QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1 Quan điểm, phương hướng phát triển:

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020 (Trang 49 - 52)

1. Quan điểm, phương hướng phát triển:

1.1- Phát huy lợi thế về vị trí địa lý của Huyện giáp ranh với thành phố Cần Thơ thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Đồng đồng bằng sông Cửu Long; ven sông Hậu và hệ thống sông Măng Thít – Trà ôn của tuyển đường thủy quôc gia và trên trục đường ngắn nhất nối tỉnh Trà Vinh với Cần Thơ để phấn đầu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Phát triển nhanh nền kinh tế cùng với tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao năng suất lao động. Cơ cấu kinh tế của huyện được xác định đến năm 2015 và 2020 là

Nông nghiệp – Dịch vụ – Công nghiệp.

1.2- Phát huy cao nhất các nguồn nội lực, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, tập trung đúng mức cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển theo hướng coi trọng chất lượng và hiệu quả. Kết hợp nhiều nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng các chợ nông thôn, Trung tâm thương mại. Đáp ứng yêu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất.

1.3- Huy động nhiều nguồn lực cho phát triển văn hóa – xă hội, giáo dục - đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các chính sách xã hội, chính sách tôn giáo, dân tộc. Nâng cao toàn diện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường. Coi trọng công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.

1.4- Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng - an ninh. Tích cực phòng chống tội phạm, ma tuý, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng. Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực bộ máy nhà nước từ huyện đến cơ sở. Soát xét lại các thủ tục hành chính ở cấp cơ sở, kiến nghị với cấp trên sửa đổi bổ sung những vấn đề bất hợp lý.

2. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 20202.1 Mục tiêu tổng quát: 2.1 Mục tiêu tổng quát:

Khai tác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản theo hướng hiệu quả và bền vững, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, tăng nhanh khối lượng sản phẩm nông sản và thủy sản xuất khẩu.

Tạo bước đột phá trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn, tăng nhanh tỷ trọng giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị tăng thêm của Huyện.

Tập trung đúng mức cho đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế. Triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu Quốc gia, đặc biệt là Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ cho toàn dân.

Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Chuẩn bị tốt các điều kiện để ứng phó với những biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tác động mạnh đến địa bàn các xã Phú Thành, Lục Sĩ Thành và các vùng ven sông.

2.2 Mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chủ yếu.

2.2.1 Mục tiêu kinh tế:

- Tổng giá trị gia tăng của huyện tăng từ 829 tỷ đồng năm 2010 lên 1.460 tỷ đồng năm 2015 và 2.516 tỷ đồng năm 2020 (theo giá so sánh 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 12%; giai đoạn 2016- 2020 là 11,5%, trong đó bao gồm:

+ Giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và thủy sản từ 485 tỷ đồng năm 2010 lên 699 tỷ đồng năm 2015 và 958 tỷ đồng năm 2020, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 7,6%; giai đoạn 2016- 2020 là 6,5%.

+ Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp và xây dựng từ 97 tỷ đồng năm 2010 lên 221 tỷ đồng năm 2015 và 472 tỷ đồng năm 2020, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 17,9%; giai đoạn 2016- 2020 là 16,4%.

+ Giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ từ 247 tỷ đồng năm 2010 lên 540 tỷ đồng năm 2015 và 1.086 tỷ đồng năm 2020, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 16,9%; giai đoạn 2016- 2020 là 15,0%.

- Giá trị gia tăng bình quân đầu người tăng từ 14.643.000 đồng năm 2010 lên 31.764.000 đồng năm 2015 và 67.254.000 đồng năm 2020 (giá thực tế). Tính theo USD tăng từ 770USD năm 2010 lên 1.442 USD năm 2015 và 2.600 USD năm 2020.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng sản phẩm của Huyện (tính theo giá thực tế) như sau:

+ Tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 28,5% năm 2010 lên 34,0% năm 2015 và 38,5% năm 2020.

+ Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 15% năm 2010 lên 18,5% năm 2015 và 21,5% năm 2020.

