So sánh hiệu quả trích ly của hai loại dung môi

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương pháp trích ly lipid thô từ sinh khối vi tảo nannochloropsis oculata (Trang 63 - 65)

Nhìn chung, trích ly với tổ hợp dung môi chloroform + methanol luôn cho hiệu suất cao hơn so với trích ly với dung môi n-hexane.:

- Hàm lượng lipid cao nhất thu được trong trường hợp dung môi n-hexane là 7.99% khi dùng thể tích n-hexane 20 ml/g sinh khối khô, xử lý sóng siêu âm 15 phút, thời gian tiếp xúc pha 24 giờ sau khi xử lý.

- Trong đó khi, hàm lượng lipid cao nhất khi dùng tổ hợp chloroform:methanol:nước (3:1:1 v/v/v) là 14.99% khi dùng thể tích chloroform + methanol 30 ml/g sinh khối khô, xử lý sóng siêu âm 10 phút, thời gian tiếp xúc pha 24 giờ sau khi xử lý.

Hình 4.12. Dịch chiết với n-hexane Hình 4.13. Dịch chiết với hỗn hợp chloroform + methanol

Như vậy, trường hợp dùng tổ hợp dung môi chloroform + methanol thì lượng lipid thu được tính trên 1 g sinh khối khô cao gần gấp đôi so với sử dụng dung môi n- hexane. Điều này được giải thích như sau: dùng dung môi n-hexane quá trình hòa tan lipid chủ yếu theo cơ chế thẩm thấu cho nên quá trình truyền khối kém. Hơn nữa, n- hexane không phân cực nên có độ chọn lọc cao hơn, mà theo Hara & Radin (1978) thì trích ly bằng dung môi này giúp hạn chế sự hòa tan của các thành phân không phân cực vào dung môi [25]. Do vậy các thành phần lipid thô thu được ít có tạp chất.

Chương 4: Kết quả và bàn luận

55

Trái lại, tổ hợp chloroform + methanol có khả năng phá màng tế bào cao nên quá trình truyền khối của các chất vào dung môi diễn ra mạnh mẽ. Kết quả là ngoài lipid hòa tan vào dung môi, còn có các tạp chất khác điển hình như phospholipid, polysaccharide, carotenoid, chlorophyll hòa tan vào pha chloroform hay pha methanol tùy theo tính phân cực của các thành phần này. Theo nghiên cứu của Lubián và các cộng sự (2000), một lít dịch vi tảo Nannochloropsis sp. (109 tế bào/ml) có chứa đến 350 mg/L chlorophyll a, 50 mg/L violaxanthin, 5 mg/L canthaxanthin, 3 mg/L astaxanthin [34]. Việc dùng nước ngâm chung với hỗn hợp nhằm mục đích hòa tan các thành phần không phải là lipid. Đa phần methanol nằm cùng pha với nước, tuy nhiên pha chloroform cũng còn một phần methanol trong đó. Vì thế, các hợp chất phân cực và không phân cực không được tách triệt để vào hai pha riêng rẽ mà tùy thuộc vào cân bằng pha được thiết lập [8]. Cho nên pha chứa chloroform ngoài các phân tử triacylglycerol không phân cực, còn có thêm methanol hòa tan các thành phần không phân cực. Kết quả là hàm lượng lipid thô thu được cao hơn hẳn so với trường hợp dùng n-hexane.

Như được thấy ở hình 4.12 và 4.13, màu của hỗn hợp trích ly với n-hexane nhạt hẳn so với màu của hỗn hợp trích ly với tổ hợp chlorofrom + methanol. Chứng tỏ rằng sử dụng n-hexane có thể hạn chế được các tạp chất mà đa phần là các sắc tố trong có trong vi tảo N. oculata thoát ra. Các sắc tố này đa phần là chlorophyll a với lượng tương đối lớn, khoảng 350 mg/L dịch nuôi cấy. Cho nên dẫn đến kết quả là trích ly với chloroform + methanol thì lượng lipid thô thu được sẽ cao hơn nhiều so với trường hợp sử dụng n-hexane.

56

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát một số phương pháp trích ly lipid thô từ sinh khối vi tảo nannochloropsis oculata (Trang 63 - 65)