Thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 121)

5. Bố cục của luận văn

3.2.Thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Thái Nguyên

giai đoạn 2011 - 2013

3.2.1. Khái quát sự phát triển của DNVVN thành phố Thái Nguyên

DN vừa và nhỏ là DN có quy mô nhỏ về vốn, lao động. Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, tiêu chí phân loại DN vừa và nhỏ. Có thể khảng định DNVVN đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, Kết quả điều tra DN năm 2011-2013 cho thấy, Số DN siêu nhỏ, DNVVN chiếm đến 97,56% tổng số DN trên địa bàn, các DNVVN đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc cho hoạt động SXKD, giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, các DNVVN đã tạo ra một đội ngũ doanh nhân và công nhân với kiến thức và tay nghề ngày càng đƣợc nâng cao và hoàn thiện.

Căn cứ vào số liệu ngành thống kê điều tra công bố, kết hợp với số liệu chi tiết thu thập đƣợc xử lý qua phần mềm theo dõi về thuế của chi cục thuế TP thái Nguyên,

tiến hành chỉnh lý và lọc dữ liệu tác giả đã thu thập đƣợc những thông tin chi tiết về tình hình DN trên địa bàn TP Thái Nguyên.

Thời điểm 31/12/2011 số DN trên địa bàn là: 1.364 DN đang hoạt động; Theo tiêu chí số lao động thì thấy rằng: Số DN siêu nhỏ 567 DN chiếm 41,56%, DNVVN có 789 DN chiếm 57,8%; DN lớn có 8DN chỉ chiếm 0,58% trong tổng số DN trên địa bàn. Trong số DN vừa và nhỏ có 789 DN theo cơ cấu ngành thì: Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản (A) có 41 DN chiếm 5,2% số DNVVN, Khu vực công nghiệp và xây dựng (B-F) có 198 DN chiếm 25,1%, và Khu vực dịch vụ (G- U) có: 549 DN chiếm tỷ lệ 69,6%.

Thời điểm 31/12/2012 trên địa bàn có tổng số 1.572 DN đang hoạt động trong đó DN siêu nhỏ 686 DN chiếm 43,6%; DNVVN có 877 DN chiếm 55,78%; DN lớn có: 9 DN và chỉ chiếm 0,57%.

Nhƣ vậy số DNVVN có sự tăng lên nhƣ sau tổng số có 877 DNVVN đang hoạt động; trong đó Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản (A) có 45 DN chiếm 5,2% số DNVVN, Khu vực công nghiệp và xây dựng (B-F) có 218 DN chiếm 24,8%, và Khu vực dịch vụ(G-U) có: 614 DN chiếm tỷ lệ 70%.

Năm 2013 tính cho đến ngày 31/12/2013 tổng số DN trên địa bàn là 1782 DN đang hoạt động trong đó siêu nhỏ 806 DN chiếm 45,2%; DNVVN có 963 DN chiếm 52,3%; DN lớn có: 9 DN và chỉ chiếm 0,51%. Nhƣ vậy số DNVVN có sự tăng lên, thể hiện, tổng số có 963 DN thì xét theo cơ cấu ngành kinh tế cấp 1 ta thấy: Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản (A) có 48 DN chiếm 5,0% số DNVVN; Khu vực công nghiệp và xây dựng (B-F) có 236 DN chiếm 24,5%; Khu vực dịch vụ (G-U) có: 678 DN chiếm tỷ lệ 70,5%.

Tính bình quân giai đoạn 2011-2013 số lƣợng DNVVN tăng 10,5% trong đó: Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,4% , Khu vực công nghiệp và xây dựng (B-F) tăng bình quân 9,2%, và Khu vực dịch vụ tăng cao nhất tỷ lệ 11,1% (Bảng 3.5); (Bảng 3.6); (Biểu đồ 3.3).

