Kinh nghiệm trong huy động và sử dụng vốn trong phát triển các

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 44)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm trong huy động và sử dụng vốn trong phát triển các

của các nước trên thế giới

a. Phát triển DNVVN ở Mỹ

Tiêu chí và vai trò của các DNVVN Mỹ: Cục quản lý kinh doanh nhỏ (SBA) Mỹ xác định DNVVN là “một đơn vị kinh doanh có ít hơn 500 lao động”. Đây là định nghĩa đƣợc sử dụng rộng rãi nhất và có thể coi là tiêu chuẩn về DNVVN chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thức của chính phủ Mỹ. Những năm gần đây, kinh doanh nhỏ của Mỹ đang trong đà phát triển thịnh vƣợng. Theo số liệu của cục quản lý kinh doanh nhỏ của Mỹ, năm 2008 các DN kinh doanh nhỏ đã chiếm 98.6% tổng số hàng kinh doanh có thuê nhân công; thu hút 56% lực lƣợng lao động trong khu vực tƣ nhân, 53% lực lƣợng trợ giúp công cộng và 37% trong lĩnh vực công nghệ cao. Nếu kể cả các lao động tự tạo việc làm và nông nghiệp thì số lao động trong các DNVVN chiếm khoảng 58% tổng số lao động; cung cấp 65-70% trong tổng số việc làm mới đƣợc tạo ra; sản xuất ra 55% tổng sản phẩm của khu vực tƣ nhân; chiếm 46% tổng doanh thu bán hàng; chiếm 30% doanh thu xuất khẩu hàng hóa; chiếm 96% tổng các nhà xuất khẩu.

Chính sách hỗ trợ giúp kinh nhỏ của Mỹ: Các biện pháp trợ giúp kinh doanh nhỏ của Mỹ dựa trên những cột trụ chính nhƣ cải cách pháp lý, trợ giúp tài chính, trợ giúp xuất khẩu, hƣớng dẫn quản lý và mua sắm của Chính phủ.

Đối với trợ giúp tài chính: Theo thống kê của SBA, năm 1997, Mỹ có 125 chƣơng trình trợ giúp kinh doanh trị giá 75 tỷ USD. Trong năm 1999, Mỹ có khoảng 200 chƣơng trình cấp liên bang tài trợ kinh doanh nhỏ đang hoạt động. Những chƣơng trình này bao trùm mọi loại trợ giúp tài chính nhƣ: Tài chính trực tiếp và bảo lãnh tín dụng, thƣởng kinh doanh, thƣởng xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các chƣơng trình đào tạo và nhiều loại bảo hiểm khác nhau.

b. Phát triển DNVVN ở Nhật Bản

Hình thức tổ chức DN của Nhật Bản ra đời cách đây hơn 100 năm với hai loại hình chủ thể:

(1) Hình thức tổ chức kiểu “cái ô ” trong đó công ty mẹ có một hệ thống các công ty con có quan hệ với công ty mẹ theo hình cái ô, mỗi công ty con chịu trách nhiệm sản xuất một số bộ phận phụ tùng chuyển về công ty mẹ lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.

(2) Hình thức tổ chức “mắt xích” tập đoàn sản xuất bao gồm nhiều công ty đƣợc liên kết với nhau theo kiểu mắt xích, tập đoàn sản xuất bao gồm nhiều công ty đƣợc liên kết với nhau theo kiểu mắt xích.

Cả hai hình thức tổ chức DN trên đều phù hợp với các loại hình DNVVN, do vậy loại hình DN này ở Nhật Bản đã phát triển rất sớm. Trong lịch sử phát triển khu vực DNVVN đã khẳng định vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Luật cơ bản về DNVVN đã đƣợc sửa đổi với nhiều nội dung thay đổi chủ yếu là tăng giới hạn vốn tối đa cho các DNVVN trong từng lĩnh vực. Mục đích của sự thay đổi này là làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tăng số lƣợng DN có đủ điều kiện đƣợc hƣởng các biện pháp trợ giúp DNVVN. Theo luật mới, các tiêu chí xác đinh DNVVN đƣợc thể hiện ở bảng sau (Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Tiêu chuẩn DNVVN của Nhật Bản

Lĩnh vực Số lao động

bình quân

Số vôn đầu tƣ

Ngành sản xuất 1-300 300 triệu Yên Ngành thƣơng mại 1-100 100 triệu Yên Ngành Dịch vụ 1-100 500 triệu Yên

Nguồn: 1) Định nghĩa DNVVN, UN,ECE,1999; 2) Tổng quan về DNVVN, OECD,2000.

