Số lƣợng mẫu giống đậu tƣơng nhập nội giai đoạn 2001 – 2005

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương vụ xuân và hè tại huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 30 - 105)

4. Cơ sở khoa học của đề tài

1.4Số lƣợng mẫu giống đậu tƣơng nhập nội giai đoạn 2001 – 2005

STT Tên cơ quan nhập Số lƣợng mẫu nhập

1 2 3 4 Viện KHKTNNVN Viện Di truyền NN Viện KHKTNNMN Trƣờng Đại học Cần Thơ 177 19 67 277 Tổng số 540 Nguồn: Trần Đình Long và các cs,2005) [25]

Từ nguồn vật liệu nhập nội, các nhà nghiên cứu chọn tạo giống đậu tƣơng đã tiến hành khảo sát, đánh giá và chọn lọc đƣợc những giống có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những tính trạng quý nhƣ chín sớm, chịu rét, chịu hạn, kháng bệnh gỉ sắt, hạt to sử dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc làm nguồn vật liệu sử dụng gián tiếp.

Nguyễn Thị Út và CTV, 2006 [40] nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu tƣơng gồm 330 mẫu giống đậu tƣơng thu thập tại Việt Nam và nhập nội, căn cứ vào thời gian sinh trƣởng đã phân lập chúng thành 5 nhóm giống:

- Nhóm chín cực sớm có TGST < 81 ngày; - Nhóm chín sớm có TGST 81 - 90 ngày;

- Nhóm sớm trung bình có TGST 91 - 100 ngày; - Nhóm chín trung bình có TGST 101 – 120 ngày; - Nhóm chín muộn có TGST > 120 ngày.

Tác giả cũng đã xác định đƣợc một số giống có các đặc tính quý làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống nhƣ đã xác định đƣợc 9 giống chín cực sớm có TGST từ 76 - 80 ngày; 7 giống hạt to có khối lƣợng 1000 hạt từ 262 - 365g và 6 giống có tiềm năng năng suất cao đạt từ 3015 - 3555 kg/ha.

Theo Trần Đình Long và các cs, 2005 [25], trong giai đoạn 2001 - 2005 các nhà chọn tạo giống đậu tƣơng của Việt Nam đã tiến hành khảo sát đƣợc 9482 lƣợt mẫu giống đậu tƣơng và đã xác định đƣợc 83 mẫu giống có các đặc tính quý là 4 giống có TGST cực sớm dƣới 72 ngày; 6 giống có năng suất cá thể cao; 30 dòng kháng bệnh phấn trắng; 25 dòng kháng bệnh gỉ. Theo tác giả giai đoạn này các nhà chọn tạo giống đậu tƣơng của Việt Nam đã thực hiện đƣợc 430 tổ hợp lai và xử lý biến với 9 giống đậu tƣơng. Kết quả đã phân lập đƣợc 1425 dòng đậu tƣơng làm vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống.

Theo Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005 [27] trong vòng 20 năm (1985 - 2005), đã chọn tạo thành công 28 giống mới, trong đó có 8 giống đậu tƣơng đƣợc công nhận giống tiến bộ kỹ thuật thông qua việc tuyển chọn từ tập đoàn giống nhập nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số thành tựu chọn tạo giống đậu tương bằng phương pháp nhập nội:

Trần Văn Lài và cộng tác viên - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam chọn lọc cá thể giống đậu tƣơng nhập nội G2261 từ AVRDC tạo ra giống đậu tƣơng AK03 và đƣợc công nhận là giống quốc gia năm 1990. Đặc điểm cơ bản giống thời gian sinh trƣởng 80 – 85 ngày, cây cao trung bình 30 – 50 cm, hạt bầu dục P1000 hạt 125 – 130 g, năng suất trung bình 13 – 15 tạ/ha, khả năng chịu rét khá, chịu hạn, chịu úng trung bình.

Trần Văn Lài, Trần Thị Đính – Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo ra giống AK05 từ dòng G2261 nhập nội của Đài Loan bằng phƣơng pháp chọn lọc cá thể. Giống AK05 đƣợc công nhận là giống quốc gia năm 1995. Đặc điểm cơ bản của giống: thời gian sinh trƣởng 98 -105 ngày, cây sinh trƣởng khỏe, hạt đẹp, năng suất trung bình 13 – 15 tạ/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình, chịu rét khá (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005) [3].

Cũng từ nguồn giống nhập nội của Philippin (giống có mã hiệu K6871, K7002 trong tập đoàn VIR) Trần Đình Long, Đào Thế Tuấn và A.G.Liakhôpkin Trung tâm hợp tác giống cây trồng Việt Xô - Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo ra giống đậu tƣơng VX9-2 bằng phƣơng pháp chọn lọc cá thể.

Giống VX9-3 đƣợc công nhận là giống quốc gia 1995, đặc điểm cơ bản của giống: thời gian sinh trƣởng 90 - 100 ngày, cây cao trung bình 50 - 60 cm, ít phân cành, dạng hạt bầu dục, vỏ màu vàng, P1000 hạt 140 – 150 gr, năng suất trung bình 13 – 16 tạ/ha thâm canh tốt đạt 20 tạ/ha.

Giống VX9-2 có khả năng chịu rét ở giai đoạn đầu, chống bệnh gỉ sắt kém. Trần Đình Long, Đào Thế Tuấn và A.G.Liakhôpkin Trung tâm hợp tác giống cây trồng Việt Xô - Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo ra giống đậu tƣơng VX9-3 từ giống đậu tƣơng nhập nội của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Philippin (giống có mã hiệu K6871, K7002 trong tập đoàn VIR) bằng phƣơng pháp chọn lọc cá thể.

Giống VX9-3 đƣợc công nhận là giống quốc gia 1990, giống VX9-3 có đặc điểm cơ bản: thời gian sinh trƣởng 90 – 95 ngày vụ xuân, cây cao trung bình 50 - 55 cm, ít phân cành, dạng hạt bầu dục, vỏ màu vàng P1000 hạt 140 – 150 gr, năng suất trung bình 12 – 15 tạ/ha thâm canh tốt đạt 20 tạ/ha.

Khả năng chịu rét, chịu hạn, chịu úng trung bình, chịu nóng kém. Nhiễm bệnh thán thƣ nếu bón phân và chăm sóc không tốt.

Tạ Kim Bính, Nguyễn Văn Viết, Trần Đình Long, Nguyễn Thị Bình - Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo đƣợc giống đậu tƣơng ĐT2000 từ mẫu giống GC00138-29 trong tập đoàn đậu tƣơng của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á bằng phƣơng pháp chọn lọc cá thể. Năm 2004 giống ĐT2000 đƣợc công nhận là giống chính thức. Đặc điểm của giống: thời gian sinh trƣởng 100 – 110 ngày, thích hợp cho gieo trồng ở vụ xuân, tiền năng năng suất cao (44,2 tạ/ha). Kết quả khảo nghiệm ở nhiều vụ cho thấy giống đậu tƣơng ĐT2000 đạt năng suất 19,5 – 30,5 tạ/ha.

Trần Đình Long và các cộng sự chọn tạo thành công giống ĐT-12 từ tập đoàn giống nhập nội (1996) có nguồn gốc Trung Quốc, đƣợc công nhận là giống quốc gia năm 2002. Đặc điểm cơ bản của giống là giống đậu tƣơng có thời gian sinh trƣởng ngắn 71 – 80 ngày, trung bình 75 ngày. Giống ĐT-12 có hoa trắng, lông phủ trắng, hạt vàng. Chiều cao cây 35 – 50 cm, phân cành trung bình, số quả chắc từ 18 – 30 quả, tỷ lệ quả 3 hạt cao 19 – 40 %, khối lƣợng 1000 hạt từ 150 – 177 gam. Năng suất trung bình 14 – 23 tạ/ha có thể trồng 3 vụ/năm, đặc biệt thích hợp với đất đậu tƣơng hè giữa 2 vụ lúa. Giống đậu tƣơng ĐT12 có khả năng chống đổ, chống tách quả ở mức trung bình. (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005) [3].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hà Hữu Tiến và các cs Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chọn tạo thành công giống đậu tƣơng HL203 từ GC84058- 18 – 4 đƣợc nhập nội từ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC), đƣợc công nhận là giống tạm thời năm 2004. Đặc điểm nổi bật của giống HL203 thân gọn, ít cành có thể trồng với mật độ dày, chống chịu tốt với sâu bệnh. Trong điều kiện không phun thuốc cho năng suất 14 – 15 tạ/ha. Hiện nay ở nƣớc ta chƣa có một giống đậu tƣơng nào có khả năng kháng đƣợc sâu bệnh.

Năm 1995 Hà Hữu Tiến và các CS ở Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Hƣng Lộc chọn tạo ra giống đậu tƣơng HL92 từ AGS327 đƣợc nhập nội bộ giống đậu tƣơng kảo nghiệm quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau đậu châu Á (AVRDC – Đài Loan, 1992).

Chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Lai hữu tính là một biện pháp đơn giản nhƣng dễ đạt thành công trong chọn tạo giống đậu tƣơng (Hà Hữu Tiến và các cộng sự, 1989) [33]. Lai là một phƣơng pháp cơ bản để tạo ra các nguồn vật liệu chọn giống tạo giống đậu tƣơng. Nhờ lai giống mà ngƣời ta có thể phối hợp những đặc tính và tính trạng có lợi của các dạng bố hoặc của mẹ vào con lai. Phần lớn các cây trồng hiện nay đều nhận đƣợc bằng phƣơng pháp này (Trần Duy Quý, 1999) [31]. Đậu tƣơng là cây tự thụ phấn nên lai để tạo ra tổ hợp thƣờng thành công với tỷ lệ rất thấp.

Tuy vậy trong giai đoạn 1985 - 2005 các nhà chọn tạo giống đậu tƣơng Việt Nam đã lai tạo đƣợc 15 giống đậu tƣơng đƣợc công nhận là giống quốc gia (Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005) [27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.5. Các giống đậu tƣơng đƣợc chọn tạo bằng phƣơng pháp lai hữu tính TT Giống Nguồn gốc TGST (ngày) KL1000 Hạt (gam) Năng suất (tạ/ha) Năm công nhận 1 ĐT80 V70/Vàng Mộc châu 95-110 140-150 15-25 1995 2 ĐT92 ĐH4/TH84 100-110 120-140 16-18 1996 3 ĐT93 Dòng 82/134 80-82 130-140 15-18 1998 4 TL.57 ĐT95/VX93 100-110 150-160 15-20 1999 5 Đ96-02 ĐT74/VX92 95-110 150-180 15-18 2002 6 DN42 ĐH4/VX93 90-95 130-140 14-16 1999 7 DT94 DT84x EC2044 90-96 140-150 15-20 1996 8 HL2 Nam Vang x XV87-C2 86-90 130-140 12-16 1995 9 Đ9804 VX9-3 x TH184 100-110 130-150 22-27 2004 10 D140 DL02 x ĐH4 90-100 150-170 15-28 2002 11 DT96 DT84 x DT90 90-95 190-220 18-32 2004 12 DT99 IS-011 x Cúc mốc 70-80 150-170 14-23 2002 13 DT90 G7002 x Cọc chùm 90-100 180-220 18-25 2002 14 ĐVN5 Cúc tuyển x Chiang Mai 85-90 160-180 18-25 2004 15 ĐT22 DT95 x ĐT12 90-95 140-160 17-25 2006

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chọn tạo giống bằng phương pháp xử lý đột biến

Xử lý đột biến là một trong những phƣơng pháp chọn tạo giống đậu tƣơng đƣợc các nhà chọn tạo giống đậu tƣơng Việt Nam áp dụng phổ biến và đã tạo đƣợc một số giống đậu tƣơng bằng phƣơng pháp này. Chọn tạo giống đậu tƣơng bằng phƣơng pháp xử lý đột biến có thể sửa chữa, khắc phục từng mặt và tổng hợp nhiều tính trạng kinh tế và hình thái nhƣ thấp cây - cao cây và ngƣợc lại, tăng số lƣợng quả, trọng lƣợng hạt, tăng khối lƣợng 1000 hạt, tăng hoặc giảm thời gian sinh trƣởng. Khắc phục đƣợc tƣơng quan nghịch giữa năng suất và hàm lƣợng protêin trong hạt. Cải thiện đƣợc tổ hợp các đặc tính kinh tế ở các giống địa phƣơng theo hƣớng có lợi mà vẫn giữ đƣợc các đặc tính quý của giống gốc (Mai Quang Vinh và các cs, 2005 )[46]. Bằng phƣơng pháp lai tạo và xử lý đột biến, trong vòng 20 năm (1985 - 2005) viện Di truyền Nông nghiệp đã chọn tạo thành công 4 giống quốc gia và 4 giống khu vực hoá (Mai Quang Vinh và các cs, 2005 )[46].

Thành tựu chọn tạo giống đậu tương bằng phương pháp đột biến:

Trần Đình Long là một trong ngƣời đầu tiên thành công về chọn tạo giống đậu tƣơng bằng xử lý đột biến. Năm 1978 ông xử lý đột biến dòng V70 bằng Co60 sau đó chọn dòng đột biến tạo ra giống M103 và đƣợc công nhận là giống quốc gia năm 1994. Đặc điểm cơ bản của giống thời gian sinh trƣởng 85 – 90 ngày, sinh trƣởng khỏe, lá xanh đậm, quả vàng sẫm, tỷ lệ quả 3 hạt cao, hạt vàng đẹp, P1000 hạt 160 – 180 gr, giống có tiềm năng năng suất cao 17 – 20 tạ/ha giống thích hợp nhất cho vụ hè, khả năng chịu nóng khá (Bộ NN&PTNT, 575 giống cây trồng nông nghiệp mới 2005)[3].

Mai Quang Vinh là chuyên gia đầu ngành chọn tạo giống đậu tƣơng ở Việt Nam. Năm 1985 ông và các cộng sự đã tạo ra giống DT84 bằng phƣơng pháp lai hữu tính giữa ĐT-84 x ĐH4 (ĐT96) kết hợp với sử lý đột biến thực nghiệm bằng tác nhân tia gama Co60, liều xạ 18krad, đƣợc công nhận giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quốc gia năm 1995. Giống DT84 có nhiều ƣu điểm: thời gian sinh trƣởng trung bình 80 – 90 ngày có thể trồng 3vụ/năm đặc biệt là vụ hè thu, có tiềm năng năng suất cao, hạt màu vàng đẹp, chống chịu khá, năng suất 12 – 27 tạ/ha. Giống DT84 sinh trƣởng tốt và cho năng suất cao trong vụ hè (Mai Quang Vinh v cs, 1996) [45]. Hiện nay giống DT84 đƣợc trồng phổ biến trong cả nƣớc. Ngoài ra Mai Quang Vinh còn là tác giả của giống đậu tƣơng DT95. Giống này đƣợc tạo ra theo phƣơng pháp xử lý đột biến giống đậu tƣơng AK04 bằng tác nhân tia gama C0

60

/18 krad từ vụ hè thu năm 1991, giống đƣợc khu vực hoá 1998 .

Cũng bằng phƣơng pháp này Mai Quang Vinh và các cộng sự còn chọn tạo ra giống đậu tƣơng DT2001 có tiền năng cho năng suất cao, đƣợc chọn tạo từ tổ hợp lai (DT-84 x DT-83) và đƣợc công nhận là giống sản xuất thử năm 2007. Đặc điểm của giống thời gian sinh trƣởng 88 -97 ngày, số quả chắc/cây 35-280 quả, P1000 hạt 165g, năng suất lý thuyết 30 -50 tạ/ha, hàm lƣợng protein 43,1 %, Gluxit 26,9% chống chịu sâu bệnh khá, chịu nhiệt tốt, chịu lạnh khá (Báo Nông nghiệp Việt Nam số 153, 2009)[7].

Trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á (FMCA) về chƣơng trình chọn tạo giống đột biến phóng xạ Mai Quang Vinh và các cộng sự đã tạo ra giống đậu tƣơng DT2008 bằng phƣơng pháp đột biến phóng xạ kết hợp với lai từ năm 2002 của đề tài “ chọn tạo giống đậu tương đột biến chịu hạn” mà Viện di truyền Nông nghiệp Việt Nam tham gia phối hợp . Qua khảo nghiệm cơ bản (DUS) và sản xuất (VCU) cho thấy đây là giống có tiềm năng cho năng suất cao, năng suất từ 18 – 35 tạ/ha cao hơn gấp 1,5 – 2 lần so với giống DT84, đặc biệt thích nghi tốt với điều kiện khó khăn, hạn, úng, đất nghèo dinh dƣỡng, hạn chế nấm bệnh. Tác giả cho biết đây là giống đậu tƣơng cứu tinh cho vùng đất hạn, nghèo dinh dƣỡng (Báo Nông nghiệp Việt Nam số 108,2010) [8].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trấn Tú Ngà -Trƣờng Đại học Nông nghiệp I xử lý đột biến giống V74 bằng Natriazit (NaN3) tạo ra giống V48. Giống V48 đƣợc khu vực hoá năm 1995. Đặc điểm cơ bản của giống: thời gian sinh trƣởng vụ xuân 90 – 95 ngày, vụ hè 84 – 88 ngày, cứng cây, bộ lá gọn, cây cao 35 – 45 cm. Dạng hạt tròn P1000 hạt 120 – 135 gr, năng suất trung bình 14 – 15 tạ/ha.

Đỗ Minh Nguyệt và các cộng sự Trung tâm đậu đỗ - Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo ra giống AK-06 bằng phƣơng pháp xử lý đột biến tia gama liều lƣợng 10 Krad trên giống ĐT74 sau đó kết hợp sử lý hoá học bằng Ethylenimine 0,02 % trong 6 giờ, đƣợc công nhạn là giống quốc gia năm 2002. Đặc tính cơ bản của giống: thời gian sinh trƣởng vụ xuân 95 – 98 ngày, vụ hè 81 – 88 ngày, vụ đông 85 – 90 ngày. Dạng cây đứng, cao cây 40 – 60 cm, phân cành vừa phải, hoa trắng, hạt vàng, số quả chắc/cây 17 – 30,5 quả, số hạt/quả cao 2,1 – 2,3 hạt P1000 hạt 155 – 160 gram, năng suất 17 – 25 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ. Giống AK06 nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu và lở cổ rễ, chịu hạn, chịu nóng và lạnh khá.

Từ các kết quả nghiên cứu, Mai Quang Vinh và cs, 2005[46] đã rút ra quy luật của các quá trình đột biến ở các giống đậu tƣơng Việt Nam nhƣ sau:

- Hạt khô còn mới, bảo quản dƣới 3 tháng cho sức sống cao có thể chịu đựng các liều lƣợng, nồng độ xử lý cao, cho ra đƣợc nhiều biến dị và đột biến hơn so với các giống bảo quản với thời gian dài hơn.

- Khả năng mẫn cảm di truyền (genetical sensibility) của các giống đậu tƣơng địa phƣơng Việt Nam cao hơn các giống lai tạo trong nƣớc và nhập nội,

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương vụ xuân và hè tại huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 30 - 105)