Ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu tiếng cười tự trào trong thơ nguyễn khuyến (Trang 53 - 81)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.2Ngôn ngữ và giọng điệu

3.2.1 Ngôn ngữ

Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến sử dụng ngôn ngữ mang tính chất thông tục của đời sống. Ngôn ngữ thông tục của đời sống được hiểu là những khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói nôm na hàng ngày, là từ tục, thậm chí cả tiếng chửi. Việc đưa ngôn ngữ thông tục của đời sống vào hệ thống ngôn ngữ thi ca của văn học trung đại Việt Nam thể hiện sự cách tân và một quan niệm thẩm mĩ mới lạ, độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. Sự đổi mới đầy sáng tạo ấy được Nguyễn Trãi mở đầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục, đặc biệt đến Hồ Xuân Hương thành công rực rỡ và sau này được Nguyễn Khuyến, Tú Xương kế thừa và phát triển.

Nguyễn Khuyến đã biết chọn lọc ngôn từ trong vốn ngôn ngữ phong phú và dân dã của đời sống hàng ngày với muôn hình nghìn vẻ quanh mình. Thơ ông mộc mạc và chân chất như chính tiếng nói của đời sống nhưng lại không rơi vào sự thông tục hóa mà trái lại thường xuyên được ông chắt lọc để nâng lên thành thứ nghệ thuật tinh diệu vừa mang tính bác học lại vừa bình dân. Do vậy, các lớp từ vựng, khẩu ngữ rất phong phú đa dạng: Ông, lão, tao, ta…

Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay, Ông ngẫm mình ông, nghĩ cũng hay

(Tự thuật) Hay

Chú Đáo bên làng lên với tớ, Ông Từ xóm chợ lại cùng ta

(Lên lão)

Xét riêng đại từ “tao” một từ rất khó dùng trong thơ, khi thì được dùng như một tiếng cười phẫn trí của một con nợ bị dồn đến bước đường cùng:

Quyết chí phen này trang trải sạch, Cho đời rõ mặt cái thằng tao

(Than nợ)

Bài thơ kết lại ở “cái thằng tao” cũng là lúc tiếng cười chua chát của con nợ, của “tao” bật ra bao cay đắng. Câu thơ cũng bày tỏ chí khí, nhưng không phải chí nam nhi, chí anh hùng mà là chí của một con nợ quyết trang trải sạch để cho đời rõ mặt – không phải rõ mặt anh hùng mà là rõ mặt cái thằng “ tao” con nợ. Ngôn ngữ đời sống được Nguyễn Khuyến đưa vào trong thơ hết sức tự nhiên và tạo được hiệu quả nghệ thuật bất ngờ khi tiếng cười cất lên cũng là lúc nỗi khổ nhục thấm thía, lan tỏa.

Nguyễn Khuyến còn có biệt tài về sử dụng từ láy. Từ láy trong thơ Nguyễn Khuyến là cả một thành công nghệ thuật có vai trò ý nghĩa rất lớn trong việc châm biếm, chế giễu chính bản thân mình. Trng thơ Nguyễn Khuyến có những bài tần số xuất hiện từ láy khá cao, gần như ở mỗi câu thơ đều có một từ láy đôi hoặc láy ba:

Quyên đã gọi hè quang quác quác Gà từng gáy sáng tẻ tè te

Lại còn giục giã về hay ở

Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe

Những từ láy ba gợi âm thanh “Tẻ tè te”, “Quang quác quác” đọc lên nghe thật thú vị và đọc đáo, kết hợp với các từ láy đôi: “Giục giã”, “Khỏe khoe” đã tạo nên một âm hưởng trong thơ. Đặc biệt Nguyễn Khuyến còn là người đầu tiên sáng tạo nên những từ láy tư:

Người đâu tên họ là gì

Hỏi ra chích chích chi chi nực cười (Ông phỗng đá)

Ông phỗng đá là nhà thơ hay phường quan lại? Dù là ai đi chăng nữa thì cũng đều “chích chích chi chi” ngây ngô, khờ khạo, nực cười trước đám người Tây kia. Lối điệp thanh của Nguyễn Khuyến quả thật rất thần tình trong việc khắc họa chân dung, dáng vẻ của đối tượng nhằm làm bật lên tiếng cười chua chát. Với một vốn từ láy vô cùng phong phú cùng với nghệ thuật láy tài tình, Nguyễn Khuyến đã tạo nên những tiếng cười đặc sắc trong thơ Nôm, đồng thời cũng góp phần làm giàu cho ngôn ngữ thi ca tiếng Việt. Qua đó cũng thể hiện dấu ấn rõ rệt của phong cách cá nhân nhà thơ.

