4. Cơ sở khoa học của đề tài
1.4 Hƣớng nghiên cứu đậu tƣơng ở Việt Nam trong những năm tới
1.4.1. Hướng phương pháp:
- Xây dựng tập đoàn công tác có chọn lọc nguồn gen ( địa phƣơng, nhập nội, giống đang phổ biến trong sản xuất) phục vụ cho công tác lai tạo.
- Sử dụng phối hợp phƣơng pháp lai hữu tính kết hợp đột biến.
- Chọn lọc liên tục qua 3 vụ chính xuân, hè, đông ở các vùng sinh thái thuộc các vĩ độ từ các tỉnh phía Bắc tới các tỉnh phía Nam. Phân lập các kiểu hình năng suất cao, chất lƣợng tốt, thích ứng rộng, có thể chịu đƣợc cả nóng và lạnh.
- Nghiên cứu sử dụng chỉ thị phân tử (MAS), chuyển gen chọn tạo giống có các tính trạng định hƣớng nhƣ chịu hạn, chịu phân.
1.4.2. Định hướng chọn tạo giống
- Chọn tạo giống đậu tƣơng ăn hạt thích ứng rộng, chịu nhiệt, năng suất cao ổn định 20 - 40 tạ/ha. Thời gian sinh trƣởng ngắn, trung bình và cực ngắn phù hợp với các cơ cấu cây trồng.
- Chọn tạo giống đậu tƣơng rau chịu nhiệt, năng suất cao 8 - 15 tấn quả non/ha. Sản xuất đƣợc giống đậu tƣơng cho năng suất cao 18 - 27 tạ/ha, chất lƣợng tốt đảm bảo chất lƣợng quốc tế.
- Chọn tạo các giống đậu tƣơng chống chịu : chịu nhiệt, chịu bệnh, chịu sâu, chịu hạn...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4.3. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương cho các tỉnh miền núi phía Bắc
Đậu tƣơng đƣợc trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ lâu đời chiếm 30 - 40% diện tích trồng đậu tƣơng cả nƣớc, nhƣng năng suất lại rất thấp. Một trong những nguyên nhân của năng suất thấp là công tác chọn tạo giống cho vùng này còn hạn chế. Đa số các nghiên cứu về giống chỉ là các kết quả về so sánh, khảo nghiệm giống sử dụng các vật liệu của Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền, Viện Ngô, Trƣờng Đại học Nông nghiệp.
Kết quả so sánh giống đậu tƣơng của Nguyễn Hữu Tâm, 2003 [39] tại Hà Giang cho biết các giống đậu tƣơng thích hợp với vụ xuân và vụ hè thu của Hà Giang là VX93 và DN42. Giống VX93 cho năng suất trong vụ xuân là 16,5 tạ/ha và vụ hè thu là 13,8 tạ/ha cao hơn giống địa phƣơng khoảng 30%.
Trần Đình Long và Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1994 [28] đã công bố kết quả khu vực hoá giống M103 cho biết giống M103 không những thích hợp cho cả 3 vụ ở đồng bằng mà còn cho năng suất cao và ổn định tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc, năng suất biến động từ 60 - 80 kg/sào Bắc Bộ.
Nghiên cứu của Đào Quang Vinh và các cs, 1994 [45 ] cho biết giống đậu tƣơng VN1 đƣợc lai tạo từ Viện nghiên cứu Ngô cũng có khả năng thích ứng rộng cả đồng bằng, trung du và miền núi, có thể cho năng suất đạt tới 14 tạ/ha tại tỉnh Tuyên Quang và 18 tạ/ha tại tỉnh Cao Bằng.
Lê Song Dự và các cs, 1998[12] khảo nghiệm giống đậu tƣơng ĐT93 cho biết giống này cũng thích ứng rộng và có thể trồng 3 vụ trong năm , năng suất có thể đạt 15 -18 tạ/ha.
Andrew và các cs, 2003 [1] thí nghiệm đánh giá 56 dòng giống đậu tƣơng nhập nội từ Úc, Braxin và Thái Lan từ năm 2000- 2003, tại Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyên đã xác định đƣợc một số dòng giống có tiềm năng năng suất khá cao và ổn định trong điều kiện vụ xuân và vụ hè thu là dòng 95389 (ĐT21) đạt 23,20 - 35,15 tạ/ha, CM60 đạt 14,84 - 24,05 tạ/ha; SJ4 đạt 21,79 - 38,67 tạ/ha; Parana đạt 21,77 - 24,33 tạ/ha. Các dòng này đều có thời gian sinh trƣởng 110 - 120 ngày nên phù hợp với việc gieo trồng trên nƣơng rẫy ở miền núi không yêu cầu về tăng vụ.