+ Giảm tỷ trọng nông nghiệp (bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp) từ 56,5% năm 2010 xuống 47,5% năm 2015 và 40,0% năm 2020.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tăng từ 690 tỷ đồng năm 2010 lên 1.860 tỷ đồng năm 2015 và 4.540 tỷ đồng năm 2020 (theo giá thực tế). Tương ứng chiếm 34,7% so tổng giá trị gia tăng của huyện năm 2010, chiếm 42,7% so tổng giá trị gia tăng năm 2015 và 48,5% so tổng giá trị gia tăng năm 2020.

- Số xã đạt tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tăng từ 3 - 4 xã năm 2015 (chiếm 23 - 30%) lên 7– 8 xã năm 2020 (chiếm 53,8 – 61,5%).

2.2.2 Mục tiêu xã hội:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 16,2% năm 2010 xuống còn 7 - 8% năm 2015 và dưới 5% năm 2020 (theo chuẩn nghèo mới là 400.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với thành thị).

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 0,90% năm 2010 xuống còn 0,89% năm 2015 và 0,87% năm 2020. Tỷ lệ giảm dân số cơ học là 1,0% năm 2010, giảm 0,65% năm 2015 và giảm 0,50% năm 2020.

- Qui mô dân số tăng từ 135.830 người năm 2010 lên 137.262 người năm 2015 và 139.264 người năm 2020.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo (kể cả đào tạo nghề ngắn hạn) tăng từ 21% năm 2010 lên 35 - 40% năm 2015 và 56 - 60% năm 2020.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhóm, lớp mầm non tăng từ 15 - 20% năm 2015 lên 30 - 35% năm 2020. Tỷ lệ học sinh mẫu giáo đến trường tăng từ 75% năm 2010 lên 85% năm 2015 và trên 90% năm 2020. Trong đó, trẻ em 5 tuổi được học 2 buổi/ngày đạt 95% năm 2015 và 100% năm 2020.

- Duy trì thường xuyên số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Học sinh hết tiểu học chuyển vào trung học cơ sở đạt 99,5% năm 2015 và những năm tiếp theo. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở vào trung học phổ thông tăng từ 70,0% năm 2010 lên 76,0% năm 2015 và 79 - 80% năm 2020.

- Tỷ lệ trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn Quốc gia tăng từ 11,9% năm 2010 (8/67 trường) lên 35 – 40% năm 2015 và 70 - 80% năm 2020. Riêng trường Trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia năm 2015 là 75% (3/4 trường) và 100% năm 2020 (4/4 trường).

- Năm 2010, có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế cơ sở và không ngừng nâng cao chất lượng ở giai đoạn sau.

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 17,24% năm 2010 xuống còn 14,0 – 14,5% năm 2015 và 10,5 – 11,0% năm 2020.

2.2.3 Mục tiêu về môi trường:

- Chất thải y tế (chất thải rắn và nước thải) được thu gom và xử lý 100%. - Chất thải rắn và nước thải của 4 cụm công nghiệp trên địa bàn Huyện đều được thu gom và xử lý 100%.

- Hoàn thành việc sắp xếp các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp.

- Tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý: khu vực đô thị đạt 90% năm 2015 và trên 95% năm 2020, khu vực nông thôn đạt 60% năm 2015 và trên 80% năm 2020.

- Tỷ lệ hộ đô thị sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 85- 90% năm 2015 và trên 95% năm 2020; các trường học có đủ nước sạch.

- Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 55 - 60% năm 2015 và 70 - 75% năm 2020; số hộ còn lại đều được sử dụng nước sạch phổ thông.

- Quản lý chặt chẽ công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường trang thiết bị quan trắc môi trường và xử lý kịp thời những diễn biến xấu về môi trường cho các vùng nuôi trồng thủy sản.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để ứng phó kịp thời với những tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tác động đến địa bàn Huyện, nhất là vùng ven sông Hậu và các kênh trục chính.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w