4. Cơ sở khoa học của đề tài
3.3 Đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tƣơng
năm 2009 tại huyện Trấn Yên
Mỗi giống có đặc điểm hình thái riêng biệt, đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng, theo dõi chỉ tiêu này để phân biệt giữa các giống và đánh giá độ thuần của giống. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái của các giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm đƣợc trình trong bảng 3.2.
Bảng 3.2 Đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm năm 2009 TT giống Dòng Dạng thân Màu sắc hoa Màu sắc vỏ hạt Màu sắc rốn hạt Kiểu Sinh trƣởng
1 ĐVN5 Nửa đứng Tím Vàng Nâu Hữu hạn
2 ĐVN6 Nửa đứng Tím Vàng Nâu nhạt Hữu hạn 3 ĐVN9 Đứng Tím Vàng Nâu nhạt Hữu hạn 4 ĐVN10 Nửa đứng Trắng Vàng Nâu Hữu hạn
5 ĐVN11 Đứng Tím Vàng Nâu Hữu hạn
6 99084-A28 Nửa đứng Tím Vàng Nâu Hữu hạn 7 DT84 (Đ/c) Nửa đứng Tím Vàng Nâu Hữu hạn
- Màu sắc thân và hoa
Đây là 2 chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với nhau, quan sát màu sắc thân của các dòng, giống ở giai đoạn cây con thấy rằng, giai đoạn cây con màu sắc thân của các dòng, giống đậu tƣơng có màu xanh và màu tím. Màu sắc thân ở giai đoạn này có liên quan quan chặt chẽ đến màu sắc của hoa. Các dòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giống (ĐVN5, ĐVN6, ĐVN9, ĐVN11, 99084-A28 và DT84) có thân và hoa màu tím, ĐVN10 có thân màu xanh và hoa màu trắng.
- Dạng thân và kiểu sinh trưởng
Dạng thân: Đậu tƣơng có 3 dạng thân thân đứng, thân nửa đứng và thân nằm. Dạng thân có liên quan đến số đốt trên thân chính, giống có thân nửa đứng và thân nằm có số đốt/thân chính cao hơn thân đứng (Trần Thị Trường và Cs) [36]. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống giống đậu tƣơng thí nghiệm thuộc 2 dạng thân. Các giống ĐVN 9, ĐVN 11 có dạng thân đứng, các giống còn lại có dạng thân nửa đứng.
Kiểu sinh trƣởng: Cây đậu tƣơng có các kiểu sinh trƣởng là sinh trƣởng hữu hạn, sinh trƣởng bán hữu hạn và sinh trƣởng vô hạn. Giống sinh trƣởng hữu hạn chiều cao cây thƣờng ngắn từ 20 – 80 cm, thân mập từ gốc đến ngọn và ít phân cành, khi ra hoa thì ra từ trên ngọn xuống và từ ngoài vào, khi ra hoa cây không cao thêm nữa. Giống sinh trƣởng bán hữu hạn và vô hạn thì chiều cao cây từ 35 – 100 cm, thân ở phần gốc to hơn phần ngọn, phân cành nhiều hơn và khi ra hoa từ phía gốc lên và từ trong thân ra ngoài, khi ra hoa thân vẫn tiếp tục phát triển chiều cao vừa kết quả vừa tiếp tục sinh trƣởng (Trần Thị Trường và Cs) [36]. Kết theo dõi cho thấy tất cả các giống đậu tƣơng tham gia nghiên cứu đều có dạng sinh trƣởng hữu hạn.