Tác giả Trần Thị Thanh Bình và các cs, 2006 [9] cho biết giống ĐT22 và DT96 là 2 giống đậu tƣơng phù hợp với sản xuất ở vùng miền núi phía Bắc (Điện Biên). Giống ĐT22 cho năng suất trung bình 18,2 tạ/ha trong vụ hè thu và 14,3 tạ/ha trong vụ xuân. Giống DT96 đạt năng suất trung bình 17,3 tạ/ha vụ hè thu và 12,1 tạ/ha trong vụ xuân. Hai giống này vƣợt năng suất của DT84 từ 12 - 24%. Trần Văn Điền, 2010 [19] cho biết giống ĐT22 tại Bắc Kạn trong vụ xuân cho năng suất 20,98 tạ/ha.
Các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn sử dụng giống địa phƣơng phổ biến trong sản xuất (Ngô Thế Dân và các cs, 1999)[13] cho biết các giống đậu tƣơng thích hợp cho vùng miền núi phía Bắc là Vàng Mƣờng Khƣơng, Vàng Cao Bằng, Vàng Hoà An, Vàng Mộc Châu, Bạch Hoà Thảo, Cúc Lục Ngạn, Vàng Hà Giang, Xanh Tiên Đài, Đen Bắc Hà, Vàng Phú Nhung, Xanh Tiên Yên, Cúc Chí Linh, ĐT76 (ĐH4), DT84, M103, ĐT80, VX93. Các giống mới đƣợc tạo ra trong những năm gần đây đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng các tỉnh miền núi phía Bắc (tứ 6- 7 tạ/ ha lên 9 -10 tạ/ha). Diện tích gieo trồng các giống đậu tƣơng mới còn rất ít trong sản xuất, điều đó nói lên rằng công tác chọn tạo giống đậu tƣơng cho các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.5. Điều kiện tự nhiên của huyên Trấn Yên
1.5.1 Vị trí địa lý: Trấn Yên là một huyện vùng miền núi vùng thấp của tỉnh Yên Bái, toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 21031’48” đến 210 47’38” vĩ độ Bắc và từ 1040
38’ 37” đến 104059’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Văn Yên, Phía Nam giáp huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái, phía Tây giáp huyện Văn Chấn.
1.5.2. Địa hình: Trấn Yên có địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, đƣợc kiến tạo bởi dãy núi Pú Luông phía hữu ngạn và dãy núi Con Voi núi, đƣợc kiến tạo bởi dãy núi Pú Luông phía hữu ngạn và dãy núi Con Voi phía tản ngạn sông Hồng, hai dãy núi đều chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao trung bình từ 100 – 200 m so với mạt nƣớc biển. Nhìn chung địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. (Những thông tin chủ yếu về tiềm năng - lợi thế huyện Trấn Yên, 2010 )[30].
1.5.3. Đất đai: Huyện Trấn với tổng diện tích đất tự nhiên 62.859,53 ha chiếm 9,1% tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Yên Bái, diện tích đất dành cho chiếm 9,1% tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Yên Bái, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 8.358,08 ha trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 725,14 ha (Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2009) [29]. Đất ở Trấn Yên chủ yếu là đất ferarit có tầng dày trên 50 cm chiếm 90 % diện tích.
1.5.4. Thời tiết khí hậu
Nhiệt độ:Huyện Trấn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt đô trung bình năm từ 23,10
C – 23,9 0C nhiệt độ cao nhất 38,90C, nhiệt độ thấp nhất là 3,3 0C, số giờ nẳng các tháng trong năm biến động 1199 – 1339 giờ (Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2009) [29].
Lượng mưa:Lƣợng mƣa bình quân trong năm 1400 – 2054,6 mm. Do ảnh hƣởng của dãy núi Pú Luông và núi Con Voi nên lƣợng mƣa phân bố không đều trong các tháng, thƣờng tập trung vào tháng 7,8,9, mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ẩm độ không khí: Độ ẩm trung bình trong năm 84 – 87 %, lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình 630 mm/năm. Sƣơng mù thƣờng xuất hiện từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Lƣợng bức xạ mặt trời đạt 200 kg calo/cm2
, cƣờng độ chiếu sáng trong ngày dao động từ 10 – 13,5 giờ.