Bảng 3.5. Số lƣợng DNVVN thành phố Thái Nguyên năm 2013

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

SỐ DOANH NGHIỆP

TỔNG SỐ THEO QUY MÔ THEO LOẠI HÌNH

DOANH NGHIỆP LAO ĐỘNG NHỎ VỪA CTCP TNHH TƢ NHÂN HTX DN DN DN DN 1. Phƣờng Tân long 26 947 24 2 11 631 5 117 10 199 0 0 2. Phƣờng Đồng quang 79 1346 77 2 26 507 36 612 15 197 2 30 3. Phƣờng Quan triều 19 377 19 0 8 177 9 155 2 45 0 0 4. Phƣờng Quang vinh 25 687 23 2 3 70 16 407 5 195 1 15 5. Phƣờng Quang trung 52 884 51 1 18 325 19 341 14 173 0 45 6 Phƣờng Thịnh đán 14 325 14 0 6 180 3 47 4 77 1 21 7. Phƣờng Phú Xá 48 1377 45 3 13 292 21 861 12 184 2 40 8. Phƣờng Trung thành 64 1227 61 3 19 404 27 524 17 284 1 15 9. Phƣờng Cam giá 46 950 43 3 7 139 20 373 16 324 3 114 10. Phƣờng Hƣơng sơn 21 543 19 2 5 120 12 150 4 273 0 0 11. Phƣờng Phan Đình Phùng 139 3141 134 5 50 1373 71 1508 14 207 4 53 12. Phƣờng Tân Thịnh 45 1288 42 3 19 628 20 592 6 68 0 0 13. Phƣờng Hoàng Văn Thụ 107 3300 98 9 48 1690 46 1381 11 177 2 52 14. Phƣờng Trƣng vƣơng 31 906 29 2 13 378 14 441 4 87 0 0 15. Phƣờng Túc Duyên 18 312 17 1 5 77 4 61 9 174 0 0 59

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

SỐ DOANH NGHIỆP

TỔNG SỐ THEO QUY MÔ THEO LOẠI HÌNH

DOANH NGHIỆP LAO ĐỘNG NHỎ VỪA CTCP TNHH TƢ NHÂN HTX DN DN DN DN 16. Phƣờng Gia sàng 87 2536 82 5 37 1466 31 727 18 328 1 15 17. Phƣờng Tân Lập 46 1219 42 4 13 325 20 610 13 284 0 0 18. Phƣờng Tân Thành 12 245 12 0 1 18 6 96 4 57 1 74 19. Phƣờng Tích Lƣơng 24 736 21 3 4 234 11 215 9 287 1 0 20. Xã Tân Cƣơng 1 30 1 0 0 0 1 30 0 0 0 0 21. Xã Phúc Trìu 2 25 2 0 1 11 0 0 0 0 1 14 22. Xã Phúc Xuân 3 114 2 1 0 0 1 30 1 12 1 72 23. Xã Thịnh Đức 6 263 5 1 1 150 5 113 0 0 0 0 24. Xã Phúc Hà 5 105 5 0 0 0 0 0 4 90 1 15 25. Xã Lƣơng Sơn 15 250 15 0 4 85 10 153 1 12 0 0 26. Xã Cao Ngạn 6 154 6 0 2 60 2 65 1 19 1 10 27. Xã Đồng Bẩm 10 194 9 1 4 100 3 46 2 30 1 18 28. Xã Quyết Thắng 12 680 10 2 7 245 5 435 0 0 0 0 Cộng: 963 24.161 908 55 325 9.685 418 10.090 196 3.783 24 603

(Nguồn: Chi cục thuế TP Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2013)

Bảng 3.6. Sự phát triển các DNVVN thành phố Thái Nguyên năm 2011 - 2013

(Nguồn: Chi cục thuế TP Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2013)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Số lƣợng (DN) Cơ cấu (%) Số lƣợng (DN) Cơ cấu (%) Số lƣợng (DN) Cơ cấu (%) 2012/2011 2013/2012 BQ 2011- 2013

Theo ngành kinh tế cấpI 789 100.0 877 100.0 963 100.0 111.2 109.8 110.5

I. Khu vực nông lâm nghiệp

và thủy sản (A) 41 5.2 45 5.2 48 5.0 108.9 107.9 108.4

II. Khu vực công nghiệp và

xây dựng (B-F) 198 25.1 218 24.8 236 24.5 109.8 108.6 109.2

III. Khu vực dịch vụ(G-U) 549 69.6 614 70.0 678 70.5 111.8 110.4 111.1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo loại hình: 789 100.0 877 100.0 963 100.0 111.2 109.8 110.5 1. Công ty cổ phần 256 32.4 298 34.0 325 33.7 111.7 112.1 111.9 2. Công ty TNHH 334 42.3 373 42.5 418 43.4 103.4 100.0 101.7 3. Công ty Tƣ Nhân 176 22.3 182 20.8 196 20.4 104.3 107.7 106.0 3. HTX 23 2.9 24 2.7 24 2.5 104.3 100.0 102.2 61

CƠ CẤU DOANH NGHIỆP THEO KHU VỰC KINH TẾ 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2011 2012 2013 Năm Số lƣợng (DN)

I. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản(A)

