- Lan miệt mài học tập như con ong đang xây tổ Nó đóng kịch không khác gì một diễn viên.
B. Loại chữa lỗi trong mối quan hệ với các yếu tố ngoài so sánh
3.5. Tiến trình thực nghiệm.
Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chúng tôi liên hệ và lựa chọn giáo viên dạy thực nghiệm cũng
như đối chứng của 4 trường trung học phổ thông: Quế Võ số 1, Quế Võ số 3, Hàn Thuyên (Bắc Ninh) và Lý Thường Kiệt (Hà Nội).
Bước 2: Chúng tôi gặp trực tiếp những giáo viên (đã liên hệ từ trước) để trình bày mục đích, nội dung và cách thức thực nghiệm.
Bước 3: Học sinh lớp thực nghiệm được rèn luyện một số nội dung như
chúng tôi đã đề xuất. Trong khi đó các lớp đối chứng không được cung cấp những kiến thức và những bài tập rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh như các lớp thực nghiệm.
Bước 4: Học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng của bốn trường trung học phổ thông làm bài kiểm tra ( đề bài đã nêu ở trên, thời gian làm bài kiểm tra là như nhau).
Bước 5: Giáo viên tiến hành chấm bài.
Bước 6: Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.
Chúng tôi sẽ phân tích kết quả thực nghiệm theo từng bước tiến hành nêu trên.
Trong bước 1, bước này tiến hành tương đối thuận lợi, chúng tôi đã nhận được từ Ban Giám hiệu các trường chúng tôi chọn làm thực nghiệm sự
110
ủng hộ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất (cử giáo viên tham gia, bố trí phòng giảng, cung cấp các phương tiện thiết bị giảng dạy…) cho đợt thực nghiệm. Nhân đây chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu các trường đã hết lòng giúp dỡ chúng tôi tiến hành thuận lợi đợt thực nghiệm này.
Trong bước 2, những giáo viên tham gia quá trình thực nghiệm đã nhiệt tình, tích cực cùng chúng tôi trao đổi về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành thực nghiệm. Mọi người đã bàn bạc, thảo luận xây dựng kịch bản, giáo án giảng dạy, đưa ra các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách giải quyết những tình huống đó. Từ đó, chúng tôi đã có được một kịch bản thực nghiệm tương đối tốt để có thể đạt được kết quả mong muốn trong thực nghiệm.
Trong bước 3, với bốn lớp được dạy thực nghiệm, khi giáo viên cho các em ôn tập lại kiến thức phần văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng các em tỏ ra khá trầm, thậm chí không mấy hứng thú. Tuy nhiên khi giáo viên chuyển sang mảng kiến thức về tu từ so sánh thì các em hào hứng tiếp nhận (đặc biệt là lớp 11A3 – trường trung học phổ thông Hàn Thuyên và lớp 11 A2 – trường trung học phổ thông Quế Võ số 1). Nhìn chung, khi được tiếp thu kiến thức về biện pháp tu từ so sánh, đặc biệt là về giá trị biểu cảm của tu từ so sánh trong bài văn nghị luận văn học các em đã bày tỏ mong muốn mình có thể sử dụng được biện pháp tu từ so sánh để biểu đạt được thái độ, tình cảm của mình đối với vấn đề bàn đến trong bài văn nghị luận, đặc biệt là có thể viết được những đoạn văn biểu cảm làm tăng thêm giá trị bài văn. Đồng thời các em cũng tỏ ra lo lắng vì cảm thấy khó khăn khi cầm bút viết thể hiện trên giấy những thái độ, tình cảm của mình, khi tìm những biện pháp tu từ so sánh có tính biểu cảm.
Để giải đáp và tháo gỡ khó khăn, chúng tôi tiếp tục cung cấp cho các em hệ thống các bài tập (đã nêu trong chương 2) để các em làm quen với việc cảm nhận được cái hay, tính biểu cảm trong các đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh của các nhà văn nổi tiếng, đồng thời tập dần từ dễ đến khó, biết xác định lỗi và chữa lỗi sử dụng biện pháp tu từ so sánh, và cuối cùng
111
biết tạo lập được biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài văn, đoạn văn.
Trong bước 4, bước 5 và bước 6, chúng tôi nêu ra những tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm theo ba khía cạnh sau:
- Cảm nhận được nét chính trong cái hay của biện pháp tu từ so sánh đã được sử dụng trong hai đoạn văn: câu văn giầu tính nhạc, so sánh mới lạ và gợi được sự liên tưởng cho người đọc.
- Tạo lập được biện pháp tu từ so sánh, viết được những câu văn, đoạn văn thể hiện được cách cảm, cách nghĩ riêng về vấn đề được trình bày trong bài văn, đặc biệt tăng cường được tính biểu cảm của đoạn văn hay bài văn.
- Thời gian làm bài kiểm tra đảm bảo đúng quy định.