Tín dụng thương mại cấp cho người nhập khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng xuất - nhập khẩu của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 35 - 39)

)

1.2.3.2.Tín dụng thương mại cấp cho người nhập khẩu

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.3.2.Tín dụng thương mại cấp cho người nhập khẩu

1.2.3.2.1. Cho vay trong khuôn khổ phương thức thanh toán bằng LC.

* Ngân hàng mở LC theo yêu cầu của nhà nhập khẩu: Đây được xem là hình

thức tín dụng tín dụng của ngân hàng.

Mọi LC đều được mở theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Khi đồng ý mở LC cho nhà nhập khẩu, có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi LC nếu bộ chứng từ hợp lý, hợp lệ. Việc mở LC đã thể hiện sự tín dụng của ngân hàng cho nhập khẩu.

Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán bởi ngân hàng phải thanh toán cho phía nước ngoài (nhà xuất khẩu) theo đúng LC đã quy định.

Do đó để giảm thiểu rủi ro cho mình, trước khi mở LC cho nhà nhập khẩu, ngân hàng phải kiểm tra tình hình tài chính và khả năng thanh toán, hoạt động của nhà nhập khẩu và đưa ra phương án cho vay tại thời điểm mở LC.

* Cho vay ký quỹ LC:

Ký quỹ là một quy định của ngân hàng phát sinh trong trường hợp khách hàng xin được bảo lãnh và trước khi ngân hàng đồng ý mở LC (nếu khách hàng không đủ độ tín nhiệm). Khách hàng phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền đó sẽ được phong toả cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán của ngân hàng chấm dứt. Thường khoản tiền này được tính tỷ lệ với giá trị mà khách hàng xin bảo lãnh, trong trường hợp thiếu sự tin cậy hoặc hiệu quả thương vụ tiềm ẩn rủi ro cao ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ 100% giá trị mà khách hàng xin bảo lãnh.

Việc ký quỹ mang lại những ý nghĩa:

- Ký quỹ nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện bảo lãnh cho khách hàng.

- Ký quỹ khẳng định khách hàng có năng lực nhất định về vốn và ràng buộc khách hàng làm tròn nghĩa vụ của người được bảo lãnh.

Cho vay ký quỹ là hình thức tín dụng nhập khẩu, nhu cầu vay ký quỹ phát sinh do tính rủi ro của thương vụ quá cao, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ với giá trị lớn mà khả năng doanh nghiệp không đáp ứng một phần. Điều này gây trở ngại cho khách hàng trong quá trình thực hiện thương vụ hoặc vay vốn nước ngoài, vì tiền ký quỹ là món tiền bị phong toả, khách hàng không được sử dụng

trong suốt thời gian được ngân hàng bảo lãnh làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp bị thu hẹp. Khi đó, căn cứ trên uy tín của khách hàng, hiệu quả của thương vụ hoặc trên tài sản đảm bảo, ngân hàng có thể xét cho vay ký quỹ.

Cho vay ký quỹ vừa giải quyết được khó khăn về vốn lưu động cho doanh nghiệp, tăng tính an toàn và hiệu quả cho ngân hàng, vừa đảm bảo tuân thủ những quy định pháp lý của ngân hàng về ký quỹ bảo lãnh. Và cho vay ký quỹ mở LC là một hình thức tín dụng cho các nhà nhập khẩu của NHTM.

* Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tín dụng thanh toán bộ chứng từ giao hàng.

Theo hình thức này, khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh. Đồng thời khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán và đến thời điểm thanh toán dự kiến xác định khoản thiếu hụt cần ngân hàng tín dụng.

Trên cơ sở xem xét và phân tích kế hoạch và phương án của khách hàng, ngân hàng sẽ ra quyết định tín dụng và xác định mức ngân hàng chấp nhận tín dụng. Tất cả các công đoạn này phải thực hiện trước khi bộ chứng từ giao hàng của người xuất khẩu về đến ngân hàng tín dụng. Nếu bộ chứng từ đã về rồi khách hàng mới xin tín dụng thì khó được ngân hàng chấp nhận bởi ngân hàng không đủ thời gian để đánh giá chính xác khách hàng và điều đó sẽ gây ra rủi ro cao cho ngân hàng.

Khi hàng hoá, bộ chứng từ về đến nơi, nhà nhập khẩu có thể nhận được sự tín dụng của ngân hàng thông qua hình thức vay thanh toán LC trả ngay; hoặc ngân hàng thay mặt nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu trong trường hợp LC trả chậm.

