Quy trình kỹ thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương vụ xuân và hè tại huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 47 - 105)

4. Cơ sở khoa học của đề tài

2.3.2Quy trình kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật tuân theo quy phạm khảo nghiệm giống đậu tƣơng

tiêu chuẩn ngành 10TCN 339: 2006 [4]. - Thời vụ gieo trồng:

+ Vụ xuân: Gieo ngày 31/01/2009

+ Vụ hè: Gieo ngày 21/6/2009

- Làm đất: Đất đƣợc cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sau đó lên luống và rạch hàng theo đúng kích thƣớc quy định.

- Phân bón cho 1 ha: 5 tấn phân hữu cơ + 30k N + 60kg P2O5 + 60kg K2O+ 300kg vôi bột .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Phƣơng pháp bón: Bón lót toàn bộ lƣợng phân hữu cơ + 100% P2O5 + 50% N + 50% K2O.

+ Bón thúc khi cây có 4 – 5 lá thật, bón nốt lƣợng còn lại - Mật độ, khoảng cách: + Vụ xuân: mật độ 33 cây/m2 , hàng cách hàng 35 cm, cây cách cây 8cm. + Vụ hè: mật độ 28 cây/m2, hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 10 cm - Chăm sóc:

+ Dặm cây đảm bảo mật độ khi cây có 2 lá đơn (lá sò), tỉa định cây khi cây có lá kép.

+ Vun, xới làm cỏ

Lần 1: khi cây có 2 – 3 lá thật, tỉa định kết hợp với bón thúc, phá váng tạo điều kiện thoáng khí cho cây phát triển.

Lần 2: Khi cây có 4 – 5 lá thật, xới sâu kết hợp với vun cao.

-Thƣờng xuyên thăm đồng, phát hiện sâu bênh hại để phòng trừ kịp thời.

2.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi

2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Các giai đoạn sinh trửơng

+ Ngày ra hoa: Là ngày có khoảng 50% số cây/ô có ít nhất 1 hoa nở (quan sát toàn bộ số cây trên ô).

+ Thời gian từ gieo đến chắc xanh: Tính từ khi gieo đến khi có khoảng 50% số cây/ô vào chắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tổng thời gian sinh trƣởng: Tính từ ngày gieo đến khi có khoảng 95% số cây/ ô có vỏ quả chuyển sang màu nâu hoặc màu đen (quan sát toàn bộ số cây trên ô).

- Các đặc điểm hình thái:

+ Màu sắc thân ( thân xanh, thân tím), dạng thân (thân đứng, thân nửa đứng và thân ngang) quan sát ở thời kỳ hoa rộ

+ Màu sắc hoa (hoa tím, hoa trắng) quan sát ở thời ky hoa rộ. + Màu sắc rốn hạt (trắng, xám, nâu, đen, đen không hoàn toàn).

+ Kiểu sinh trƣởng (sinh trƣởng vô hạn hay hữu hạn). Quan sát đa số cây trên ô.

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trƣởng của thân chính (chọn 10 cây mẫu/ô, lấy mỗi hàng 5 cây liên tục trên 2 hàng giữa luống, trừ 5 cây đầu hàng).

+ Số cành cấp 1 (cành): Đếm số cành mọc ra từ thân chính của 10 cây mẫu/ô.

+ Số đốt trên thân chính (đốt): Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu/ô.

+ Đƣờng kính thân (mm): Đo phần thân trên 2 lá mầm của 10 cây trên ô ở 2 hàng giữa rồi tính trung bình.

2.4.2. Đánh giá khả năng chống chịu của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009 thí nghiệm năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng chống chịu sâu bệnh đƣợc đánh giá theo thang điểm của quy phạm khảo nghiệm giống đậu tƣơng 10TCN 339: 2006 [4].

- Giòi đục thân (Melanesgromyza Sojae) %: Tỷ lệ số cây bị hại/trên tổng số cây điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.

- Sâu cuốn lá ( Lamprosema indicata) %: Tỷ lệ số lá bị cuốn/trên tổng số lá điều tra. Điều tra trƣớc lúc thu hoạch ít nhất 10 cây theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.

- Sâu đục quả (Eitiela Zinekenella) %: Tỷ lệ số quả bị hại/tổng số quả điều tra. Điều tra trƣớc lúc thu hoạch ít nhất 10 cây đại diện theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.

- Bệnh lở cổ rễ (Rizoctonia Solani Kunh)%: Tỷ lệ số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô sau mọc 7 ngày.

+ Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow) cấp: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.

Phân cấp:

- Cấp 1: Rất nhẹ (nhỏ hơn 1% diện tích lá bị hại). - Cấp 3: Nhẹ ( từ 1 – 5% diện tích lá bị hại).

- Cấp 5: Trung bình ( từ 6 – 25% diện tích lá bị hại). - Cấp 7: Nặng (26 – 50% diện tích lá bị hại).

- Cấp 9: Rất nặng (lớn hơn 50% diện tích lá bị hại).

+ Tính chống đổ

Điều tra toàn bộ cây trên ô trƣớc thời kỳ thu hoạch. Phân cấp:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Không đổ điểm 1 (hầu hết các cây đều đứng thẳng). - Nhẹ, điểm 2 (<25% số cây bị đổ rạp).

- Trung bình, điểm 3 ( 25– 50% số cây đổ rạp, các cây khác nghiêng sấp sỉ 45%).

- Nặng, điểm 4( 51 – 75% số cây đổ rạp). - Rất nặng, điểm 5 (>75% số cây đổ rạp).

+Tính tách quả

Điều tra toàn bộ số cây trên ô vào thời kỳ trƣớc khi thu hoạch. Phân cấp:

- Rất thấp điểm 1không có quả tách vỏ. - Thấp điểm 2 (<25% quả tách vỏ).

- Trung bình, điểm 3 (25 – 50% quả tách vỏ). - Cao, điểm 4 (51 – 75% quả tách vỏ).

- Rất cao, điểm 5 (> 50% quả tách vỏ).

2.4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

+ Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm đƣợc đo đếm ở 10 cây mẫu/ô, 30 cây/1 công thức lấy kết quả trung bình qua 3 lần nhắc lại (tiến hành đo đếm lúc thu hoạch).

- Số quả/cây: Đếm số quả trên 10 cây rồi tính trung bình.

- Số quả chắc/cây: Đếm số quả trắc trên cây rồi tính trung bình. - Số hạt chắc trên quả: Đếm số hạt chắc trên quả rồi tính trung bình. - Số quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt, 4 hạt, đếm số quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt, 4 hạt rồi tính trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Số cây thu hoạch/ô: Đếm số cây thu hoạch thực tế trên ô (tiến hành trƣớc khi thu hoạch)

+ Khối lượng 1000 hạt (g)

- Cách xác định: Làm sạch hạt, phơi khô hạt ở độ ẩm khoảng 12%, lấy 3 mẫu mỗi mẫu 1000 hạt ở 3 lần nhắc lại, tính trung bình cho công thức, kết quả lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.

+ Năng suất lý thuyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NSLT =

Số quả chắc/cây x số hạt chắc/quả x P1000 x số cây/m2

tạ/ha 10000

+ Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha):

Thu riêng hạt khô sạch của từng ô, tính năng suất toàn ô ở độ ẩm 12% và quy ra năng suất/1ha, lấy 2 chữ sô sau dấy phẩy (có tính bù cây lấy mẫu).

2.5. Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm đƣợc thu thập, sử lý và phân tích trên cơ sở sử dụng phầm mềm IRRISTAT 5.0. Tóm tắt sử lý thống kê số liệu thu đƣợc từ thí nghiệm đƣợc trình bày trong phụ lục 4.

2.6. Xây dựng mô hình với những giống có triển vọng

- Địa điểm tại hộ gia đình bà Nguyễn Thị Long và Nguyễn Thị Luận thôn 6 xã Minh Tiến huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái.

- Giống lựa chọn: Giống ĐVN5, dòng 99084-A28 và giống DT84 sử dụng làm giống đối chứng. Đây là các dòng, giống có triển vọng, có tiềm năng cho năng suất cao đã đƣợc lựa chọn từ thí nghiệm trong vụ xuân và vụ hè năm 2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Diện tích (2200 m2/giống)

- Quy trình kỹ thuật áp dụng: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật đang đƣợc sử dụng phổ biến tại huyện Trấn Yên.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu huyện Trấn Yên năm 2009

Trong sản xuất nông nghiệp điều kiện thời tiết là yếu tố rất quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sinh trƣởng phát triển và cho năng suất của cây trồng. Cây trồng nói chung muốn đạt đƣợc năng suất cao cần đƣợc gieo trồng trong điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi nhất. Điều kiện thời tiết khí hậu chính là cơ sở để bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ cho hợp lý.

