Lựa chọn địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 121)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.Lựa chọn địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian thực hiện nghiên cứu số liệu giai đoạn 2011-2013, Nguồn số liệu các DNVVN năm 2011- 2013.

Đề tài thực hiện từ tháng 01 năm 2013 hoàn thành tháng 06 năm 2014.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng phân tổ thống kê để hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Microsoft Excel 2007. Bao gồm các tài liệu theo chỉ tiêu điều tra:

- Số liệu trong báo cáo của các đơn vị.

- Tài liệu và số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách thực hiện điều tra, quan sát, phỏng vấn.

- Tài liệu, số liệu đã công bố: số liệu của cơ quan nhà nƣớc nhƣ Cục thống kê, Chi cục thống kê, sở, ban, ngành khác.

- Phƣơng pháp tổng hợp số liệu: Để có thể quan sát đƣợc những thông tin đã thu thập, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tổ để tiến hành tổng hợp số liệu qua đó phản ánh tổng quan nhất về những chỉ tiêu đã xác định. Bên cạnh đó, sử dụng đồ thị nhằm mục đích đƣa tới cho ngƣời nghiên cứu, ngƣời đọc cái nhìn trực quan và sinh động về mức độ của hiện tƣợng qua nguồn thông tin, số liệu đã thu thập.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để phân tích thực trạng công tác huy động và sử dụng vốn trong DNVVN tại TP Thái Nguyên năm 2011-2013.

- Phƣơng pháp phân tổ: Đƣợc áp dụng để phân tổ hiện tƣợng nghiên cứu theo các tiêu thức nhƣ: Theo ngành kinh tế cấp I, Theo loại hình theo tính sở hữu, theo lĩnh vực kinh doanh, theo quy mô; để thuận lợi trong tính toán, tổng hợp, phân tích và đánh giá.

- Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc dùng để đối chiếu các chỉ tiêu đã đƣợc lƣợng hóa cùng nội dung và tính chất thông qua việc tính toán các tỷ số, so sánh thông tin của các DN khác nhau theo các tiêu thức để từ đó đƣa ra những đánh giá chính xác, khoa học về công tác huy động và sử dụng vốn tại các DNVVN TP Thái Nguyên.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Phỏng vấn những chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực nhƣ: tài chính Ngân hàng, Những nhà quản lý ngành và lãnh đạo địa phƣơng, Hội DNNVV tỉnh Thái Nguyên để có đƣợc thông tin phù hợp trong việc đánh giá và đề xuất giải pháp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc lựa chọn tài liệu, phân tích và dự báo xu hƣớng vận động, lựa chọn kết quả nghiên cứu, tham khảo các ý kiến chuyên gia trong quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng.

- Phƣơng pháp thảo luận: Sau khi tiến hành thu thập thông tin cần thiết, chúng tôi thảo luận cùng các chuyên gia về những nội dung đã thu thập để chắt lọc và lựa chọn thông tin, qua đó tăng tính chính xác của thông tin thu thập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.5. Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thƣờng là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng. Trong luận văn có sự kết hợp cả hai hình thức so sánh tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng phát triển DNVVN ở Thái Nguyên. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có đƣợc những chỉ tiêu cụ thể về khối lƣợng và giá trị, vừa thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng của đơn vị trong kỳ phân tích.

Phƣơng pháp phân tích hệ thống: Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tƣơng tác giữa các phân hệ của hệ thống kinh tế- xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Phƣơng pháp này dùng trong luận văn để phân tích các nhân tố tác động đến phát triển DN VVN tại Thành phố Thái Nguyên. Các phân tích này luôn đƣợc gắn bó chặt chẽ mang tính hệ thống xuyên suốt trong luận văn.

2.3. Các chỉ tiêu lựa chọn cho phân tích và đánh giá

2.3.1. Số lượng doanh nghiệp

Số lƣợng DN là toàn bộ các đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật (Luật DN, Luật hợp tác xã) đang còn tồn tại về mặt pháp lý tại một thời điểm nhất định.

2.3.2. Nguồn vốn của DN

Nguồn vốn của DN là tổng số vốn tự có (nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN) của DN và các khoản nợ phải trả.