Ngoài ra, Tam Nguyên Yên Đổ còn táo bạo đưa vào trong thơ mình những hư từ, lời nói khẩu ngữ kiểu như: cũng…cũng, kém ai, sao mà nhẹ, thế mới hời, tưởng rằng… khiến cho thơ ông trở nên gần gũi hơn và giàu giá trị hiện thực:

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng

(Tự trào) Hay

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh thế mới hời!

(Vịnh tiến sỹ giấy II) 3.2.2 Giọng điệu

Xuyên suốt những bài thơ tự trào của Nguyễn Khuyến là một giọng điệu thâm trầm mà kín đáo, nhưng cũng hết sức thâm thuý. Đó là một dòng thơ trào phúng của nhà nho, rất đậm nét và sinh động. Có khi nhà thơ tự trào một cách trực tiếp: Tựtrào, Tự giễu mình, Tự thuật, Than nghèo, Than nợ…

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng.

(Tự trào)

Và cũng có khi tự trào một cách kín đáo ý nhị: Vịnh tiến sĩ giấy I và II, Ông phỗng đá...

Ông đứng làm chi đó hỡi ông? Trơ trơ như đá vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết không?

(Ông phỗng đá)

Dù trong hoàn cảnh nào thơ tự trào của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện khá rõ hình ảnh: một ông già tự cười mình. Nụ cười xem ra rất nhỏ nhẹ mà chứa chan suy tư. Chẳng hạn khi cười về hành dáng của mình: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lại còn giục giã về hay ở?

Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe

(Về hay ở)

Vườn Bùi chốn cũ,

Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây.

(Trở về vườn cũ) Hay

Thêm tuổi, thêm được tóc râu phờ, Nay đã năm mươi có lẻ ba.

Đôi khi là nụ cười hối tiếc, thâm trầm:

Sách vở ích gì cho buổi ấy Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già

(Ngày xuân dặn các con)

Kiểu cười tưởng như nhẹ nhàng nhưng hết sức thâm thuý và có sức công phá mãnh liệt. Đặc biệt khi ông cười về vai trò lịch sử của mình trong chốn quan trường, kiểu cười chua chát, xót xa, ân hận:

Cũng cờ cũng biển cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

(Vịnh Tiến sĩ giấy II) Hay:

Vua chèo còn chẳng ra gì,

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.

(Lời vợ anh phường chèo)

Còn đây là giọng cười chua chát thấm đượm sự khinh bỉ đối với cái địa vị cao sang mà Nguyễn Khuyến đã từng ngồi. Khinh bỉ vì hiểu được bản chất thật của nó. Chua chát khi nghĩ đến mình thế mà đã từng ngồi trên địa vị đó:

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

(Tự trào) Hay:

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe, Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!

(Vịnh Tiến sĩ giấy II)

Nhiều khi Nguyễn Khuyến cũng buông những lời lẽ bông lơi, những giọng cười tưởng như sảng khoái để diễn đạt những cơn sóng lòng hết sức dữ dội:

Lúc hứng, uống thêm dăm chén rượu, Khi buồn ngâm láo một câu thơ.

Và:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh thế mới hời!

(Vịnh tiến sĩ giấy II)

Nhiều lúc ông cũng muốn buông xuôi vì đã nặng lòng lắm rồi: “Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác”. Chính vì thế những nụ cười xem ra nhỏ nhẹ ấy nhưng chứa chan suy tư: Đại sự thì đã hỏng cả rồi mà mình thì gàn dở vô tích sự. Nói như nhà nghiên cứu Đoàn Hồng Nguyên thì đó là một kiểu tự trào “ngôn chí” có sự khẳng định bản ngã, nhưng đó vẫn là sự khẳng định của một nhà nho theo những chuẩn mực đạo đức nhà nho. Vì vậy tựu trung lại giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến vẫn còn mang tính chất giáo hoá, có khi chưa thoát ra khỏi quy phạm văn chương nhà nho.