Thời tiết khí hậu ở huyện Trấn Yên có sự phân chia theo mùa rất rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, lƣợng mƣa phân bố không đều tập trung trong mùa mƣa vào các tháng 6,7,8,9, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ẩm độ thấp 81 – 83 %, lƣợng mƣa trung bình các tháng giảm mạnh biến động 7,3 – 17,9 mm (Phục lục 01)..

Vụ xuân năm 2009 là vụ xuân ấm và hạn so với các năm trƣớc. Trong tháng 2 nhiệt độ trung bình lên đến 21,50

C đây là mức nhiệt độ cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, đậu tƣơng sau gieo hạt gặp nhiệt độ cao do đó thời gian mọc mầm của các dòng, giống đƣợc rút ngắn, tuy nhiên giai đoạn cây con hạn hán kéo dài làm cho cây sinh trƣởng chậm. Sang tháng 4 lƣợng mƣa bắt đầu tăng dần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành quả và hạt. Tuy nhiên sang tháng 5 lƣợng mƣa quá lớn ảnh hƣởng đến quá trình thu hoạch đậu tƣơng thí nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đậu tƣơng là cây trồng cạn nhƣng rất cần nƣớc nhất là trong giai đoạn ra hoa và hình thành quả. Trong suốt quá trình sinh trƣởng từ khi gieo đến lúc thu hoạch cần ít nhất là 300 mm nƣớc, nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng là 22 – 27 0C, thời kỳ ra hoa kết quả cần nhiệt độ 28 – 370

C (Phạm Văn Thiều, 2006) [32]. Điều này giải thích tại sao năng suất đậu vụ xuân ở huyện Trấn Yên còn thấp.

Trong vụ hè nhiệt độ, ẩm độ và lƣợng mƣa đều tăng cao, nhiệt độ trung bình 27–280C, ẩm độ 86 – 87 %, lƣợng mƣa trung bình các tháng 201, 2 – 377,1 mm (Phục lục 01), phân bố đều trong các tháng, đây là điều kiện thuận lợi cho cây đậu tƣơng sinh trƣởng và phát triển. Vì thế vụ hè là vụ sản xuất đậu tƣơng chính ở huyện Trấn Yên. Tuy nhiên lƣợng mƣa quá lớn ảnh hƣởng đến quá trình gieo trồng đậu tƣơng vụ hè nhất là giai đoạn gieo hạt và mọc mầm, cây con.

3.2. Các giai đoạn sinh trƣởng của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009

Ở cây đậu tƣơng quá trình sinh trƣởng sinh dƣỡng và sinh trƣởng sinh thực đƣợc xen kẽ nhau, đặc biệt là thời kỳ ra hoa và thời kỳ hạt vào chắc xanh (Fehr W.R anh Caviness C.E,1997) [54 ].

Sinh trƣởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, thể tích, sinh khối của chúng.

Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong của mô, tế bào và toàn cây, dẫn tới sự thay đổi về hình thái, cấu chúc, chức năng của chúng (Hoàng Minh Tấn và cs, 1994) [35].

Quá trình sinh trƣởng và phát triển của đậu tƣơng đƣợc chia ra làm nhiều giai đoạn. Việc xác định các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của đậu tƣơng có ý nghĩa quan trọng cho việc chăm sóc và tác động các biện pháp kỹ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào từng giai đoạn, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất hạt (Luân Thị Đẹp và CS) [18]. Thời gian sinh trƣởng của đậu tƣơng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, điều kiện sinh thái, chăm sóc, bón phân, tƣới nƣớc, thời vụ …trong đó giống là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thời gian sinh trƣởng. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng phát triển đƣợc trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

ĐV: Ngày

TT Dòng, giống Thời gian từ gieo đến …

Ra hoa Chắc xanh TGST Vụ xuân 2009 1 ĐVN 5 48 76 94 2 ĐVN 6 47 76 94 3 ĐVN 9 43 72 89 4 ĐVN 10 52 85 107 5 ĐVN 11 47 76 94 6 99084-A28 48 78 97 7 DT84 (đ/c) 46 75 95 Vụ hè 2009 1 ĐVN 5 37 65 86 2 ĐVN 6 36 65 86 3 ĐVN 9 33 62 82 4 ĐVN 10 47 72 100 5 ĐVN 11 39 68 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6 99084-A28 40 69 90