Một số chính sách phát triển DNVVN của Nhật Bản: Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển DNVVN của Nhật Bản tập trung vào mục tiêu thức đẩy sự tăng trƣởng và phát triển của các DNVVN; tăng cƣờng lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà DN và ngƣời lao động tại DNVVN; khắc phục nhƣng bất lợi mà các

DNVVN gặp phải; và hỗ trợ tính tự lực của các DNVVN. Dƣới đây là một số nội dung chủ yếu của các chính sách tài chính:

Tại Nhật Bản, các chính sách về DNVVN đƣợc hình thành từ những năm 1950, trong đó dành sự hỗ trợ đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNVVN tháo gỡ khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình SXKD nhƣ khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự đảm bảo về vốn vay… Các biện pháp hỗ trợ này đƣợc thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNVVN nhƣ công ty tài chính DNVVN, công ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoko Chukin do Chính phủ đầu tƣ thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ cho các DNVVN để đổi mới máy móc thiết bị, hỗ trợ vốn lƣu động dài hạn để mở rộng và phát triển SXKD. Luật cơ bản về DNVVN đƣợc ban hành năm 1999 nhằm trợ giúp cho việc cải cách quản lý tài chính để tăng tính thích nghi của DNVVN với những thay đổi của môi trƣờng kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu DN. Một số hệ thống chính sách hỗ trợ tài chính cũng đã đƣợc thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của DNVVN.

- Trợ giúp về vốn: Các biện pháp trợ giúp vốn đƣợc thực hiện từ ba định chế tài chính thuộc chính phủ là Công ty đầu tƣ kinh doanh nhỏ, ngân hàng hợp tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung ƣơng về thƣơng mại và công nghiệp, công ty đầu tƣ mạo hiểm quốc gia. Trợ giúp có thể thực hiện dƣới dạng các khoản vay đặc biệt với những ƣu đãi theo các khoản mục tiêu chính sách. Theo hệ thống trợ giúp tăng cƣờng cơ sở quản lý các DNVVN ở từng khu vực, các khoản vay đƣợc thực hiện tùy theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ chung đƣợc đóng góp bởi chính quyền trung ƣơng và các chính quyền địa phƣơng, đƣợc ký quỹ ở một thể chế tài chính tƣ nhân.

- Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các DN nhỏ (kế hoạch cho vay Marukei) đƣợc áp dụng đối với các DN nhỏ, không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.

- Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNVVN vay vốn tại các thể chế tài chính tƣ nhân. Còn hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, hoạt động từ năm 1998, có chức năng nhƣ một mạng lƣới an toàn, nhằm giảm những rối loạn về tín dụng và góp phần giảm các vụ phá sản của các DNVVN.

- Trợ giúp về quản lý tài chính: Hoạt động tƣ vấn quản lý tài chính trong kinh doanh đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đánh giá DNVVN. Mỗi quận, huyện và chính quyền của 12 TP lớn đánh giá các điều kiện quả lý tài chính của DNVVN, đƣa ra những khuyến nghị cụ thể và cung cấp các hƣớng dẫn (Đỗ Đức Định, 2009, tr.7).

c. Hỗ trợ phát triển DNVVN ở Trung Quốc7

Tiêu chí xác định DNVVN của Trung Quốc chỉ dựa vào số lao động mà không căn cứ vào vốn đăng ký hay bất kỳ một tiêu chí nào kháo. Theo Luật Khuyến khích phát triển DNVVN của Trung Quốc ngày 29/6/2002 thì: DNVVN là những DN có sử dụng từ 101 đến 500 lao động. Theo tiêu chí đó, tính tới năm 2003, Trung Quốc có khoảng 3,6 triệu DNVVN, đóng góp 55,6% GDP, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 70,6% lực lƣợng lao động toàn quốc.