Suốt quãng đời còn lại của mình, ông luôn sống trong dằn vặt và ân hận vì cái sự đỗ đạt và con đường danh vọng của mình. Ông luôn đắng cay khi nghĩ đến xã hội từ trên xuống dưới chẳng khác chi bọn phường chèo. Tưởng rằng là oai phong lắm, tự hào lắm nhưng thực ra cũng chỉ là sân khấu hề mà thôi. Nguyễn Khuyến cũng sớm nhận ra mình chẳng qua cũng chỉ là một vai nhọ. Về mặt này ông đã giễu mình với giọng điệu chua chát hơn. Nhưng kiểu tự trào với giọng điệu chua chát bao nhiêu thì càng chứng tỏ phẩm chất cao đẹp của nhà thơ bấy nhiêu. Và đây cũng là kiểu tự bôi nhọ, tự giễu mình là để chứng tỏ phẩm chất đẹp của mình, khẳng định mình và cũng để đề cao mình.

Vua chèo còn chẳng ra gì,

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Lời vợ anh phường chèo)

Nguyễn Khuyến khi đả kích, châm biếm bản thân mình, ông không nói một cách trực tiếp mà kín đáo, ý nhị, thông qua hình ảnh “ông tiến sĩ giấy”. Hay khi Nguyễn Khuyến giễu mình, cười cợt mình trở thành một kẻ vô tích sự, không còn có ích gì nữa, ông cũng chỉ nhẹ nhàng:

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ? Có rượu thời ông chống gậy ra. (Lên lão)

Góp phần để tạo nên một giọng điệu thâm trầm, nhẹ nhàng, kín đáo của Nguyễn Khuyến phải chăng do môi trường sống của nhà thơ là ở vùng nông thôn, ít nhiều cũng không xô bồ như nơi đô thị. Sự thanh bình của cảnh sắc nơi thôn dã cũng làm cho tâm hồn con người được dịu bớt những lo toan căng thẳng. Chính vì thế mà giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến phải chăng có phần nhẹ nhàng và thâm trầm cũng là nhờ lẽ đó.

3.3 Thủ pháp tự trào

3.3.1 Cách nói ngƣợc nghĩa

Nói ngược nghĩa là một trong những nghệ thuật trào phúng khá hiệu quả. Trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, nói ngược nghĩa ít được sử dụng, chỉ xuất hiện ở một số bài thơ: Mừng ông nghè mới đỗ, Về nghỉ nhà,…

Xã hội lúc bấy giờ cảnh trường thi cuối mùa đã bộc lộ hết những giả dối, không thật, cho nên trước những hiện tượng “thi đỗ” có quá nhiều điều để nói. Nguyễn Khuyến đã viết bài Mừng ông nghè mới đỗ:

Anh mừng cho chú đỗ ông nghè, Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng,

Vinh quy ắt hẳn rước tùng xòe.

Trong bài thơ ta bắt gặp cách nói ngược nghĩa đầy mỉa mai. Mở đầu bài thơ là lời chúc mừng, nhưng “mừng” chỉ là cách nói giả vờ, cách nói ngược, bởi thực ra là để giễu, để chế nhạo những ông nghè mới đỗ nhưng không phải do tài thực học.

Hay có những câu thơ có ý nghĩa là mang ơn triều đình, mang ơn nhà vua nhưng bao hàm trong đó là sự phê phán, lên án chế độ vua quan khiến cho những người có tài muốn góp công xây dựng đất nước không đành lòng cáo quan về nhà nghỉ để giữ cho tấm lòng và lí tưởng được trong sạch.

Ơn vua nhờ được nghỉ về nhà

(Về nghỉ nhà)

Như vậy, thơ tự trào của Nguyễn Khuyến ít sử dụng cách nói ngược nghĩa, nhưng khi đã dùng thì phát huy hiệu quả cao độ, đúng phẩm cách của một bậc đại nho với cái cười thâm thúy.

3.3.2 Cƣờng điệu phóng đại

Cường điệu phóng đại là cách diễn đạt nói quá lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể nhằm để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng mạnh mẽ. Và đây là một trong những nghệ thuật gây cười trong thơ trào phúng. Khá tiêu biểu ở cách nói này trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến là bài thơ: Bạn đến chơi nhà, Than nợ,..

Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách, trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta

(Bạn đến chơi nhà)

Với việc sử dụng nghệ thuật phóng đại, Nguyễn Khuyến đã miêu tả tỉ mỉ hoàn cảnh cuộc sống khó khăn thiếu thốn của gia đình: “Trẻ đi vắng, chợ xa, ao sâu, vườn rộng, cải ra hoa, cà mới nụ,...”. Tự trào về cuộc sống gia đình như vậy nhà thơ không phải để chế giễu bản thân hay gia đình mình mà để khẳng định sự thiếu thốn ở đây chỉ là sự thiếu thốn về vật chất chứ không phải là thiếu thốn về tình cảm.

