Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trƣờng, mọi DN đều bình đẳng trƣớc pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, các DN cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Thứ nhất: Cần phải tiến hành thẩm định và lựa chọn dự án đầu tƣ phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của DN. Lựa chọn quy mô SXKD phù hợp với năng lực tổ chức vốn của DN trên cơ sở phát huy đƣợc những thế mạnh của DN để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Thứ hai: Xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết, tối thiểu cho hoạt động SXKD của DN trong kỳ, từ đó có biện pháp huy động vốn hợp lý tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD. Nếu thừa vốn DN phải có biện pháp xử lý linh hoạt nhƣ: đầu tƣ mở rộng sản xuất, cho các đơn vị khác vay... tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi không phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế cho DN. Nếu thiếu vốn DN cần có biện pháp huy động để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho SXKD, không làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Thứ ba: Lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp, đảm bảo mức độ tự chủ của DN trong hoạt động tài chính và hạ thấp đƣợc chi phí sử dụng vốn. Khi có nhu cầu đầu tƣ, DN cần khai thác triệt để nguồn vốn bên trong. Tránh tình trạng nguồn vốn bên trong chƣa đƣợc khai thác sử dụng hết lại phải huy động từ bên ngoài làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng mức rủi ro và giảm tính tự chủ của DN trong hoạt động SXKD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ tư: Đầu tƣ vốn một cách hợp lý, đồng bộ giữa các bộ phận các khâu của quá trình sản xuất. Lập ra phƣơng án sản xuất, xác định chính xác nhu cầu vốn cần đầu tƣ sao cho tiết kiệm và hợp lý: phân bổ đúng nơi đúng chỗ, đúng thời điểm khi nhu cầu phát sinh, hạn chế tình trạng thiếu vốn ở khâu này nhƣng dƣ thừa ở khâu khác, các khâu, các bộ phận không phối hợp nhịp nhàng làm ảnh hƣởng xấu đến quá trình SXKD và hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ năm: Có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại vốn.

- Đối với vốn cố định: Phải đánh giá đúng giá trị, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ, lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp.

Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phƣơng pháp công nghệ sản xuất, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hay đã hƣ hỏng.

- Đối với vốn lƣu động: Quản lý chặt chẽ vốn lƣu động, nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản của DN, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, đồng thời quản lý các khoản phải thu, không để vốn bị chiếm dụng quá lâu, áp dụng các hình thức khuyến khích khách hàng trả tiền trƣớc, trả đúng thời hạn nhƣ khuyến mãi, giảm giá...

Thứ sáu: Chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro bất thƣờng trong kinh doanh bằng cách đa dạng hóa hình thức đầu tƣ, đa dạng hóa sản phẩm. Tiến hành trích lập các khoản đầu tƣ dự phòng phải thu khó đòi, hàng tồn kho... tham gia bảo hiểm cho tài sản, vật tƣ của DN để có nguồn bù đắp kịp thời khi rủi ro xảy ra.

Thứ bảy: Phát huy vai trò tài chính trong giám sát, kiểm tra sử dụng vốn nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế từ đó đƣa ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Thực hiện việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn cho tất cả các khâu từ dự trữ sản xuất, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và đầu tƣ mới tài sản cố định.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)