Các chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN của Trung Quốc có những đặc điểm cơ bản sau:

Phát triển các DNVVN ở lĩnh vực công nghiệp đƣợc dựa trên cơ sỏ tôn trọng các yêu cầu khách quan và các quy luật kinh tế. Các chính sách phát triển DNVVN ở Trung Quốc dựa trên bốn điểm chính là phải căn cứ vào quy mô kinh tế hợp lý để tổ chức sản xuất; các DNVVN cần đƣợc đầu tƣ với kỹ thuật và kỹ năng quản trị hiện đại, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và chất lƣợng quản lý; các DNVVN cần linh hoạt để phù hợp với thị trƣờng để tránh sự trùng lặp và tình trạng dƣ thừa và các DN lớn vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh tế, sự phát triển của các DN này sẽ kéo theo sự tăng trƣởng của các DNVVN.

Hiện nay, trong lĩnh vực trọng điểm của phát triển các DNVVN ở Trung Quốc là mở rộng việc làm và tập trung vào khu vực dịch vụ. Trung Quốc đang xúc tiến thành lập ủy ban kinh tế mậu dịch quốc gia trực tiếp thuộc ủy ban DNVVN. Đây chính là đầu mối để giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền và DN, có trách nhiệm tƣ vấn, giúp đỡ hỗ trợ vốn cho các DNVVN, nhƣng không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh nhƣ đâu tƣ, kinh doanh sản xuất, tiêu thụ của các DNVVN.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các DNVVN của Trung Quốc. Đó là việc tận dụng các công nghệ hiện đại, vốn và trình độ quản lý tiên tiến của các DN nƣớc ngoài. Mở rộng các cơ hội trở thành các nhà thầu cho các DN lớn nƣớc ngoài… bên cạnh đó, DNVVN của Trung Quốc còn gặp một số khó khăn khác do mới trở thành thành viên của WTO. Những cam kết của chính phủ Trung Quốc là cắt giảm thuế quan, chuyển dần sang hàng rào phi thuế quan và mở cửa các khu dịch vụ tạo sự cạnh tranh quyết liệt của các DNVVN Trung Quốc với các DN nƣớc ngoài (Đỗ Đức Định, 2009, tr.11).

d. Hỗ trợ vốn DNVVN của Thái Lan

Trƣớc đây, Thái Lan hầu nhƣ không có chính sách hỗ trợ giúp các DNVVN. Hiện nay, chính sách DNVVN đang trở thành một trong những tiêu điểm củ hệ thống chính sách cải cách kinh tế của Thái Lan kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1998. Các DNVVN đƣợc coi là những nhân tố chủ chốt trong quá trình phục hồi kể từ giai đoạn khủng hoảng Thái Lan. Tiêu chuẩn của Thái Lan về DNVVN: Thái Lan không có định nghĩa chính thức về DNVVN. Các cơ quan Chính phủ khác nhau của Thái Lan sử dụng những tiêu chí khác nhau nhƣ doanh thu, tài sản cố định, số lao động và vốn đăng ký để định nghĩa về DNVVN. Chính phủ Thái Lan đã thông qua tiêu chí xác định DNVVN ngày 22/12/1998. Tuy nhiên, các tiêu chí đó có tính chất định hƣớng.

Bảng 1.4. Tiêu chuẩn về DNVVN theo giá trị tổng tài sản

Đơn vị: triệu Baht

Khu vực DN vừa DN nhỏ

Sản xuất Dƣới 200 Dƣới 50 Thƣơng mại dịch vụ Dƣới 200 Dƣới 50 Bán buôn Dƣới 100 Dƣới 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Chính sách DNVVN ở Thái Lan, Viện nghiên cứu dân số và xã hội Thái Lan - 2009)

Cho tới giữa năm 2006, các cơ quan Chính phủ vẫn ban hành và sử dụng những định nghĩa khác nhau về DNVVN. Bộ Công nghiệp và Hiệp hội công nghiệp Thái Lan sử dụng thêm nhiều tiêu chuẩn số lao động dƣới 200 ngƣời để xác định DNVVN. Trong khi đó, Tập đoàn tài chính công nghiệp Thái Lan (IFCT) lại coi các DNVVN là những DN có tài sản cố định dƣới 100 triệu Baht.

