Các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động và sử dụng vốn trong DNVVN

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 121)

5. Bố cục của luận văn

1.3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động và sử dụng vốn trong DNVVN

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn kinh doanh của DNVVN

Các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng cũng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau trong quá trình phát triển:

Thứ nhất: là nhóm nhân tố vi mô nhƣ khả năng tìm kiếm thị trƣờng, vón kinh doanh, trình độ thiết bị công nghệ, nhà xƣởng, mặt bằng sản xuất - kinh doanh và kết cấu hạ tầng khác; kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh của chủ DN, trình độ của lực lƣợng lao động… Một nhóm nhân tố nữa có ảnh hƣởng rất lớn, chi phối sự hoạt động của các DNVVN.

Thứ hai: là nhóm nhân tố vĩ mô nhƣ hệ thống chính sách và môi trƣờng luật pháp, hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của nhà nƣớc và các thiết chế cộng đồng xã hội nông thôn, hệ thống các biện pháp và các tổ chức hỗ trợ phát triển… Tạo lập và kết hợp hài hòa các nhân tố trên sẽ tạo đƣợc điều kiện kinh tế- xã hội đảm bảo sự phát triển nhanh mạnh và có hiệu quả đối với các DNVVN.

1.3.1.1. Nhóm môi trường vi mô

a. Thị trường

Đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của mỗi DN điều kiện để tồn tại và phát triển là nhân tố thị trƣờng. Thị trƣờng là nhân tố quan trọng mang tính tổng hợp nhất, là nhân tố hàng đầu tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các DN. Trong đó, điều kiện về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, thị trƣờng đầu ra là quan trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhất quyết định sự tồn tại, sự thành bại, sự phát triển thịnh vƣợng hay thua lỗ, phá sản của các DN trong nền kinh tế thị trƣờng. Khó khăn lớn nhất của các DNVVN nƣớc ta hiện nay chính là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, có thể thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và trƣờng quốc tế. Với đặc điểm và ƣu thế của mình, định hƣớng chiến lƣợc ngắn hạn, trƣớc mắt của các DNVVN là tập trung vào thị trƣờng trong nƣớc là những thị trƣờng nhỏ, lẻ, địa phƣơng và đặt trọng tâm vào những sản phẩm hàng hóa có giá bán thấp. Những định hƣớng chiến lƣợc dài hạn cần phải chú ý đến thị trƣờng của địa phƣơng khác và tới thị trƣờng quốc tế, hƣớng vào những sản phẩm hàng hóa có chất lƣợng và có giá trị kinh tế cao.

b. Vốn: Mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh đều cần có vốn, qua sự vận động luân chuyển của vốn có thể đánh giá đƣợc các trạng thái hoạt động của các DN. Qui mô vốn tự có của các DNVVN không đủ sức để tài trợ cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh có chất lƣợng và hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các DN muốn mở rộng, phát triển qui mô và đổi mới nâng cấp chất lƣợng thiết bị công nghệ, sản phẩm. Chính vì vậy, DNVVN cần có nguồn vốn vay và tiếp cận đƣợc các nguồn vốn trên thị trƣờng tín dụng. Tuy nhiên ở một số nƣớc trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề này còn nhiều hạn chế và khó khăn nhƣ: không đủ tài sản thế chấp; mức lãi suất cho vay còn quá cao so với lợi nhuận thu đƣợc; hình thức và thể chế tính dụng, nhất là khu vực nông thôn còn nghèo nàn, đơn điệu và hiệu lực pháp lý không cao. Những khó khan đó cần đƣợc tháo gỡ để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển của các DNVVN.

c. Trình độ trang thiết bị - công nghệ của DN

Ba yếu tố Thị trƣờng - Vốn - Công nghệ luôn là vấn đề cốt lõi của mọi DN, trong đó có các DNVVN. Điều kiện thiết bị công nghệ sẽ quyết định tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm, giúp cho các DN nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Các DNVVN dù có thị trƣờng các yếu tố nguyên vật liệu, lao động tốt, đã tìm đƣợc thị trƣờng đầu ra đảm bảo tiêu thụ sản phẩm của mình nhƣng nếu trình độ trang thiết bị lạc hậu thì khó lòng có thể đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch SXKD. Hơn nữa điều kiện vốn tài chính và các điều kiện khác không cho phép các DNVVN tự tài trợ để đổi mới, áp dụng một cách mạnh mẽ các loại thiết bị tiên tiến, hiện đại. Vì vậy bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân các DNVVN còn cần sự hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền nhà nƣớc các cấp để nhanh chóng và thƣờng xuyên cải thiện thiết bị công nghệ cho các DNVVN.