- Màu sắc vỏ hạt và rốn hạt:
Đây là chỉ tiêu đặc trƣng của từng giống, nhóm chỉ tiêu này không có tác động đến năng suất, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất các dòng, giống đậu tƣơng tham gia nghiên cứu đều có vỏ hạt màu vàng sáng, rốn hạt màu nâu nhạt (ĐVN6, ĐVN9), các dòng giống còn lại có rốn hạt màu nâu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.4. Khả năng sinh trƣởng của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009 tại huyện Trấn Yên
Chiều cao cây, số cành cấp 1, số đốt trên thân chính là những chỉ tiêu sinh trƣởng quan trọng phản ánh khả năng sinh trƣởng, khả năng chống chịu và mức độ thích nghi của các dòng, giống đậu tƣơng với từng điều kiện sinh thái. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về chiều cao cây, số cành cấp 1 và số đốt trên thân chính của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009 đƣợc trình bày trong bảng 3.3
Bảng 3.3. Đặc điểm sinh trƣởng của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009
TT Dòng, giống cao cây Chiều (cm) Số cành cấp1 (cành) Số đốt trên thân chính (đốt) Đƣờng kính thân (mm) Vụ xuân 2009 1 ĐVN 5 35,5 3,0 10,1 5,2 2 ĐVN 6 30,8 2,8 9,6 5,1 3 ĐVN 9 34,2 3,1 10,3 4,9 4 ĐVN 10 42,8 3,9 10,7 5,3 5 ĐVN 11 29,8 3,6 10,0 5,3 6 99084-A28 39,4 3,8 11,2 5,3 7 DT84(Đ/c) 28,5 1,7 9,2 4,7 Cv(%) 3,1 5,4 3,5 3,0 LSD (5%) 5,98 0,3 0,63 0,18 Vụ hè 1 ĐVN 5 50,6 4,3 11,4 5,6 2 ĐVN 6 46,4 3,9 11,3 5,6 3 ĐVN 9 47,2 3,9 10,8 5,3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 ĐVN 10 55,7 4,3 11,6 5,8 5 ĐVN 11 37,4 4,4 10,6 6,0 6 99084-A28 49,2 4,4 11,5 5,9 7 DT84 (đ/c) 47,5 3,2 10,7 5,3 Cv(%) 2,88 3,6 1,9 3,3 LSD(5%) 3,4 0,17 0,38 0,22
- Chiều cao cây
Chiều cao cây không phải là yếu tố quan trọng trong chƣơng trình chọn tạo giống đậu tƣơng (Ngô Thế Dân và CS) [13]. Song đây là chỉ tiêu thể hiện khả sinh trƣởng của giống, chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống, mùa vụ, điều kiện chăm sóc, vùng sinh thái. Giống sinh vô hạn chiều cao cây cao hơn giống sinh trƣởng hữu hạn. Chỉ tiêu chiều cao cây có liên quan chặt chẽ đến khả năng chống đổ của giống. Số liệu bảng 3.3 cho thấy chiều cao cây của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm vụ hè có xu hƣớng cao hơn vụ xuân. Vụ xuân chiều cao cây biến động từ 29,8 – 42,8 cm và vụ hè biến động từ 37,4 – 55,7 cm. Trong đó ĐVN 10 có chiều cao cây cao nhất (vụ xuân: 48,8 cm, vụ hè 55, 7 cm) cao hơn đối chứng và các dòng, giống còn lại ở mức độ tin cậy 95 %
- Số cành cấp 1
Số cành cấp 1 có tƣơng quan thuận với năng suất đậu tƣơng. Giống đậu tƣơng nào có khả năng phát triển cành cấp 1 mạnh thì có tiềm năng cho năng suất cao (Trần Văn Điền và cs)[20]. Trong cùng điều kiện sinh thái số cành cành cấp 1 nhiều hay ít là phụ thuộc vào giống. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy số cành cấp 1 của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm vụ hè có xu hƣớng nhiều hơn vụ xuân. Vụ xuân số cành cấp 1 biến động từ 1,7 – 3,9 cành,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vụ hè từ 3,2 – 4,4 cành. Trong đó các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm có số cành cấp 1 nhiều hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95 % kể cả 2 thời vụ, trong thí nghiệm 3 dòng, giống đậu tƣơng ĐVN10, ĐVN11 và 99084-A28 có số cành cấp 1 nhiều nhất (vụ xuân: 3,6 – 3,9 cành, vụ hè: 4,3 – 4,4 cành). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đào Quang Vinh và Cs [44] cho rằng cùng một giống đậu tƣơng gieo trồng trong một năm thì số cành cấp 1 trong vụ hè cao hơn trong vụ xuân và vụ đông.