Các chính sách trợ giúp DNVVN của Thái Lan: Ngay từ đầu thập kỷ 1960 đã có một số chính sách trợ giúp dành cho các DNVVN. Văn phòng tài chính DN nhỏ đã đƣợc thành lập từ năm 1963, Văn phòng này về sau đƣợc chuyển thành Tập đoàng Tài chính DN nhỏ. Dù vậy, các chính sách DNVVN ở Thái Lan chỉ đƣợc coi trọng trong một vài năm rồi lại lắng xuống và không đƣợc duy trì một cách hệ thống. Trọng tâm của các chính sách trợ giúp DNVVN của Thái Lan là phát triển các mạng lƣới trợ giúp công nghiệp phục vụ xuất khẩu với mục tiêu chính là phục vụ cho chiến lƣợc phục hồi sau khủng hoảng của Thái Lan dựa trên xuất khẩu và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thái Lan cũng thành lập viện nghiện cứu phát triển DNVVN, củng cố các tổ chức nhƣ: Tập đoàn bảo lãnh tín dụng kinh doanh nhỏ, Tập đoàn Tài chính kính doanh nhỏ, Hiệp hội công nghiệp.

e. Hỗ trợ vốn DNVVN Đài Loan: Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã áp dụng nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển các DNVVN trong một số ngành sản xuất nhƣ: nhựa, dệt, xi măng, gỗ… Năm 1981, Đài Loan đã lập ra Cục quản lý DNVVN thuộc Bộ kinh tế. Hiện nay, số lƣợng DNVVN ở Đài Loan chiếm khoảng 96% tổng số DN. Chúng tạo ra đƣợc khoảng 40% sản lƣợng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc. Để đạt đƣợc những thành tựu đó, Đài Loan đã dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn cho các DNVVN. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng Nhà nƣớc và tƣ nhân ở Đài Loan đứng ra tài trợ cho các DNVVN. Bộ Tài chính Đài Loan có quy định một tỷ lệ tài trợ nhất định cho các DNVVN và tỷ lệ này có xu hƣớng tăng dần sau mỗi năm. Đồng thời cũng lập ra 3 Quỹ là Quỹ phát triển, Quỹ Sino, -US, Quỹ phát triển DNVVN nhằm tài trợ cho các hoạt động SXKD của DNVVN. Nhận thức đƣợc sự khó khăn của các DNVVN trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, năm 1974, Quỹ Bảo lãnh tín dụng ra đời. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đã ngày càng tin tƣởng hơn vào việc tài trợ cho vay đối với các DNVVN. Ngoài ra, Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp khác nhƣ: giảm lãi suất đối với những khoản vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh, mời các chuyên gia đến giúp DNVVN nhằm tối ƣu hóa cơ cấu vốn và tăng cƣờng các điều kiện vay vốn (Đỗ Đức Định, 2009, tr.13].

f. Hỗ trợ vốn DNVVN Đức, khu vực DNVVN đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nƣớc này. Nó tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn một phần hai doanh thu chịu thuế của các DN, cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Để đạt đƣợc những thành tựu đó, chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt chính sách và chƣơng trình thúc đẩy DNVVN trong việc huy động các nguồn vốn.

Công cụ chính để thực hiện chính sách và chƣơng trình hỗ trợ này là thông qua tín dụng ƣu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nƣớc. Các khoản tín dụng này đƣợc phân bổ ƣu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tƣ thành lập DN, đổi mới công nghệ vào những khu vực kém phát triển trong nƣớc. Do phần lớn các DNVVN không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận đƣợc khoản tín dụng lớn bên cạnh những khoản tín dụng ƣu đãi, ở Đức còn khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này đƣợc thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 1950 với sự hợp tác chặt chẽ của Phòng thƣơng mại, Hiệp hội DN, Ngân hàng và chính quyền Liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng, DNVVN nhận đƣợc khoản vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của một tổ chức bảo lãnh tín dụng. Nếu DN làm ăn thua lỗ, tổ chức này sẽ có trách nhiệm hoàn trả khoản vay đó cho ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay có thể đƣợc chính phủ tái bảo lãnh. Với các cơ chế và chính sách hỗ

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 44)