d. Nhân tố nhà xưởng, mặt bằng SXKD và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác của DNVVN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhà xƣởng, mặt bằng SXKD và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác cũng là một yếu tố quan trọng để có thể tiến hành SXKD. Nếu điều kiện cho mặt bằng SXKD của các DNVVN chật hẹp sẽ khiến cho các DN gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và mở rộng SXKD. Ngoài ra các điều kiện về kho bãi, đƣờng xá trong và ngoài DN, hệ thống giao thông công cộng phục vụ cho SXKD, giao lƣu hàng hóa của các DN cũng cần phải thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các DN nói chung, DNVVN nói riêng.

e. Kiến thức, trình độ quản lý kinh doanh của các chủ DN, tri thức và trình độ tay nghề của lực lượng lao động

Hoạt động SXKD trên thƣơng trƣờng với sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các chủ DN phải có trình độ kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi, mới có thể thành đạt trong kinh doanh, đƣa DN của mình ngày một phát triển. Mỗi một chủ DN phải biết thu thập, tổng hợp, phân tích đánh giá các loại thông tin kinh tế kỹ thuật, biết đề ra những chiến lƣợc đúng đắn và đƣa ra nhƣng quyết định sáng suốt kịp thời. Đồng thời chủ DN phải biết quản lý, giám sát, điều khiển công việc của những ngƣời lao động làm việc cho mình một cách hợp lý và có hiệu quả. Ngoài ra chủ DN còn phải biết đánh giá, động viên, khuyến khích, thƣởng phạt và trả công tƣơng xứng với những đóng góp của ngƣời lao động và kết quả chung của DN.

f. Khả năng tiếp nhận thông tin và hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin, nhất là những thông tin về thị trƣờng, giá cả, công nghệ, sản phẩm là hết sức quan trọng đối với hoạt động SXKD của các DN. Hệ thống thông tin ở nƣớc ta hiện nay mặc dù so với trƣớc đã đƣợc phổ biến khá rộng rãi, các phƣơng tiện thông tin tƣơng đối phong phú, hiện đại, phƣơng pháp thu thập và cung cấp thông tin có nhiều tiến bộ… song nhìn chung tính chất nhanh nhạy, kịp thời, chính xác và đầy đủ, hoàn thiện của hệ thống thông tin chƣa đáp ứng những yêu cầu của SXKD trong điều kiện của thị trƣờng và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

1.3.1.2. Các nhân tố vĩ mô

a. Hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước

Sự tồn tại và phát triển của DN chịu ảnh hƣởng của nhiều môi trƣờng khác nhau: Môi trƣờng kinh tế, chính trị, chính sách và pháp luật… đây chính là môi trƣờng có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc là gây khó khăn cản trở đối với sự ra đời hoạt động và phát triển của DNVVN. Hệ thống chính sách và luật pháp đồng bộ, hợp lý sẽ tạo môi trƣờng hoạt động hiệu quả cho các DNVVN, hỗ trợ khuyến khích các DN này phát triển đi lên. Ở nƣớc ta trong những năm đổi mới hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (trong đó các DNVVN là chủ yếu) đã đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình thành và đổi mới từng bƣớc với những kết quả tích cực. Vì vậy để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của DNVVN cần phải có sự đổi mới hoàn thiện hơn nữa chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc.

b. Hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của Nhà nước và các thiết chế cộng đồng xã hội ở địa phương

Đây là nhân tố có ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của các DNVVN ở những nƣớc có đặc điểm nhƣ nƣớc ta. Hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của Nhà nƣớc từ trung ƣơng đến các tỉnh, huyện, xã với nhiều ban ngành nếu có sự phối hợp chặt chẽ phân công trách nhiệm rõ ràng sẽ làm tăng hiệu lực quản lý của bộ máy. Các hoạt động của các đội kiểm tra liên ngành, quản lý thị trƣờng, công an , thuế vụ… nếu không có sự thống nhất sẽ chồng chéo, nhiều khi còn đổ lỗi và có những hành động triệt tiêu hiệu quả công tác quản lý lẫn nhau. Nhƣ vậy sẽ gây khó khăn cho các hoạt động SXKD của các DN. Vì vậy cần thiết phải có sự kiện toàn, sắp xếp, đổi mới hệ thống và phƣơng pháp quản lý, kiểm soát trên tinh thần hỗ trợ cho DNVVN phát triển là chính.

c. Hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của Nhà nước

Hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của Nhà nƣớc cũng nhƣ của các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm khắc phục những khó khăn và thế bất lợi của các DNVVN để chúng nhanh chóng có đủ khả năng cạnh tranh một cách bình đẳng đƣợc với các DN khác trên thị trƣờng ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, việc tiến hành các biện pháp hỗ trợ cho các DNVVN đƣợc thông qua những chính sách ƣu đãi về miễn giảm các loại thuế, các khoản vay với lãi suất ƣu đãi từ các nguồn vốn tín dụng của Nhà nƣớc, thiết lập các tổ chức tƣ vấn và cung cấp thông tin, các trung tâm đào tạo kiến thức quản lý và kỹ năng lao động miễn giảm phí và thành lập các quỹ tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng riêng cho các DNVVN.

Tùy từng đặc điểm kinh tế chính trị xã hội của mỗi nƣớc mà có những quan điểm khác nhau. Song vai trò của DNVVN trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội là không thể phủ nhận đƣợc. Trong phần trên chúng ta đã xem xét những vấn đề chung nhất về loại hình DNVVN nhƣ: các quan điểm khác nhau về DNVVN, tiêu thức xác định… và đặc biệt là các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các DNVVN.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN

Trong quá SXKD, vốn kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố. Do vậy, để đạt đƣợc kết quả cao trong hoạt động SXKD nói chung, trong sử dụng vốn nói (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

riêng, các DN cần phải nắm bắt đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng, mức độ và xu hƣớng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn và kết quả kinh doanh.

a. Nhóm nhân tố khách quan

- Do cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của nhà nước: Nhà nƣớc tạo ra môi trƣờng và hành lang pháp lý thuận lợi cho các DN phát triển SXKD và định hƣớng cho các hoạt động thông qua các chính sách vĩ mô. Do vậy chỉ cần một sự thay đổi trong chính sách kinh tế của nhà nƣớc nhƣ chính sách giá cả, phƣơng pháp đánh giá tài sản, phƣơng pháp khấu hao TSCĐ… cũng có thể gây ra những ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.

- Do tác động của nền kinh tế: yếu tố lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tƣ hàng hoá… Vì vậy vốn của DN rất có thể bị mất dần do tốc độ trƣợt giá của đồng tiền nếu DN không có biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả.

- Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ: làm cho tài sản cố định bị lỗi thời và lạc hậu nhanh chóng. Nếu DN không nhạy bén trong kinh doanh, thƣờng xuyên đổi mới máy móc trang thiết bị để làm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thì DN sẽ mất đi khả năng cạnh tranh, hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng thua lỗ. Sự cạnh tranh khốc liệt của các DN trên thị trƣờng đã buộc các DN phải nhạy cảm trong kinh doanh, không ngừng tìm tòi để có những biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh của mình.

- Do những rủi ro phát sinh trong quá trình SXKD mà DN không lƣờng trƣớc đƣợc nhƣ thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt... hoặc những rủi ro kinh doanh mà làm thiệt hại đến vốn của DN.

b. Nhóm nhân tố chủ quan

Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân DN tạo nên làm ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Đó là:

- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động: Nếu trình độ quản lý không tốt sẽ gây ra tình trạng thất thoát vốn, nếu tay nghề ngƣời lao động không cao sẽ làm giảm năng suất lao động, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Sự lựa chọn phương án đầu tư: Nếu DN lựa chọn phƣơng án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ngƣợc lại, sẽ là sự thất bại của phƣơng án kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong DN: Việc đầu tƣ vào các tài sản không sử dụng hoặc chƣa sử dụng quá lớn hoặc vay nợ quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì không những không phát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra rủi ro cho DN.

- Vấn đề xác định nhu cầu VKD: việc xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình SXKD, làm hiệu quả sử dụng VKD suy giảm.

- Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD: sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vật liệu vào SXKD, để NVL tồn kho dự trữ quá mức cần thiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn của DN.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần xem xét từng yếu tố để từ đó đƣa ra những biện pháp quản lý thích hợp.

1.3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trƣờng, mọi DN đều bình đẳng trƣớc pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, các DN cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất: Cần phải tiến hành thẩm định và lựa chọn dự án đầu tƣ phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của DN. Lựa chọn quy mô SXKD phù hợp với năng lực tổ chức vốn của DN trên cơ sở phát huy đƣợc những thế mạnh của DN để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Thứ hai: Xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết, tối thiểu cho hoạt động SXKD của DN trong kỳ, từ đó có biện pháp huy động vốn hợp lý tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD. Nếu thừa vốn DN phải có biện pháp xử lý linh hoạt nhƣ: đầu tƣ mở rộng sản xuất, cho các đơn vị khác vay... tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi không phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế cho DN. Nếu thiếu vốn DN cần có biện pháp huy động để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho SXKD, không làm gián

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 121)