơng tiện bộc lộ cách cảm, cách nghĩ độc đáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C1. Nội dung luyện tập

Dù là viết văn nghị luận hay văn miêu tả, tự sự... thì tất cả mọi người, ai cũng cố gắng để tạo ra cho mình cái riêng độc đáo cả nội dung lẫn hình thức. Cái riêng, độc đáo đó được thể hiện trong văn bản bằng nhiều cách khác nhau. Trong số những cách ấy là sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

92

Cái độc đáo trong sử dụng biện pháp tu từ so sánh được thể hiện chủ yếu qua cách cảm, cách nghĩ, cách so sánh mà tác giả sử dụng. Cách cảm, cách nghĩ ấy là cách cảm, cách nghĩ chưa từng có ai dùng, hay nói một cách khác là chưa hề có ai cảm, ai nghĩ và so sánh như thế.

Chính vì đặc điểm này của so sánh cho nên khi tạo lập văn bản, các tác giả đều cố gắng khai thác thế mạnh của biện pháp tu từ so sánh này ở mức cao nhất. Tương tự như vậy, khi viết bài văn, nếu học sinh biết tận dụng giá trị này của tu từ so sánh thì chắc chắn các em cũng có khả năng bộc lộ được cái riêng của mình trong cách cảm, cách nghĩ về chính những điều mà mình đang trình bày. Loại bài tập tạo lập biện pháp tu từ so sánh như một phương tiện bộc lộ cách cảm, cách nghĩ độc đáo được đưa ra cho học sinh luyện tập chính là nhằm vào mục đích ấy. Tuy vậy, chúng tôi vẫn quan niệm cái độc đáo trong cách cảm, cách nghĩ của học sinh chỉ nên dừng lại ở mức đó là những suy nghĩ, những cảm nhận riêng của các em không giống với những người khác, dù cái riêng đó chưa thật hay, thật nghệ thuật. Điều quan trọng là dù có tạo ra được biện pháp tu từ so sánh độc đáo, riêng biệt hay không thì các em qua việc rèn luyện này cũng ý thức được một cách sâu sắc về giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong tạo lập văn bản.

C2. Đặc điểm của bài tập

Đây là loại bài tập đòi hỏi học sinh phải cố gắng tạo ra được biện pháp tu từ so sánh thể hiện được cái riêng của mình. Có thể là quá khó với học sinh trung học phổ thông khi đặt ra yêu cầu này. Vì vậy bài tập này chỉ yêu cầu các em xây dựng được một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như một phương tiện thể hiện một phần nào đó cái riêng của mình mà thôi. Biện pháp tu từ so sánh các em tạo ra được đó không giống với cách người khác đã so sánh là đạt yêu cầu.

Tuy nhiên cũng không vì yêu cầu cố gắng thể hiện cái riêng, không giống với người khác, mà các em so sánh một cách tùy tiện, tùy hứng. Các em cần phải nhận thức được rằng không phải cứ khác với người khác, cứ viết

93

theo cách mình nghĩ, mình cảm là trở thành độc đáo. Cái riêng chỉ được chấp nhận, chỉ được coi là hay khi mà cái riêng đó được đặt trên nền cái chung của toàn bộ bài viết và phù hợp với quy luật của tư duy, của nhận thức hiện thực.

Cũng giống như loại bài tập tạo lập biện pháp tu từ so sánh ở hai loại trên, loại bài tập tạo lập biện pháp tu từ so sánh như một phương tiện thể hiện cách cảm, cách nghĩ riêng này cũng có thể tách ra thành hai kiểu bài tập nhỏ:

- Kiểu 1: Bài tập điền từ ngữ để tạo lập biện pháp tu từ so sánh

Đây là kiểu bài tập có đưa ra ngữ liệu sử dụng so sánh nhưng so sánh đó đã bị lược bớt một vài yếu tố trong cấu tạo. Học sinh theo yêu cầu của bài

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Trang 86 - 98)