Số đốt trên thân chính
Số đốt tên thân chính liên quan đến số đốt hữu hiệu mang quả trên cây, do đó ảnh hƣởng đến tổng quả trên cây. Số đốt/thân chính có tƣơng quan với năng suất (Trần Văn Điền, Luân Thị Đẹp) [20]. Nghiên cứu của Vũ Đình Chính, 1998 [11] cho thấy giống đậu tƣơng có năng suất cao thƣờng có số đốt trung bình từ 10- 12 đốt/thân. Số liệu bảng 3.3 cho thấy số đốt/thân chính của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm vụ xuân và vụ hè tƣơng đƣơng nhau, biến động từ 9,6 – 11,6 đốt. Nhìn chung các giống đậu tƣơng thí nghiệm đều có số đốt trên thân chính nhiều hơn giống đối chứng. Nhƣ vậy số đốt trên thân chính phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống. Tuy nhiên số đốt/thân chính ảnh hƣởng bởi cƣờng độ ánh sáng, ánh sáng ngày ngắn làm giảm số đốt trên thân và chiều dài của các lóng (Phạm Văn Thiều, 2006) [32]
Đường kính thân
Đƣờng kính thân liên quan trực tiếp đến khả năng chống đổ của cây đậu tƣơng, đƣờng kính càng lớn thì khả năng chống đổ càng tốt và ngƣợc lại. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy đƣờng kính thân của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm trong vụ hè có xu hƣớng tăng hơn so với vụ xuân, vụ xuân đƣờng kính thân biến động 4,7 – 5,3 mm, vụ hè từ 5,3 – 6,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mm. Trong đó tất các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm đều có đƣờng kính thân cao hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95 % kể cả ở 2 thời vụ. Trong thí nghiệm 3 dòng, giống ĐVN10, 99084-A28 và ĐVN11 có đƣờng kính thân cao nhất (vụ xuân: 5,3 mm, vụ hè: 5,8 – 6,0 mm). Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng chỉ tiêu đƣờng kính thân chịu tác động bởi giống và mùa vụ.
3.5. Tình hình sâu bệnh và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009
3.5.1. Tình hình sâu hại của các dòng giống đậu tương thí nghiệm năm 2009 tại huyện Trấn Yên
Đậu tƣơng là một trong các loại cây trồng bị khá nhiều loại sâu phá hại. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng hạn chế năng suất đậu tƣơng ở vùng nhiệt đới nhƣ nƣớc ta. Điều kiện nóng ẩm của khí hậu đã làm cho vòng đời của sâu ngắn lại, các lứa sâu phát triển kế tiếp nhau nên mức độ hại càng nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra của cơ quan bảo vệ thực vật thì riêng ở vùng Đồng Bằng và trung du Bắc bộ có đến 35 loài sâu phá hại đậu tƣơng và xếp vào 4 nhóm khác nhau là ruồi đục thân, sâu đục quả, sâu ăn lá và chích hút (Trần Thị Trường và Cs) [32].
Cây đậu tƣơng có khả năng chịu chấn thƣơng tốt, nhƣng năng suất, chất lƣợng hạt sẽ bị giảm nếu chấn thƣơng vƣợt qua ngƣỡng cây có thể chịu đựng đƣợc. Cây đậu tƣơng có 3 loại phản ứng với sâu hại: dễ mẫm cảm, chịu đựng và bù trừ. Cây đậu tƣơng dễ mẫn cảm với sâu nhất ở giai đoạn phát triển và hình thành hạt (Trần Thị Trường và cs) [36].
