PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ 1 Phát triển các vùng sản xuất chủ yếu

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020 (Trang 92 - 94)

1. Phát triển các vùng sản xuất chủ yếu

1.1 Vùng I: Bao gồm toàn bộ diện tích của xã Tích Thiện và một phần diện

tích của 3 xã Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân, Thuận Thới. Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 5.027ha, chiếm 19,4% so với diện tích tự nhiên của Huyện.

Phương hướng phát triển chủ yếu của vùng là thâm canh lúa cao sản, phát triển mô hình luân canh 2 vụ lúa + 1 vụ màu và rau thực phẩm. Trồng cây ăn trái kết hợp nuôi cá ao, mương vườn và nuôi cá lồng – bè. Phát triển chăn nuôi theo qui mô trang trại. Khai thác lợi thế của Tuyến Quốc lộ 54, đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ.

1.2 Vùng II: là vùng phía Bắc Quốc lộ 54 đến giáp với sông Trà Ngoa, bao

gồm: toàn bộ diện tích diện tích của 2 xã Tân Mỹ, Hựu Thành và một phần diện tích của 4 xã Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Trà Côn. Tổng diện tích tự nhiên của vùng II là 7.786,0 ha, chiếm 30,1% so với diện tích tự nhiên của Huyện.

Phương hướng phát triển của vùng là thâm canh lúa cao sản và lúa đặc sản, phát triển các tiểu vùng trồng cây ăn trái tập trung kết hợp nuôi cá ao, mương vườn. Phát triển chăn nuôi theo qui mô trang trại. Sản xuất khối lượng lớn hàng hoá nông sản xuất khẩu.

1.3 Vùng III: là toàn bộ diện tích phía Bắc sông Trà Ngoa, bao gồm các xã

Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Hòa Bình, Thới Hòa và một phần xã Trà Côn. Tổng diện tích tự nhiên của vùng 8.813,9 ha, chiếm 34,0% so với diện tích tự nhiên của Huyện. Trong vùng có nhiều diện tích địa hình thấp, thuận lợi cho phát triển trồng lúa kết hợp nuôi cá.

Phương hướng phát triển của vùng là thâm canh lúa cao sản, lúa đặc sản kết hợp nuôi cá, trồng cây ăn trái, nuôi cá ao, mương vườn. Phát triển chăn nuôi theo qui mô trang trại. Khai thác lợi thế của tuyến đường tỉnh 901, đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ và ngành nghề nông thôn.

1.4 Vùng IV: Bao gồm 2 xã Phú Thành và Lục Sĩ Thành với tổng diện tích tự

đó đất trồng cây ăn quả lâu năm là 2.415ha, chiếm 57,1% so với diện tích tự nhiên của vùng.

Phương hướng phát triển của vùng IV là tiếp tục đầu tư thâm canh vườn cây ăn trái kết hợp nuôi cá ao, mương vườn và phát triển nuôi thuỷ sản tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Coi trọng công tác tuyển chọn, lai tạo giống mới, nâng cao chất lượng sản phẩm cây ăn trái, xây dựng thương hiệu cho các loại sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tạo môi trường thuận lợi thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái.

2. Phát triển và phân bố các cụm công nghiệp

Phát huy lợi thế của tuyến quốc lộ 54 chạy suốt trên địa bàn huyện với chiều dài khoảng 17,0 km, cùng với hệ thống giao thông đường tỉnh và đường huyện nối trung tâm thị trấn Trà Ôn với thành phố Cần Thơ và các trung tâm kinh tế khác của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Việc đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Trà Ôn là rất cần thiết, nhằm thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp.

Trước mắt, cần khẩn trương thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp tại ấp Mỹ Lợi (xã Thiện Mỹ) với quy mô là 48 ha, đảm bảo quĩ đất để mở rộng cụm công nghiệp Mỹ Lợi thêm 20 ha trong giai đoạn sau. Xúc tiến xây dựng cụm công nghiệp Vĩnh Thành (xã Hựu Thành), quy mô khoảng 50 ha; cụm công nghiệp Vĩnh Tắc, xã Vĩnh Xuân, qui mô 50 ha và cụm công nghiệp Ngãi Hòa, xã Hòa Bình, qui mô 50 ha. Thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thiện từng phần, phù hợp với tiến độ thu hút các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp; ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp mới.

3. Tổ chức lãnh thổ phát triển du lịch

Huyện Trà Ôn có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái vùng ven sông và du lịch miệt vườn. Trong những năm tới, khi mạng lưới giao thông phát triển, sẽ xây dựng các tuyến du lịch từ huyện Trà Ôn đi đến các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ và các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng (bằng cả đường bộ và đường thuỷ). Cần nghiên cứu phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ giá rẻ hơn so với các địa bàn giáp ranh, nhằm thu hút khách du lịch đến địa bàn Huyện.

4. Tổ chức lãnh thổ phát triển các khu trung tâm và cụm, tuyến dân cư

Trên cơ sở các vùng sản xuất, ngoài trung tâm thị trấn Trà Ôn, xây dựng các trung tâm khu vực (trung tâm vệ tinh), đáp ứng yêu cầu cung ứng vật tư hàng hoá,

tiêu thụ sản phẩm cho nông thôn được thuận lợi. Đồng thời xây dựng các khu văn hoá thể thao, vui chơi giải trí tại các trung tâm vùng.

Thực hiện việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm các xã Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Hoà Bình, Xuân Hiệp xứng đáng là các khu trung tâm vệ tinh thúc đẩy phát triển mạnh các ngành dịch vụ và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nông thôn (theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới).

Phát triển các cụm và tuyến dân cư trên cơ sở quy hoạch chỉnh trang các cụm và tuyền dân cư hiện có, đồng thời xây dựng các cụm dân cư mới theo hướng đô thị hoá, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thuận lợi cho việc đi lại, cung cấp điện, nước sạch và tiếp cân thông tin, truyền thông.

Đầy mạnh tiến độ xây dựng khu trung tâm hành chính huyện tại địa điểm mới, thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành, tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh, tiến tới thực hiện mục tiêu “chính quyền điện tử, công dân điện tử”. Sớm xây dựng thị trấn Trà Ôn đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, các khu trung tâm vệ tinh tương đương đô thị loại V.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trà Ôn đến năm 2020 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w