Trong Than nợ, Nguyễn Khyến đã tự trào về cái tuổi già của mình: Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay

Ông gẫm mình ông, nghĩ cũng hay Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay. Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say

Còn một nỗi này thêm chán ngắt Đi đâu giở những cối cùng chày.

Nghệ thuật phóng đại đã làm hiện rõ lên hình ảnh một ông lão tuổi đã cao: “Mái tóc chòm xanh chòm lốm đốm”, mắt không còn tỏ phải mang kính, chân đi không vững phải chống gậy,… Nguyễn Khuyến thấy rằng thời gian trôi nhanh “thấm thoát tựa chim bay” còn mình thì đã già thật rồi. Nhà thơ đã tự trào về hình dáng, vẻ bên ngoài của mình, vẽ nên chân dung của chính bản thân mình.

Với việc sử dụng nghệ thuật cường điệu phóng đại một cách rất tài tình, Nguyễn Khuyến đã tạo nên những tiếng cười khi thì sảng khoái, khi thì chua cay.Qua đó ta không chỉ thấy một Nguyễn Khuyến thâm trầm, kín đáo và thâm thúy mà ta còn thấy một Nguyễn Khuyến khá khôi hài, hóm hỉnh và vui vẻ.

Tiểu kết chƣơng 3

Đọc thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, chúng ta có thể cảm nhận rất rõ đó là một bộ phận thơ cũng đã góp phần làm nên một dòng thơ tự trào theo hướng thể hiện bản ngã trong thơ trào phúng nhà nho, nhưng đã có sự giải thoát khỏi lối văn chương khuôn phép của thơ văn thời trung đại. Có thể ghi nhận đây là một biểu hiện của sự vùng vẫy nhằm thoát khỏi thi pháp văn chương trung đại. Tuy nhiên thơ tự trào của ông vẫn còn trong khuôn khổ văn chương quy phạm nhà nho. Bởi lẽ Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác trong cảm thức nhà nho phong kiến, vẫn là kiểu tự trào tự giễu để đề cao, để khẳng định mình. Tuy nhiên với việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật cùng với các hình tượng thơ, ngôn ngữ và giọng thơ rất riêng biệt, Nguyễn Khuyến đã tạo cho mình được kiểu tự trào hết sức độc đáo, làm nên phong cách rất riêng.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn sống và sáng tác chủ yếu vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Ông đã có những đóng góp đặc sắc, nhiều mặt, nhiều khía cạnh, phương diện cho sự phát triển của thơ ca trung đại Việt Nam. Những đóng góp quan trọng đến mức người ta không thể hình dung được quy luật vận động, diện mạo của nền văn học dân tộc nếu không tính đến di sản thơ ca đồ sộ của Tam Nguyên Yên Đổ. Một trong những đóng góp quan trọng ấy là ông đã thể hiện tiếng cười tự trào – nét độc đáo trong phong cách thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, tiếng cười được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, giúp người đọc hình dung một cách sâu rộng về thực trạng xã hội và những trò mua vui lố lăng, kệch cỡm của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Đặc biệt, qua các vần thơ tự trào, Nguyễn Khuyến đã thể hiện được tiếng cười với nhiều cung bậc khác nhau: Tiếng cười vừa thể hiện sự tự tin của nhà thơ, vừa phê phán hiện thực xã hội, vừa hóm hinh, tươi vui. Với tiếng cười tự tin, yêu đời nhà thơ tự động viên mình vượt qua những khó khăn trong cuộc sống từ buổi xuân thời cho đến khi xế bóng. Bước vào con đường làm quan và sau khi cáo quan về Yên Đổ, do hiện thực chi phối, bên cạnh tiếng cười tự tin yêu đời xuất hiện tiếng cười phê phán hiện thực. Bằng tiếng cười này Nguyễn Khuyến phản ánh sự tha hoá của triều đình phong kiến từ đó phủ định chính bản thân mình. Sau bao biến cố cuộc đời, cuối cùng Nguyễn Khuyến cũng tìm được sự bình yên nơi làng quê Yên Đổ. Chính nơi đây đã tạo ra tiếng cười thanh thản, tươi vui trong thơ Nguyễn Khuyến.

Một phần của tài liệu tiếng cười tự trào trong thơ nguyễn khuyến (Trang 53 - 81)