Theo thống kê của FAO nếu các yếu tố khác cố định thì riêng sâu bệnh hại có thể làm giảm 25% năng suất đậu tƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một trong các chỉ tiêu quan trọng mà các nhà chọn tạo giống đậu tƣơng quan tâm đến là khả năng chống chịu sâu. Một giống đậu tƣơng tốt phải đáp ứng đƣợc đồng thời các điều kiện nhƣ: năng suất cao, phẩm chất hạt tốt, màu sắc hạt đẹp, đặc biệt là khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Kết quả theo dõi tình hình sâu hại của các giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009 đƣợc trình bày trong bảng 3.4
Bảng 3.4. Tình hình sâu hại các dòng giống đậu tương tham gia thí nghiệm năm 2009
TT Tên giống Giòi đục thân
(% số cây bị hại ) Sâu cuốn lá (% số lá bị hại) Sâu đục quả (% Số quả bị hại) Vụ xuân 1 ĐVN 5 12,5 8,7 1,4 2 ĐVN 6 13,7 10,0 2,0 3 ĐVN 9 11,2 11,3 2,2 4 ĐVN 10 9,6 12,7 2,2 5 ĐVN 11 10,4 8,0 1,6 6 99084-A28 10,2 9,3 2,1 7 DT84(Đ/C) 9,5 10,7 1,6 Cv (%) 13,7 12,8 8,4 LSD (5%) 2,24 5,04 0,18 Vụ hè 1 ĐVN 5 6,8 5,3 2,4 2 ĐVN 6 6,3 6,7 2,4 3 ĐVN 9 5,1 7,3 2,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 ĐVN 10 7,1 8,7 2,6 5 ĐVN 11 4,7 5,3 2,1 6 99084-A28 3,6 6,0 2,5 7 DT84(Đ/C) 4,2 6,7 2,2 Cv (%) 15,9 11,6 8,7 LSD (0,05) 0,99 1,14 0,24
Giòi đục thân (Melanagromyza Zanhanter)
Là một trong những sâu hại quan trọng hàng đầu ở các vùng trồng đậu tƣơng của nƣớc ta. Giòi chủ yếu phá hại ở giai đoạn cây con, từ khi cây đậu tƣơng mới ra 2 lá đơn đến khi có 3 lá kép, giòi đục rỗng các mô tế bào trong thân làm cây bị chết, tỷ lệ cây con bị chết có thể lên rất cao. Kết quả theo dõi thí nghiệm ở bảng 3.4 cho thấy tất cả các dòng, giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm đều bị giòi đục thân, tuy nhiên mức độ bị hại ở các dòng, giống là khác nhau. Trong vụ hè mức độ bị hại có xu hƣớng giảm hơn so với vụ xuân (vụ xuân từ 9,5 – 13,7 %, vụ hè: từ 3,6 – 7,1 %)
Kết quả nghiên cứu này phù với nghiên cứu của Phạm Văn Thiều [32] cho rằng giòi đục thân hại nặng nhất trong vụ đậu tƣơng xuân và đậu tƣơng đông, tỷ lệ hại trong vụ xuân và vụ đông lên có thể lên tới 60 - 70 %.
Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabr): Phá hại phổ biến trên các vùng trồng đậu tƣơng trong cả nƣớc, sâu phá hại trên các lá bánh tẻ từ giai đoạn cây con đến chắc xanh. Sâu phá hại lá làm giảm khả năng quang hợp của cây gây giảm năng suất (Trần Thị Trường và Cs) [36]. Xác định tỷ lệ số lá bị hại do sâu cuốn lá gây ra cho thấy tất cả các dòng giống đều bị sâu cuốn lá phá hại, tuy nhiên mức độ hại của sâu cuốn lá khác nhau không có ý nghĩa giữa các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm. Trong vụ hè mức độ phá hại của sâu cuốn lá có xu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hƣớng giảm hơn so với vụ xuân (vụ xuân biến động từ: 8,0 – 12,7 %, vụ hè biến động 5,3 - 8,7 % số lá bị hại). Trong các dòng, giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm giống ĐVN9, ĐVN 10 có tỷ lệ bị hại cao nhất (vụ xuân: 11,3 – 12,7 %, vụ hè 7,3 – 8,7 %) kể cả 2 thời vụ, giống có tỷ lệ sâu cuốn lá hại thấp nhất là ĐVN5 và dòng 99084-A28 (vụ xuân: 8,7 – 9,3, vụ hè 5,3 – 6,0%).