II. Khu vực công nghiệp và xây dựng(B-F)

III. Khu vực dịch vụ(G-U)

Biểu đồ 3.3. Sự phát triển DNVVN TP Thái Nguyên năm 2011-2013

Xét theo tính chất sở hữu vốn(loại hình DN) thì thấy rằng:

Năm 2013 tổng số 963 DNVVN thì Công ty cổ phần là 325DN chiếm 33,7% tăng 12,1% so với năm 2012; công ty TNHN là 418DN chiếm 43,4% tăng lên 12,1% so với năm 2012; Công ty tƣ nhân là 196DN chiếm 20,4% tăng 7,7% so với năm 2012; HTX là 24 chiếm 2,5% không tăng so với năm 2012. Nhƣ vậy giai đoạn 2011-2013 công ty cổ phần tăng bình quân 11,9%; công ty TNHN tăng bình quân 1,7%; Công ty tƣ nhân tăng bình quân 6,0%, HTX tăng bình quân 2,2%. Loại hình có số lƣợng DN lớn nhất là công ty TNHH chiếm trên 42% số lƣợng DNVVN; tiếp đến là công ty Cổ phần chiếm trên 32%; công ty tƣ nhân chiếm khoảng 22%; Còn lại là các HTX chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 2,6% (Bảng 3.6).

Cơ cấu trên cho thấy chủ yếu các DNVVN là các công ty TNHH và công ty Cổ phần. Số công ty cổ phần và TNHH tăng nhanh, Tỷ lệ tăng cao nhất thuộc nhóm công ty cổ phần cho thấy tiến trình cổ phần hóa DN đang diễn ra mạnh trong những năm gần đây nhất là giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Đồng thời cũng cho thấy một chuyển dịch về cơ cấu DN và xu hƣớng hội nhập kinh tế và một sự thay đổi và nhận thức mới trong quan niệm về sở hữu DN.

Nhìn chung số lƣợng DN trên địa bàn vẫn có xu hƣớng tăng lên, Có nhiều DN tái cơ cấu lại và có DN đăng ký kinh doanh mới. Xu hƣớng phát triển các DNVVN lại có xu hƣớng tăng trở lại, Sang đến năm 2013 trên địa bàn đã có 86 DNVVN mới

đƣợc thành lập. Bên cạnh đó cũng thấy số lƣợng DNVVN trong các năm từ 2011- 2013 bị giảm chủ yếu do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế diễn ra trong những năm 2010 -2013, sức tiêu thụ của thị trƣờng một số hàng hóa giảm, nguồn vốn cho sản xuất thiếu, những khó khăn đó làm cho một số DNVVN không thể thích ứng và duy trì đƣợc hoạt động SXKD và từ đó dẫn đến giải thể hoặc phá sản.

3.2.2.Những đóng của DNVVN thành phố Thái Nguyên cho NSNN

Khu vực DNVVN đóng góp quan trọng và tăng trƣởng khá nhanh vào ngân sách trong những năm qua. Năm 2011 DNVVN đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc khoảng 256,8 tỷ đồng, năm 2012 là 274,2 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 294,8 tỷ đồng. Trong đó các DNVVN khu vực ngoài nhà nƣớc đóng góp trên 95,6% trong tổng mức đóng góp của khối DNVVN.

Theo loại hình DN ta thấy trong nhóm DNVVN năm 2011 số NSNN là 256,8 tỷ đồng; trong đó cơ cấu trong NSNN nhƣ sau: Công ty cổ phần đóng góp 41,62%; công ty TNHH 39,46%; công ty tƣ nhân 17,34%; Các HTX 1,58%; năm 2012 số NSNN của các DNVVN là 274,2 tỷ đồng; trong đó cơ cấu trong NSNN nhƣ sau: Công ty cổ phần đóng góp 41,86%; công ty TNHH 38,78%; công ty tƣ nhân 17,83%; HTX 1,53%. Đến năm 2013 số nộp NSNN tăng lên 294,8 tỷ đồng; Công ty cổ phần đóng góp123.5 tỷ đồng chiếm 41,91%; công ty TNHH 113,6 tỷ đồng chiếm 38,54%; công ty tƣ nhân 53,3 tỷ đồng chiếm 18,09%; HTX 4,33 tỷ đồng chiếm 1,47%.

Từ những nội dung phân tích trên có thể thấy rằng các DNVVN có vai trò rất quan trọng, sự ra đời hoạt động của các DN này có tác động rất lớn đến tăng trƣởng phát triển kinh tế, tăng thu NSNN, tạo nhiều việc làm mới cũng nhƣ giải quyết các vấn đề xã hội khác.

3.3. Thực trạng về huy động và sử dụng vốn trong các DNVVN tại thành phố Thái Nguyên

3.3.1. Khái quát chung về huy động vốn tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại thành phố Thái Nguyên

3.3.1.1. Chính sách của ngân hàng đối với DNVVN tại thành phố Thái Nguyên

Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, và quyết định 127 bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/ 2001/QĐ-NHNN.

a) đối tượng cho vay bao gồm

i. Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam, gồm:

- Các pháp nhân là: DN Nhà nƣớc, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự gồm:

- Cá nhân; - Hộ gia đình; - Tổ hợp tác; - DN tƣ nhân;

- Công ty hợp doanh.

ii. Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài

b) Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: (1) Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. (2) Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

c) Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

(1) Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

(2) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

(4) Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

(5) Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

3.3.1.2. Tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DN vừa và nhỏ

Các khảo sát gần đây của hội DNVVN cho thấy một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của các DNVVN ở Thái Nguyên hiện nay là “thiếu vốn”. Đây là khó khăn đƣợc coi là trầm trọng nhất và là gốc rễ sâu xa tạo ra những bất lợi khiến loại hình DNVVN chƣa thể vƣơn lên đúng với vị thế của mình trong nền kinh tế thời

gian qua. Dù cho trong thực tế có một sự gia tăng tín dụng chính thức trong nƣớc dành cho khu vực này, nhƣng khoản tín dụng này vẫn không đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các DNVVN này vì hai lý do: (1) doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ nhận một phần nhỏ trong phân bổ tín dụng trong nƣớc; (2) tất cả các khoản tín dụng trong khu vực tƣ nhân chủ yếu là ngắn hạn. Vốn tự có của DNVVN thƣờng đƣợc tạo ra từ vốn riêng của chủ DN, vốn góp của các bạn bè, cổ đông, bạn bè, họ hàng. Nguồn vốn nhỏ bé này chỉ chiếm 5-10% vốn luân chuyển của DN. Trong đó, xét riêng về vốn, số DN có vốn dƣới 1tỉ đồng chiếm 41,80%, số DN có vốn từ 1- 5 tỉ đồng chiếm 37,03%, số DN có vốn từ 5 đến 10 tỉ chỉ đồng chiếm 8,15%. Với quy mô vốn nhỏ lẻ nhƣ thế, nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các DNVVN luôn rất lớn. Thế nhƣng, thực tế nhu cầu về vốn của DNVVN đƣợc đáp ứng rất hạn chế.

Theo nghiên cứu của hội DNVVN, sự hạn chế tài chính của các DNVVN còn rất lớn, khoảng 14-25% số DN không tiếp cận đƣợc nguồn vốn chính thức. Theo một điều tra về thực trạng DNVVN của hội DNVVN công bố cho thấy chỉ có 32,38% DN có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận đƣợc. Đây là một trở ngại rất lớn cho DN trong quá trình hoạt động cũng nhƣ mở rộng quy mô SXKD. Và đó cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản các DNVVN đƣợc điều tra thấp, chỉ khoảng 8,3% và dƣờng nhƣ lợi nhuận giữ lại vẫn là nguồn quan trọng của DNVVN.

Theo kết quả điều tra nhu cầu vốn của các DNVVN cho các mục đích sau:

Bảng 3.7. Mục đích vay vốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2003

Mục đích vay vốn Tỷ lệ(%)

- Cải thiện hoặc mở rộng SXKD 90,5 - Mua trang thiết bị mới, đổi mới công nghệ 60,3 - Bổ sung vốn lƣu động 36,5 - Trả nợ nhà cung cấp 3,8 - Chi hoạt động nghiên cứu và phát triển 2,4

(Nguồn: Số liệu báo cáo hội DNVVN năm 2003)

Bảng số liệu trên cho thấy, nhu cầu vốn của DNVVN tập trung cao nhất cho mục đích mở rộng SXKD (90,5%), kế đến là cho trang thiết bị và đổi mới công nghệ (60,3%). Nhƣ vậy, các DNVVN đều cần vốn cho những mục đích rất quan trọng, quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của mỗi DN.

Bảng 3.8. Tỷ trọng cho vay DNVVN của một số ngân hàng tại TPTN năm 2013 Chỉ tiêu

Ngân Hàng

Tỷ trọng cho vay DNVVN (%)

- Ngân hàng TMCP Công Thƣơng 52 - Ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển 43 - Ngân hàng Quốc tế (VIB) 49 - Ngân hàng TMCP Quân Đội 41

- Ngân Hàng Đông Á 35

- Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn 34

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 121)