V. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 Thuận lợi và cơ hộ
d) Nguồn nhân lực
Nhân dân Trà Ôn có truyền thống kiên cường bất khất trong lao động và trong đấu tranh cách mạng. Từ những ngày đầu mới khai hoang lập nghiệp đã kiên cường đấu tranh chống lại thú dữ, cải tạo tự nhiên hoang dã thành vùng đất màu mỡ, trù phú. Trong kháng chiến chống ngoại xâm đã kiên cường bất khất, bất chấp mọi thủ đoạn tàn ác của kè thù để dành tự do và độc lập. Bước vào thời kỳ cải tạo và xây dựng nhân dân Trà Ôn đã kiên trì chịu đựng mọi khó khăn và thử thách để xây dựng nên cơ đồ ngày nay. Truyền thống qúy báu đó sẽ tiếp tục được phát huy trong thời kỳ phát triển mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tiềm năng về lao động ở huyện khá lớn, lực lượng lao động chiếm gần 60% dân số. Người dân trong huyện có truyền thống cần cù, yêu lao động, thích nghi nhanh với cơ chế thị trường và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhất là trồng cây ăn trái, đánh bắt thủy sản nước ngọt, chế biến đường …
đ) Các lợi thế khác
Ngoài Thị Trấn huyện lỵ nằm ở ngã ba sông Hậu giang và sông Trà Ôn- Măng Thít, còn có Thầy Phó, cụm kinh tế - thương mại nằm giáp ranh giữa 4 huyện Trà Ôn, Vũng Liêm của tỉnh Vĩnh Long và Cầu Kè, Càng Long của tỉnh Trà Vinh. Trong tương lai không xa, đây sẽ là đô thị loại V và cùng với Thị trấn Trà Ôn tạo thành 2 cực tăng trưởng của huyện.
Trà Ôn là 1 trong 2 huyện của tỉnh Vĩnh Long nằm trong Dự án Nam Măng Thít. Khi dự án này được triển khai sẽ là một lợi thế không nhỏ trong tiến trình phát triển đi lên của huyện nhà.
Các công trình đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh sẽ tác động lan tỏa đến huyện Trà Ôn, tạo bước chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nhất là trong giai đoạn 2016 – 2020.