Sâu đục quả (Etiella zinckenella): Đây là đối tƣợng sâu hại quan trọng với các vùng trồng đậu ở nƣớc ta, sâu phá hại mạnh nhất từ khi đậu tƣơng bắt đầu ra quả cho đến khi thu hoạch. Sâu non gặm vỏ quả đục vào trong ăn hạt làm cho hạt bị khuyết từng phần hoặc đục rỗng cả bên trong, làm giảm năng suất và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đậu tƣơng (Trần Thị Trường và Cs) [36]. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy tất cả các giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm đều bị sâu đục quả, mức độ bị hại khác nhau giữa các dòng giống và giữa các vụ nghiên cứu, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa. Trong vụ hè sâu đục quả có xu hƣớng hại nặng hơn so với vụ xuân (vụ xuân biến động 1,6 – 2,2 , vụ hè từ 2,1 - 2,5 % số quả bị hại).
3.5.2. Tình hình bệnh hại và khả năng chống chịu của các dòng giống với điều kiện ngoại cảnh của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2009
Có nhiều loại nấm ký sinh và gây bệnh trên đậu tƣơng, kết quả điều tra ở các tỉnh phía Bắc cho thấy có 17 bệnh hại đậu tƣơng gồm 15 bệnh do nấm, 1 bệnh do vi khuẩn, 1 bệnh do tuyến trùng. Ở phía Nam phát hiện 13 loại bệnh, gồm 9 bệnh do nấm, 1 bệnh do vi khuấn, 1 bệnh do virus và 2 bệnh do tuyến trùng. Một số bệnh chỉ gây hại ở một số vùng nhất định, một số bệnh phân bố rất rộng (Trần Thị Trường và Cs) [36]. Bệnh hại đậu tƣơng gây ảnh hƣởng về cả năng suất và chất lƣợng hạt nếu nhƣ không đƣợc phòng trừ kịp thời .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tất cả các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm đều bị bệnh gỉ sắt phá hoại. Mức độ hại từ nhẹ đến trung bình (đƣợc đánh giá từ cấp 3 – cấp 5) kể cả 2 thời vụ. Trong thí nghiệm tất cả các dòng, giống đậu tƣơng đều bị bệnh gỉ sắt nặng hơn giống đối chứng (DT84: điểm 1) cả 2 thời vụ, trong đó giống ĐVN5, ĐVN6 và ĐVN10 có tỷ diện tích lá bị hại từ 6 – 25 % đƣợc đánh giá ở cấp 5 trong cả 2 thời vụ.
Bảng 3.5. Tình hình bệnh hai và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các dòng giống đậu tƣơng thí nghiệm
TT Dòng, giống Bệnh lở cổ rễ % cây bị hại Bệnh gỉ sắt (cấp) Tính chống đổ (điểm) Tính tách quả (điểm) Vụ xuân 1 ĐVN 5 11,5 5 2 1 2 ĐVN 6 8,9 5 1 1 3 ĐVN 9 10,7 3 2 2 4 ĐVN 10 7,7 5 3 1 5 ĐVN 11 10,9 3 1 1 6 99084-A28 10,8 3 2 1 7 DT84(Đ/C) 7,5 1 2 2 Vụ hè 1 ĐVN 5 4,4 5 3 1 2 ĐVN 6 3,3 5 2 2 3 ĐVN 9 2,9 3 2 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn