Bài học kinh nghiệm trong huy động và sử dụng vốn trong phát triển các

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 121)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong huy động và sử dụng vốn trong phát triển các

doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, chính vì vậy Chính phủ cần cải cách cơ chế, hệ thống chính sách và hệ thống quản lý hành chính, nỗ lực đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình DN. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có sự phân biệt đối xử giữa các DNVVN tƣ nhân với các DNNN đặc biệt trong việc hoàn thành các thủ tục hành chính, vốn tín dụng. Điều này đã gây ra tâm lý không tốt đối với các khu vực DNVVN và hạn chế việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Vì thế, cũng cần quan tâm đến việc giảm các thủ tục hành chính kều cho các DNVVN. Các quy định về điều tiết kinh doanh của Chính phủ đảm bảo sự bình đẳng của DNVVN với các DN lớn trong nền kinh tế và phải đơn giản, bảo đảm tính dễ thực thi để nâng cao tính hiệu lực của các hệ thống văn bản pháp luật.

a. Xây dựng cơ chế và hệ thống hỗ trợ vốn cho DNVVN thống nhất có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương: Các nƣớc có DNVVN phát triển là những nƣớc có hệ thống cơ chế quản lý và hỗ trợ tài chính thống nhất giữa các ngành và các địa phƣơng. Một số nƣớc có các cơ quan quản lý chuyên trách của Chính phủ đối với DNVVN. Các cơ quan này một mặt có nhiệm vụ ban hành các chính sách phát triển DNVVN cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc và phù hợp với các chính sách, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội chung, mặt khác các cơ quan này chính là ngƣời đại diện về mặt pháp lý bảo vệ quyền lợi của DNVVN. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN cần có cơ chế phối hợp với mạng lƣới các tổ chức có liên quan để thực sự hỗ trợ tài chính cho DNVVN một cách có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất, hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính nội tại của DNVVN, các chính sách phát triển DNVVN ở các nƣớc không chỉ tập trung vào việc tăng cƣờng năng lực đổi mới trong chính bản thân DNVVN. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi nhằm hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, năng lực về tài chính nội tại của các DNVVN Việt Nam là rất yếu, đặc biệt là sự hiểu biết của các chủ DN về nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, trong môi trƣờng quốc tế. Để phát huy vai trò của các DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng Chính phủ cần xác định rõ các năng lực vốn còn yếu kém của các DNVVN là gì, từ đó và có các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Thứ hai, các hình thức hỗ trợ qua cơ chế tài chính: Các chính sách hỗ trợ DNVVN bằng các hình thức hỗ trợ tài chính, các cơ chế và hỗ trợ kỹ thuật. Một trong các hình thức hỗ trợ đem lại nhiều thành công ở nhiều quốc gia là hình thức sử dụng vƣờn ƣơm DN. Danh từ “vƣờn ƣơm” DN mới xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhƣng nó đã gây đƣợc sự chú ý và quan tâm của nhiều ngƣời có tâm huyết với việc phát triển DNVVN. Tuy nhiên việc xây dựng và áp dụng loại hình “vƣờn ƣơm” DN vào Việt Nam mới ở giai đoạn thử nghiệm bƣớc đầu và cũng mới chỉ có ở các TP lớn nhƣ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn hình thức thực hiện nhƣ thế nào cho phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện kinh tế văn hóa của đất nƣớc, của từng vùng.

Thứ ba, hỗ trợ về tài chính trực tiếp: Ngoài các hình thức hỗ trợ trực tiếp trên, các nƣớc còn có hình thức hỗ trợ tài chính nhƣ Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống. Hiện nay ở nhiều nơi của Việt Nam đang thực hiện hình thức là quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ tƣ vẫn… Các hình thức này đều có thể áp dụng vào việc hỗ trợ các DNVVN ở Việt Nam. Tuy nhiên do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, các quỹ hỗ trợ này cần phải có một cơ chế hoạt động đảm bảo tính công bằng, khách quan, tránh tình trạng hình thành nên các quỹ này để tăng quyền lực của các cơ quan công quyền ở các bộ ngành hoặc các cấp địa phƣơng.

Ngoài quỹ hỗ trợ tài chính, một số nƣớc thành công trong việc hỗ trợ tài chính thông qua các hình thức thuê mua tài chính. Đây là một hình thức giải quyết vốn dài hạn và trung hạn cho các DNVVN đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải nắm đƣợc nhu cầu của DN để có thể mua tài sản phù hợp với nhu cầu cần vay vốn, DN sẽ nhận tài sản từ ngân hàng thay cho việc nhận vốn. Hình thức này phù hợp với các DN không có tài sản thế chấp nhƣng lại có kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Đây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cũng chính là hình thức giúp đỡ các DNVVN giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh mà nhiều ngân hàng trên thế giới đã làm rất thành công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, các câu hỏi chính cần phải đƣợc giải đáp đó là:

- Hãy cho biết tình hình phát triển của các DNVVN tại TP Thái Nguyên ? - Những khó khăn về vốn trong sản xuất kinh doanh của DNVVN tại TP Thái nguyên là gì?

- Giải pháp nào để giải quyết vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn trong DNVVN tại Thành phố Thái nguyên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập và tính toán từ những số liệu của các cơ quan quản lý đã đƣợc công bố; các tài liệu đƣợc công bố trên các báo khoa học, các tài liệu tham khảo và tài liệu các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết, Thu thập các tài liệu, số liệu đã công bố của Sở công thƣơng, Cục thống kê, Chi cục thống kê, Cục thuế, Chi cục thuế TP Thái Nguyên, BHXH TP Thái Nguyên, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH các năm 2011-2013 của UBND Tỉnh và UBND TP Thái Nguyên, thông qua các bài viết, báo cáo, tạp chí, Internet... Căn cứ tài liệu của các DNVVN, các báo cáo tài chính, báo cáo khác đƣợc lƣu trữ tại các cơ quan quản lý và tại DNVVN để thực hiện thu thập số liệu cần thiết, đối chiếu, tổng hợp số liệu để tiến hành phân tích và đánh giá.

a. Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo: Phƣơng pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập đƣợc từ những tài liệu tham khảo có sẵn gồm hồ sơ, tài liệu, sổ sách thống kê… để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh vấn đề.

- Các số liệu của Tổng Cục thống kê, Chi cụ thuế, Hội DNVVN tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan ban ngành khác.

b. Phương pháp thu thập số liệu phi thực nghiệm

Thứ nhất: xác định ranh giới nghiên cứu: Bằng cách tự hỏi các cơ quan liên quan để nắm bắt đƣợc các kiến thức, ý kiến và thông tin chung.

Thứ hai: chọn mẫu hay chọn đối tƣợng phỏng vấn: Theo nguyên tắc, chọn mẫu phi ngẫu nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có hai phƣơng pháp phỏng vấn: Phƣơng pháp phỏng vấn - trả lời và phƣơng pháp sử dụng bảng câu hỏi - trả lời bằng viết:

Một là, phương pháp phỏng vấn trả lời

Phỏng vấn là một loạt các câu hỏi mà ngƣời nghiên cứu đƣa ra để phỏng vấn ngƣời trả lời. Phỏng vấn có thể đƣợc tổ chức có cấu trúc, nghĩa là ngƣời nghiên cứu hỏi các câu hỏi đƣợc xác định rõ ràng; và phỏng vấn không theo cấu trúc, nghĩa là ngƣời nghiên cứu cho phép một số các câu hỏi của họ đƣợc trả lời (hay dẫn dắt) theo ý muốn của ngƣời trả lời.

Hai là, phương pháp sử dụng bảng câu hỏi - trả lời bằng viết

Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi đƣợc viết hay thiết kế bởi ngƣời nghiên cứu để gửi cho ngƣời trả lời phỏng vấn trả lời và gửi lại bảng trả lời câu hỏi qua thƣ bƣu điện cho ngƣời nghiên cứu.

Thu thập thông tin sơ cấp đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp điều tra các DNVVN: Tiến hành nghiên cứu bằng cách tiếp cận với các doanh nghiệp thuộc hội DNVVN tỉnh Thái Nguyên, từ đó tiến hành lập danh sách các thành viên thuộc hội trên địa bàn TP Thái Nguyên, sau khi đã có danh sách các DN tiến hành phân tổ các DN theo khu vực kinh tế bao gồm: Khu vực nông lâm nghiệp thủy sản, Công nghiệp và Xây dựng, Thƣơng mại Dịch vụ, sau đó phân loại theo 2 nhóm DN vừa, DN nhỏ. Đồng thời phân loại số DN trên địa bàn nghiên cứu theo loại hình DN bao gồm: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN tƣ nhân, Các hợp tác xã. Từ đó thực hiện nghiên cứu để thu thập những thông tin và số liệu cần thiết làm nguồn cơ sở dữ liệu khoa học cho phân tích và đánh giá.

- Chọn mẫu nghiên cứu: Tổng hợp số liệu và đánh giá các chỉ tiêu cho các DNVVN của TP Thái Nguyên, đồng thời tiến hành điều tra nghiên cứu 20 DNVVN và thu thập các số liệu chi tiết để thực hiện việc phân tích .

