Mục đích thực nghiệm

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Trang 103 - 105)

- Lan miệt mài học tập như con ong đang xây tổ Nó đóng kịch không khác gì một diễn viên.

3.1.Mục đích thực nghiệm

B. Loại chữa lỗi trong mối quan hệ với các yếu tố ngoài so sánh

3.1.Mục đích thực nghiệm

Đối với bất kỳ một luận văn nào bàn về vấn đề phương pháp dạy học cũng đều cần phải có quá trình thực nghiệm. Mục đích của thực nghiệm này là nhằm kiểm chứng và đánh giá lại một cách khách quan, chính xác hơn những vấn đề mà chúng tôi đã đề xuất trong chương II.

Trong chương II chúng tôi đã nêu lên một số dạng bài tập rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài văn nghị luận văn học.

Những bài tập rèn luyện đó được chia thành ba nhóm: Nhóm bài tập nhận biết và phân tích giá trị của tu từ so sánh; Nhóm bài tập tạo lập tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học; Nhóm bài tập chữa lỗi sử dụng tu từ so sánh trong bài văn nghị luận văn học.

Mỗi nhóm bài tập lại được chia thành những loại bài tập khác nhau: Nhóm bài tập nhận biết và phân tích giá trị của tu từ so sánh chia thành hai

104

loại: loại nhận biết so sánh tu từ trong câu văn, bài văn; loại phân tích giá trị

chính của phép so sánh tu từ.

Nhóm bài tập tạo lập biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học được chia thành bốn loại: loại tu từ so sánh như một phương tiện để bộc lộ thái độ, tình cảm, loại tu từ so sánh như một phương tiện tăng cường nhận thức, loại tu từ so sánh như một phương tiện tạo dấu ấn cá nhân, loại tu từ so sánh như một phương tiện tăng cường tính sinh động, tính biểu cảm.

Nhóm bài tập chữa lỗi sử dụng tu từ so sánh trong bài văn nghị luận văn học có ba loại: loại chữa lỗi trong cấu tạo so sánh, loại chữa lỗi trong bộc lộ thái độ, tình cảm, loại chữa lỗi trong nhận thức, tư duy.

Chúng tôi cũng nêu ra những yêu cầu chung của việc thực hiện những bài tập rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh nói trên. Tất cả những yêu cầu đó đều nhằm thực hiện hai mục tiêu chính, đó là, thứ nhất, giúp học sinh nhận thức được giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn; thứ hai, rèn luyện sử dụng thành thạo biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài văn nghị luận, trong đó yêu cầu thứ hai là cơ bản, chủ yếu đối với chương trình rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Có thể nói, toàn bộ nội dung việc rèn luyện đã nêu ở trên đòi hỏi thời gian tiến hành thực nghiệm khá nhiều và cần phải thực hiện trên một quy mô đủ để có thể rút ra được những kết luận khoa học đáng tin cậy.

Trên thực tế, vì thời gian dành cho luận văn không nhiều, tìm được trường học có điều kiện phù hợp để tiến hành thực nghiệm không phải là dễ, cho nên chúng tôi buộc phải giới hạn nội dung thực nghiệm và quy mô thực nghiệm.

Về nội dung thực nghiệm, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập nhằm giúp học sinh biết cách tạo lập và sửa lỗi trong việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh nhằm tăng cường tính biểu cảm, sinh động trong bài làm văn nghị luận văn học cho học sinh. Tuy nhiên, để kết luận hệ thống bài tập này có khả thi hay không, có đạt được kết quả như mong muốn hay không thì buộc phải

105

thông qua thực nghiệm dạy học để đánh giá. Những kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm chính là những thông tin phản hồi hết sức quan trọng, nó đóng vai trò là cơ sở để chúng tôi điều chỉnh hệ thống bài tập cũng như các biện pháp để nâng cao hiệu quả rèn cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài văn nghị luận văn học. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi không có điều kiện để tiến hành kiểm nghiệm tính khả thi của hệ thống bài tập trên quy mô rộng lớn, song chúng tôi hy vọng thực nghiệm này nhằm kiểm tra lại một phần vấn đề nghiên cứu sau:

- Bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn nghị luận được xây dựng ở chương II có tính vừa sức với trình độ của học sinh và có gây được sự hứng thú của học sinh trung học phổ thông hay không?

- Hiệu quả của việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông thông qua các bài tập mà luận văn đã xây dựng như thế nào?

Nếu giả định rằng, các bài tập mà luận văn xây dựng phù hợp với học sinh, kết quả làm văn của các em đạt hiệu quả cao hơn, các em không phải chỉ biết thưởng thức cái hay mà còn biết tạo ra trong bài làm văn nghị luận văn học của mình những biện pháp tu từ so sánh hay, lí thú, sinh động, biểu cảm, thì có thể khẳng định việc đưa các bài tập đó vào nhà trường để rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho các em, giúp các em học tốt hơn phần làm văn ở trung học phổ thông là hoàn toàn khả thi.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Trang 103 - 105)