Quy trình tín dụng bằng phương thức cho vay:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng xuất - nhập khẩu của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 64 - 65)

)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3.1. Quy trình tín dụng bằng phương thức cho vay:

* Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt

- Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. - Bước 2: Thẩm định.

- Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vay. * Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng. - Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết các Hợp đồng. - Bước 5: Giải ngân.

- Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay; Thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh. - Bước 7: Tất toán khế ước, Thanh lý hợp đồng, Lưu Hồ sơ.

Hồ sơ xin tín dụng:

Trong hồ sơ vay vốn gồm:

- Hồ sơ về khách hàng vay vốn: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính và các văn bản liên quan nếu có.

- Hồ sơ khoản vay: Đơn xin vay vốn, các hợp đồng thương mại, hợp đồng ngoại thương, các giấy tờ khác để đảm bảo điều kiện vay vốn như các doanh nghiệp thông thường.

- Hồ sơ về bảo đảm tiền vay.

- Trong trường hợp các đơn vị không có chức năng kinh doanh xuất khẩu thì phải có hợp đồng uỷ thác xuất khẩu.

Thẩm định hồ sơ xin tín dụng:

- Thẩm định tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ.

- Đánh giá tình hình khách hàng, tình hình tài chính, công nợ. Thẩm định năng lực pháp lý, năng lực hoạt động và uy tín của khách hàng.

- Thẩm định tính khả thi của phương án kinh doanh cúng như đánh giá uy tín và khả năng phát triển của khách hàng

• Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

• Xác định nhu cầu tín dụng (số tiền, thời hạn...).

• Xác định khả năng vay trả, nguồn hạn trả tiền.

• Xem xét các yếu tố khác như: chính sách tín dụng, thị trường...

Cán bộ tín dụng sau khi thẩm định, lập tờ trình để trình lên trưởng phòng tín dụng nói rõ kiến nghị có cho vay hay không. Trưởng phòng tín dụng căn cứ vào đó xem xét hồ sơ và trình ban giám đốc xét duyệt, ra quyết định tín dụng.

Lập và đàm phán ký kết hợp đồng: Sau khi đã được Ban giám đốc phê duyệt phương án, cán bộ tín dụng sẽ thông báo với khách hàng và đàm phán ký kết các hợp đồng tín dụng và hợp đồng về tài sản đảm bảo.

Giải ngân: Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp sẽ lập giấy nhận nợ để đến ngân hàng xin giải ngân. Mỗi hợp đồng tín dụng doanh nghiệp có thể rút vốn một lần hoặc nhiều lần.

Giám sát theo dõi khoản vay: trong quá trình phát tiền vay, cán bộ tín dụng phải giám sát việc rút vốn. Sau đó, cán bộ tín dụng cũng phải theo dõi thường xuyên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để sớm phát hiện những sai lệch trong sử dụng vốn vay, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải để kịp thời giải quyết tránh rủi ro mất vốn.

Thu lãi: Mỗi kỳ hạn nợ, cán bộ tín dụng tính lãi và thu lãi theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Nếu đến kỳ hạn nợ mà doanh nghiệp xuất khẩu không trả hết nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng xuất - nhập khẩu của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w