Nhằm sản xuất lipid vi tảo có khả năng chuyển hóa thành nhiên liệu biodiesel với năng suất cao, Chiu và các cộng sự (2009) tiến hành nghiên cứu sục khí CO2 để đánh giá khả năng tích lũy lipid của Nannochloropsis oculata trong quá trình nuôi cấy theo mẻ [14]. Kết quả cho thấy rằng sự tích lũy lipid trong pha logarith đến pha cân bằng của N. oculata tăng đáng kể từ 30.8% lên 50.4% sinh khối khô khi sục khí CO2 vào môi trường với nồng độ 2%.
Nghiên cứu tuyển chọn giống có khả năng sinh tổng hợp lipid để ứng dụng trong hệ thống nuôi cấy ngoài trời đã được Rodolfi và các cộng sự (2009) tiến hành: 30 chủng vi tảo được đem phân tích khả năng sinh tổng hợp lipid. Trong số đó,
Chương 2: Tổng quan tài liệu
28
điều kiện thiếu nguồn nitơ. Chủng này sau đó được nuôi cấy trong thiết bị photobioreactor 20 L để nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng cũng như nguồn dinh dưỡng (nitơ hoặc phospho) lên sự tích lũy lipid. Kết quả cho thấy rằng hàm lượng lipid tăng từ 117 mg/L/ngày trong điều kiện môi trường có đầy đủ dinh dưỡng (sinh khối khô thu được trung bình là 0.36 g/L/ngày, tương ứng với hàm lượng lipid là 32%) lên 204 mg/L/ngày (sinh khối khô thu được trung bình là 0.30 g/L/ngày, tương ứng với 60% lipid) trong điều kiện môi trường nghèo nitơ [43].
Khảo sát này cho thấy rằng chủng Nannochloropsis sp. F&M-M24 hoàn toàn có khả năng nuôi trồng với quy mô lớn để thu nhận sinh khối cho trích ly lipid với các mục đích khác nhau.