2.2.2. Lựa chọn địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian thực hiện nghiên cứu số liệu giai đoạn 2011-2013, Nguồn số liệu các DNVVN năm 2011- 2013.

Đề tài thực hiện từ tháng 01 năm 2013 hoàn thành tháng 06 năm 2014.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng phân tổ thống kê để hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Microsoft Excel 2007. Bao gồm các tài liệu theo chỉ tiêu điều tra:

- Số liệu trong báo cáo của các đơn vị.

- Tài liệu và số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách thực hiện điều tra, quan sát, phỏng vấn.

- Tài liệu, số liệu đã công bố: số liệu của cơ quan nhà nƣớc nhƣ Cục thống kê, Chi cục thống kê, sở, ban, ngành khác.

- Phƣơng pháp tổng hợp số liệu: Để có thể quan sát đƣợc những thông tin đã thu thập, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tổ để tiến hành tổng hợp số liệu qua đó phản ánh tổng quan nhất về những chỉ tiêu đã xác định. Bên cạnh đó, sử dụng đồ thị nhằm mục đích đƣa tới cho ngƣời nghiên cứu, ngƣời đọc cái nhìn trực quan và sinh động về mức độ của hiện tƣợng qua nguồn thông tin, số liệu đã thu thập.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để phân tích thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn trong DNVVN tại TP Thái Nguyên năm 2011-2013.

- Phƣơng pháp phân tổ: Đƣợc áp dụng để phân tổ hiện tƣợng nghiên cứu theo các tiêu thức nhƣ: Theo ngành kinh tế cấp I, Theo loại hình theo tính sở hữu, theo lĩnh vực kinh doanh, theo quy mô; để thuận lợi trong tính toán, tổng hợp, phân tích và đánh giá.

- Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc dùng để đối chiếu các chỉ tiêu đã đƣợc lƣợng hóa cùng nội dung và tính chất thông qua việc tính toán các tỷ số, so sánh thông tin của các DN khác nhau theo các tiêu thức để từ đó đƣa ra những đánh giá chính xác, khoa học về công tác huy động và sử dụng vốn tại các DNVVN TP Thái Nguyên.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Phỏng vấn những chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực nhƣ: tài chính Ngân hàng, Những nhà quản lý ngành và lãnh đạo địa phƣơng, Hội DNNVV tỉnh Thái Nguyên để có đƣợc thông tin phù hợp trong việc đánh giá và đề xuất giải pháp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc lựa chọn tài liệu, phân tích và dự báo xu hƣớng vận động, lựa chọn kết quả nghiên cứu, tham khảo các ý kiến chuyên gia trong quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng.

- Phƣơng pháp thảo luận: Sau khi tiến hành thu thập thông tin cần thiết, chúng tôi thảo luận cùng các chuyên gia về những nội dung đã thu thập để chắt lọc và lựa chọn thông tin, qua đó tăng tính chính xác của thông tin thu thập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.5. Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng. Trong luận văn có sự kết hợp cả hai hình thức so sánh tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng phát triển DNVVN ở Thái Nguyên. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có đƣợc những chỉ tiêu cụ thể về khối lƣợng và giá trị, vừa thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng của đơn vị trong kỳ phân tích.

Phƣơng pháp phân tích hệ thống: Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tƣơng tác giữa các phân hệ của hệ thống kinh tế- xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Phƣơng pháp này dùng trong luận văn để phân tích các nhân tố tác động đến phát triển DN VVN tại Thành phố Thái Nguyên. Các phân tích này luôn đƣợc gắn bó chặt chẽ mang tính hệ thống xuyên suốt trong luận văn.

2.3. Các chỉ tiêu lựa chọn cho phân tích và đánh giá

2.3.1. Số lượng doanh nghiệp

Số lƣợng DN là toàn bộ các đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật (Luật DN, Luật hợp tác xã) đang còn tồn tại về mặt pháp lý tại một thời điểm nhất định.

2.3.2. Nguồn vốn của DN

Nguồn vốn của DN là tổng số vốn tự có (nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN) của DN và các khoản nợ phải trả.

Công thức tính: Nguồn vốn của DN = (Nguồn vốn chủ sở hữu) + (Nợ phải trả) Trong đó:

i) Nguồn vốn của DN theo thời điểm là tổng nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN và các khoản nợ phải trả có tại thời điểm nhất định (thƣờng là có đến thời điểm đầu năm vào ngày 01/01 hoặc thời điểm cuối năm vào ngày 31/12) với cách tính nhƣ sau:

Đối với vốn thuộc sở hữu của chủ DN (kể cả vốn góp liên doanh, vốn của các cổ đông) đầu tƣ vào DN đƣợc tính bằng cách lấy số vốn đầu tƣ ban đầu cộng (+) với số

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 121)