1.6 Tình hình sản xuất đậu tƣơng tại tỉnh Yên Bái
Cây đậu tƣơng đƣợc đƣa vào sản xuất tại tỉnh Yên Bái từ rất lâu rồi, nhƣng đến nay diện tích trồng đậu tƣơng của toàn tỉnh vẫn đạt thấp.
Bảng 1.6 Tình hình sản xuất đậu tương ở tỉnh Yên Bái
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2005 2685 11,17 3001 2006 2819 11,01 3104 2007 3240 11,59 3757 2008 3330 11,49 3828 2009 3089 12,58 3856
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2009([29]
Bảng số liệu 1.6 cho thấy diện tích trồng đậu tƣơng của tỉnh Yên Bái rất nhỏ chiếm 2,11 % diện tích trồng đậu tƣơng của các nƣớc (diện tích trồng đậu tƣơng của các năm 2009 146.200 ha). Từ năm 2005 – 2008 diện tích lien tục tăng tuy nhiên sang năm 2009 diện tích giảm gần 300 ha. Năng suất đạt thấp, năng suất namƣ cao nhất mới chỉ đạt 12,58 tạ/ha thấp hơn nangƣ suất trung bình cả nƣớc (14,6 tạ/ha). Trong những năm trở lại đây nangƣ suất đậu tƣơng tăng lên từ 11,17 tạ/ha năm 2005 tăng lên 12,58 tạ/ha năm 2009. Nhìn chung sản xuất đậu tƣơng ở Yên Bái còn nhỏ lại, năng suất thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Gồm 6 giống đậu tƣơng trong đó 5 giống đƣợc chọn tạo tại Viện nghiên cứu ngô, 1 giống nhập nội và giống DT84 làm đối chứng.
Bảng 2.1. Nguồn gốc giống đậu tƣơng sử dụng làm vật liệu nghiên cứu
TT Tên giống Nguồn gốc giống
1 DT84 Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo từ tổ hợp lai giữa ĐT-80 x ĐH4 (ĐT96) kết hợp với gây đột biến thực nghiệm bằng tác nhân Gamma. Đã đƣợc công nhận giống quốc gia năm 1995.
2 ĐVN 5 Viện nghiên cứu ngô chọn tạo ra từ tổ hợp Cúc Tuyển x Chiang Mai (Thái Lan) đƣợc công nhận là giống tạm thời năm 2004.
3 ĐVN 6 Do Viên nghiên cứu ngô chọn lọc từ tổ hợp lai DT96/AK03 bằng phƣơng pháp lai hữu tính. Đƣợc công nhận là giống sản xuất thử 2007.
4 ĐVN 9 Do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai ĐT 12 x VN20-5, giống đƣợc phép sản xuất thử năm 2007.
5 ĐVN 10 Do Viên nghiên cứu ngô chọn lọc từ tổ hợp lai ĐH4/TS74-65 bàng phƣơng pháp lai hữu tính,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đƣợc công nhận cho sản xuất thử năm 2008
6 ĐVN 11 Do Viện nghiên cứu ngô chọn tạo 7 99084-A28 Là giống nhập nội từ Astralia
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm
- Địa điểm: thí nghiệm đƣợc tiến hành trên đất ruộng tại xã Minh Tiến huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái.
- Thời gian: thí nghiệm đƣợc tiến hành trong 2 vụ, vụ xuân và vụ hè năm 2009 và xây dựng mô hình thử nghiệm vụ xuân năm 2010.
2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng phát triển của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm vụ xuân và vụ hè năm 2009, xây dựng mô hình trình diễn giống đậu tƣơng có triển vọng xuân năm 2010.
2.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) gồm 7 công thức và 3 lần nhắc lại. Dải bảo vệ I II III 1 7 3 5 4 2 6 3 4 2 6 1 7 5 6 1 5 7 3 4 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Dải bảo vệ + Công thức 1: ĐVN5 + Công thức 2: ĐVN6 + Công thức 3: ĐVN9 + Công thức 4: ĐVN10 + Công thức 5: ĐVN11 + Công thức 6: 99084-A28 + Công thức 7: DT84 (đối chứng)
- Tổng số ô thí nghiệm: 21 ô, diện tích 1 ô thí nghiệm: 8,5m2 (1,7m x 5m). Diện tích toàn thí nghiệm: 21 x 8,5 m2
= 178,5 m2 không kể rãnh đi lại và dải bảo vệ.