7 DT84 (đ/c) 38 67 88

Giai đoạn từ gieo đến ra hoa

Giai đoạn này đƣợc bắt đầu kể từ khi hoa đầu tiên xuất hiện cho đến khi ra hoa cuối cùng nở. Khác với các loại cây trồng khác, cây đậu tƣơng khi ra hoa thì các bộ phận khác nhƣ rễ, thân, lá vẫn tiếp tục phát triển. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính của giống là chín sớm hay chín muộn. Thời kỳ này cây đậu tƣơng rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết khí hậu bất thuận nhƣ: mƣa to, khô, nóng, lạnh ... lúc đó mặc dù số hoa của mỗi cây rất nhiều nhƣng số hoa đƣợc thụ phấn sẽ rất ít, tỷ lệ hoa rụng lên đến 75 % 370C (Phạm Văn Thiều, 2006) [32]. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hƣởng đến quá trình ra hoa, đậu quả của đậu tƣơng, một số giống đậu tƣơng ở nhiệt độ dƣới 150C không hình thành quả ( Ngô Thế Dân và cs, 1999)[13]. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình ra hoa từ 28 – 370

C.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy thời gian từ gieo đến ra hoa của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm vụ hè ngắn hơn vụ xuân (vụ xuân: 43 – 52 ngày, vụ hè: 33 – 40 ngày). Trong thí nghiệm giống ĐVN9 ra hoa sớm nhất (vụ xuân: 43 ngày sau gieo và vụ hè; 33 ngày sau gieo) và giống ĐVN10 ra hoa muộn nhất (vụ xuân: 52 ngày sau gieo và vụ hè: 47 ngày sau gieo).

Giai đoạn từ gieo đến chắc xanh

Sau khi ra hoa 7 – 8 ngày đậu tƣơng hình thành quả, lúc các chùm quả non xuất hiện thì các chất dinh dƣỡng trong thân, lá đƣợc vận chuyển về để nuôi hạt làm cho hạt mẩy dần. Trong điều kiện bình thƣờng sau khoảng 3 tuần quả đã phát triển đầy đủ. Các yếu tố về nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng nƣớc trong giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đoạn này sẽ có tác động rất lớn đến tốc độ phát triển của quả và hạt. Thiếu nƣớc ở giai đoạn này làm biến động lớn về năng suất hạt, thiếu nƣớc dẫn tới rụng hoa, quả và giảm kích thƣớc hạt ( Ngô Thế Dân và cs, 1999) [13]. Giai đoạn này nhiệt độ thích hợp để hình thành quả và hạt là 21 – 28 0

C. Số liệu bảng 3.1 cho thấy thời gian từ gieo đến chắc xanh của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm vụ hè có xu hƣớng ngắn hơn so với vụ xuân (vụ xuân: 72 – 85 ngày, vụ hè 62 – 72 ngày). Trong các dòng, giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm ĐVN9 có thời từ gieo đến chắc xanh ngắn nhất (vụ xuân 72 ngày, vụ hè 62 ngày), giống ĐVN10 có thời gian từ gieo đến chắc xanh muộn nhất (vụ xuân 85 ngày, vụ hè 72 ngày), các giống còn lại tƣơng đƣơng giống đối chứng (vụ xuân: 75 ngày, vụ hè: 67 ngày).

Thời gian sinh trưởng (TGST)

Thời gian sinh trƣởng của giống đƣợc tính từ khi gieo hạt đến khi có 95% số quả trên cây chín, đây là thời kỳ ngắn nhất so với các thời kỳ khác. Khi hạt đến độ chín sinh lý vỏ hạt và vỏ quả có màu đặc trƣng của giống. Giai đoạn này cây đã ngừng sinh trƣởng, bộ lá chuyển sang úa dần và rụng, lúc này trong hạt có sự chuyển biến mạnh mẽ. Lúc này hàm lƣợng dầu đã sớm ổn định nhƣng hàm lƣợng protein thì vẫn chịu ảnh hƣởng của điều kiện dinh dƣỡng của cây cho đến cuối thời kỳ của quá trình chín. Do đó mà các yếu tố nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, dinh dƣỡng đều có ảnh hƣởng trực tiếp đến hàm lƣợng protein. Thời gian sinh trƣởng là yếu tố quan trọng trong chọn tạo giống đặc biệt với một số vùng (Ngô Thế Dân và Cs) [13].

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy thời gian sinh trƣởng của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm vụ hè có xu hƣớng ngắn hơn vụ xuân, trong vụ xuân thời gian sinh trƣởng của các dòng giống biến động 89 – 107 ngày, vụ hè từ 82 – 100 ngày. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương vụ xuân và hè tại huyện trấn yên tỉnh yên bái (Trang 47 - 105)