Công thức tính: Nguồn vốn của DN = (Nguồn vốn chủ sở hữu) + (Nợ phải trả) Trong đó:

i) Nguồn vốn của DN theo thời điểm là tổng nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN và các khoản nợ phải trả có tại thời điểm nhất định (thƣờng là có đến thời điểm đầu năm vào ngày 01/01 hoặc thời điểm cuối năm vào ngày 31/12) với cách tính nhƣ sau:

Đối với vốn thuộc sở hữu của chủ DN (kể cả vốn góp liên doanh, vốn của các cổ đông) đầu tƣ vào DN đƣợc tính bằng cách lấy số vốn đầu tƣ ban đầu cộng (+) với số vốn đầu tƣ bổ sung trong quá trình SXKD trừ (-) số vốn bị giảm trong quá trình SXKD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là tổng số vốn của chủ DN đầu tƣ vào SXKD hiện có đến thời điểm báo cáo, Đối với các quỹ của DN lấy theo số dƣ có quỹ (tồn quỹ) tại thời điểm báo cáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các nguồn sở hữu khác lấy theo số dƣ tại thời điểm báo cáo. Đối với nợ phải trả lấy theo số dƣ nợ còn phải trả hoặc phải thanh toán với chủ nợ hay khách hàng tại thời điểm báo cáo, không tính theo số cộng dồn các khoản vay nợ trong kỳ.

ii) Tổng nguồn vốn của DN bình quân: Là số vốn bình quân của DN trong thời kỳ nhất định, thƣờng là 1năm. Công thức xác định nhƣ sau:

(1) Tổng nguồn vốn bình quân = (Tổng nguồn vốn bình quân 12 tháng trong năm) /12 (2) Tổng nguồn vốn bình quân = (Tổng nguồn vốn bình quân 4 quí trong năm)/4 (3) Tổng nguồn vốn bình quân năm = (VKD đầu kỳ + VKD cuối kỳ)/2

2.3.3. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn là toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định trên phạm vi một tỉnh/TP, không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu thực hiện các hoạt động sản xuất trong hay ngoài tỉnh/TP, Giá trị sản xuất đƣợc tính theo giá thực tế và giá so sánh.

2.3.4. Các chỉ tiêu về kết quả kinh tế xã hội

- Tổng giá trị sản xuất: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn là chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất của một thời kỳ nhất định, phục vụ cho việc tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm, xác định tăng trƣởng kinh tế từng ngành kinh tế, loại hình kinh tế… của mỗi tỉnh, Thành phố.

- Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product): là giá trị thị trƣờng của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ, trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm).

2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu về hiệu suất và hiệu quả sử dụng nguồn vốn DNVVN

a) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (vốn kinh doanh): Khi đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của một DN, các nhà phân tích thƣờng xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA - Return on Total Asset) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE - Return on Equity). Về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là DN hoạt động có hiệu quả cao. Số liệu về lợi nhuận sau thuế đƣợc lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn chỉ tiêu Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của DN.

Số trung bình = (số đầu kỳ + số cuối kỳ)/2

b) Vòng quay vốn: Vòng quay vốn = Doanh thu thuần/ Vốn kinh doanh bình quân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

c) Vòng quay VLĐ: Có thể tính chỉ tiêu này bằng công thức:

- Số vòng quay của vốn LĐ = Tổng mức luân chuyển trong kỳ chia cho vốn lƣu động bình quân.

- Kỳ luân chuyển vốn là số ngày bình quân cần thiết để thực hiện 1 vòng quay trong kỳ(Kỳ luân chuyển bằng 360 ngày chia cho số lần luân chuyển).

d) Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn LĐ = Doanh thu hoặc tổng doanh thu trong kỳ chia cho vốn lƣu động bình quân trong năm. Và "hiệu suất sử dụng vốn" càng lớn, thì trình độ sử dụng vốn của DN càng tốt.

e) Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lƣợng vốn lƣu động = vốn lƣu động bình quân chia cho tổng doanh thu trong kỳ.

f) Mức doanh lợi vốn lưu động: Mức doanh lợi vốn lƣu động = Lợi nhuận sau thuế(LN ròng) chia cho vốn lƣu động bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lƣu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập).

g) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định đƣợc tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Công thức tính nhƣ sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 100%

x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Doanh thu

Lợi nhuận ròng và doanh thu có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu này cho biết trong 100đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận hoặc lợi nhuận sau thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Thái Nguyên

Sau cách mạng tháng tám 1945 thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thị xã Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên. Năm 1956, khu Tự trị Việt Bắc đƣợc thành lập, thị xã Thái Nguyên vừa là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên, vừa là Thủ phủ của Khu Tự trị Việt Bắc. Theo quyết định số 114/CP ngày 19-10-1962 của Thủ tƣớng Chính phủ, thị xã Thái Nguyên đƣợc nâng cấp thành TP Thái Nguyên, thuộc tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên hơn 100 km2 và với dân số khoảng 60.000 ngƣời. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tăng cƣờng khả năng quốc phòng, theo quyết định ngày 21-4-1965 của Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ ngày 1-7-1965, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sát nhập thành tỉnh Bắc Thái, TP Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Thái. Để phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của TP Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, ngày 2-4-1985, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ra quyết định số 102/HĐBT chuyển huyện Đồng Hỷ sang phía đông - bắc sông Cầu; TP Thái Nguyên tiếp nhận thêm 7 xã phía tây, tây bắc của huyện Đồng Hỷ, đồng thời cắt xã Đồng Bẩm và 2 phƣờng Chiến Thắng, Núi Voi về huyện Đồng Hỷ. Ngày 8-4-1985, Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định số 109/HĐBT, thành lập phƣờng Tân Thịnh, và giải thể 3 xã Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng để thành lập 3 phƣờng Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng.

Theo Quyết định số 25/HĐBT ngày 13-2-1987 của Hội đồng Bộ trƣởng, các xã Túc Duyên, Quang Vinh thành phƣờng Quang Vinh; phƣờng Tân Thịnh đƣợc chia thành 2 phƣờng Tân Thịnh và Tân Lập. Thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 11-7-1994 của Chính phủ, phƣờng Đồng Quang tách thành 2 phƣờng Đồng Quang và Quang Trung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Quyết định ngày 6-11-1996 của Quốc hội khóa IX, từ ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Thái đƣợc tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, TP Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.

Theo Quyết định số 14/2004/NĐ-CP, ngày 1-9-2004 của Chính phủ, xã Thịnh Đán đƣợc tách thành phƣờng Thịnh Đán và xã Quyết Thắng. Ngày 31-7-2008 Chính phủ đã có Nghị định số 84/2008-CP về điều chỉnh địa giới huyện Đồng Hỷ để mở rộng TP Thái Nguyên, hai xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm về TP Thái Nguyên.

Ngày 13-1-2011, Chính phủ đã có nghị quyết số 05/2011/NQ-CP về giải thể, điều chỉnh địa giới để thành lập các phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó chuyển xã Tích Lƣơng thành phƣờng Tích Lƣơng thuộc TP Thái Nguyên.

Nhƣ vậy sau hơn 50 năm thành lập TP Thái Nguyên, đến nay sau nhiều lần điều chỉnh, chuyển đổi, toàn TP Thái Nguyên đã có 28 xã, phƣờng trong đó có 19phƣờng và 9xã; Diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha; Dân số 330.707 ngƣời; trong đó dân số thƣờng trú là 279.710 ngƣời(thời điểm31/12/2011). Đối với TP sau 50 năm đã dƣợc Thủ tƣớng Chính phủ 4 lần quyết định phê duyệt điều chỉnh và nâng cấp TP, đó là các lần quyết định nhƣ sau:

Ngày 30-10-1996, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 802/TTG phê duyệt quy hoạch chung TP Thái Nguyên, công nhận TP Thái Nguyên là trung tâm vùng Việt Bắc.

Ngày14-10-2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 135/2002/QĐ- TTG công nhận TP Thái Nguyên là đô thị loại II.

Ngày 2-11-2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định 278/2005 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Thái Nguyên đến năm 2020.

Ngày 1-9-2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 1615/QĐ-TTG công nhận TP Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1.2. Vị trí địa lý của thành phố Thái Nguyên

TP Thái Nguyên: Tổng diện tích tự nhiên 189,705km2, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. TP Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Có QL 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng, QL 1B đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lạng Sơn, Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Mạng lƣới đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Lƣu Xá - Kép, đây là tuyến đƣờng vận chuyển hàng hóa quan trọng

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 121)