2.3.2. Quy trình kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật tuân theo quy phạm khảo nghiệm giống đậu tƣơng
tiêu chuẩn ngành 10TCN 339: 2006 [4]. - Thời vụ gieo trồng:
+ Vụ xuân: Gieo ngày 31/01/2009
+ Vụ hè: Gieo ngày 21/6/2009
- Làm đất: Đất đƣợc cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sau đó lên luống và rạch hàng theo đúng kích thƣớc quy định.
- Phân bón cho 1 ha: 5 tấn phân hữu cơ + 30k N + 60kg P2O5 + 60kg K2O+ 300kg vôi bột .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Phƣơng pháp bón: Bón lót toàn bộ lƣợng phân hữu cơ + 100% P2O5 + 50% N + 50% K2O.
+ Bón thúc khi cây có 4 – 5 lá thật, bón nốt lƣợng còn lại - Mật độ, khoảng cách: + Vụ xuân: mật độ 33 cây/m2 , hàng cách hàng 35 cm, cây cách cây 8cm. + Vụ hè: mật độ 28 cây/m2, hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 10 cm - Chăm sóc:
+ Dặm cây đảm bảo mật độ khi cây có 2 lá đơn (lá sò), tỉa định cây khi cây có lá kép.
+ Vun, xới làm cỏ
Lần 1: khi cây có 2 – 3 lá thật, tỉa định kết hợp với bón thúc, phá váng tạo điều kiện thoáng khí cho cây phát triển.
Lần 2: Khi cây có 4 – 5 lá thật, xới sâu kết hợp với vun cao.
-Thƣờng xuyên thăm đồng, phát hiện sâu bênh hại để phòng trừ kịp thời.
2.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng
- Các giai đoạn sinh trửơng
+ Ngày ra hoa: Là ngày có khoảng 50% số cây/ô có ít nhất 1 hoa nở (quan sát toàn bộ số cây trên ô).
+ Thời gian từ gieo đến chắc xanh: Tính từ khi gieo đến khi có khoảng 50% số cây/ô vào chắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Tổng thời gian sinh trƣởng: Tính từ ngày gieo đến khi có khoảng 95% số cây/ ô có vỏ quả chuyển sang màu nâu hoặc màu đen (quan sát toàn bộ số cây trên ô).
- Các đặc điểm hình thái:
+ Màu sắc thân ( thân xanh, thân tím), dạng thân (thân đứng, thân nửa đứng và thân ngang) quan sát ở thời kỳ hoa rộ
+ Màu sắc hoa (hoa tím, hoa trắng) quan sát ở thời ky hoa rộ. + Màu sắc rốn hạt (trắng, xám, nâu, đen, đen không hoàn toàn).
+ Kiểu sinh trƣởng (sinh trƣởng vô hạn hay hữu hạn). Quan sát đa số cây trên ô.
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trƣởng của thân chính (chọn 10 cây mẫu/ô, lấy mỗi hàng 5 cây liên tục trên 2 hàng giữa luống, trừ 5 cây đầu hàng).
+ Số cành cấp 1 (cành): Đếm số cành mọc ra từ thân chính của 10 cây mẫu/ô.
+ Số đốt trên thân chính (đốt): Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu/ô.
+ Đƣờng kính thân (mm): Đo phần thân trên 2 lá mầm của 10 cây trên ô ở 2 hàng giữa rồi tính trung bình.
2.4.2. Đánh giá khả năng chống chịu của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009 thí nghiệm năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khả năng chống chịu sâu bệnh đƣợc đánh giá theo thang điểm của quy phạm khảo nghiệm giống đậu tƣơng 10TCN 339: 2006 [4].
- Giòi đục thân (Melanesgromyza Sojae) %: Tỷ lệ số cây bị hại/trên tổng số cây điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.
- Sâu cuốn lá ( Lamprosema indicata) %: Tỷ lệ số lá bị cuốn/trên tổng số lá điều tra. Điều tra trƣớc lúc thu hoạch ít nhất 10 cây theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.
- Sâu đục quả (Eitiela Zinekenella) %: Tỷ lệ số quả bị hại/tổng số quả điều tra. Điều tra trƣớc lúc thu hoạch ít nhất 10 cây đại diện theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.
- Bệnh lở cổ rễ (Rizoctonia Solani Kunh)%: Tỷ lệ số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô sau mọc 7 ngày.
+ Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow) cấp: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.
Phân cấp:
- Cấp 1: Rất nhẹ (nhỏ hơn 1% diện tích lá bị hại). - Cấp 3: Nhẹ ( từ 1 – 5% diện tích lá bị hại).
- Cấp 5: Trung bình ( từ 6 – 25% diện tích lá bị hại).