* Cho vay bắt buộc:

Cho vay bắt buộc cũng có nội dung là cho vay thanh toán bộ chứng từ giao hàng, nhưng nhu cầu vay bắt buộc phát sinh khi người nhập khẩu không thanh toán hoặc không tập trung đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng. Ngân hàng khi đó sẽ cho vay trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn cho ngân hàng nước ngoài.

Vay bắt buộc, nhà nhập khẩu sẽ phải chịu lãi suất tương ứng với lãi suất vay quá hạn theo quy định của ngân hàng vì tính chất của món vay bắt buộc là nợ quá hạn; thời gian vay bắt buộc thường không quá 30 ngày kể từ ngày ngân hàng trả

ngay. Như vậy khi vay bắt buộc khách hàng phải chịu áp lực thanh toán nợ rất lớn từ ngân hàng

1.2.3.2.2. Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

Tín dụng của ngân hàng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ thể hiện như sau: Nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu. Ngân hàng tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng nước ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì cần phải có sự hỗ trợ của ngân hàng cho vay thanh toán hàng nhập khẩu.

1.2.3.2.3. Tín dụng trên cơ sở hối phiếu.

Một trong những chức năng hữu ích mà hối phiếu đem lại đó là sự xuất hiện

các hình thức tín dụng được xây dựng trên cơ sở hối phiếu: Chấp nhận hối phiếu.

Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu. Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu và khoản vay chỉ là một hình thức, một sự đảm bảo về tài chính, thực chất ngân hàng chưa phải xuất tiền thực sự cho người vay như trong chiết khấu hối phiếu. Tuy nhiên khi đến hạn nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng chấp nhận hối phiếu phải trả nợ thay.

Sự phát sinh tín dụng chấp nhận hối phiếu là do bên bán thiếu tin tưởng khả năng thanh toán của bên mua và họ đề nghị bên mua yêu cầu một ngân hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên bán ký phát.

Khi ký chấp nhận trả tiền hối phiếu cũng chính là thời điểm ngân hàng phải gánh chịu rủi ro nếu như bên mua (nhập khẩu) không có tiền thanh toán cho bên xuất khẩu. Ngân hàng thu phí chấp nhận hối phiếu để bù đắp cho chi phí gánh chịu rủi ro tín dụng .

Ý nghĩa của tín dụng chấp nhận hối phiếu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Với sự chấp nhận của ngân hàng nhà nhập khẩu có được sự đảm bảo một cách chắc chắn về khả năng thanh toán và nhà nhập khẩu sẽ có thể đem chiết khấu hối phiếu đó ở bất kỳ ngân hàng nào. Khả năng thương mại của hối phiếu lúc này rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu được hưởng một tỷ lệ chiết khấu ưu đãi.

khi có được hối phiếu chấp nhận của ngân hàng thì nhà nhập khẩu có thể đem chiết khấu nó ở bất kỳ ngân hàng nào để có tiền thanh toán trước hạn cho nhà xuất khẩu và có thể sẽ được nhận hoa hồng từ nhà xuất khẩu.

1.2.3.2.4. Tín dụng qua nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh.

Nhu cầu bảo lãnh đối với nhà nhập khẩu phát sinh nhu cầu bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng.

Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là bảo đảm thi hành đúng cam kết với nước ngoài trong trường hợp người xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghĩa vụ nào đó với bên nước ngoài.

Các hình thức bảo lãnh của ngân hàng : - Mở thư tín dụng trả chậm;

- Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận trên các hối phiếu;

- Phát hành thư bảo lãnh với nước ngoài hay tái bảo lãnh ; - Lập giấy cam kết trả nợ với nước ngoài;.v.v…

Ý nghĩa của nghiệp vụ này:

- Đối với nhà nhập khẩu (bên được bảo lãnh ): Đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo được nguồn nguyên vật liệu, hàng hoá, máy móc thiết bị... phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; được hưởng một khoản vốn của bên xuất khẩu mà không phải trả lãi (thực chất có thể lãi đã được người bán tính trong giá bán), chỉ trả một khoản phí cho người bảo lãnh; thông qua việc mua hàng trả chậm, doanh nghiệp có thời gian quay vòng vốn nhanh, tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động...;

- Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm rằng đến hạn sẽ được thanh toán nợ. Nếu trong trường hợp nhà nhập khẩu vi phạm Hợp đồng, Nhà xuất khẩu có thể yêu cầu Ngân hàng thanh toán theo đúng bảo lãnh đã cấp.

- Đối với ngân hàng bảo lãnh: nhận được sự tin tưởng tín nhiệm của các bên xuất khẩu, nhập khẩu.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng xuất - nhập khẩu của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 35 - 39)