Lai (QGC)
1. Tình hình cổ phiểu của QCG năm 2010
Sàn TP HCM giao dịch khá trầm lắng trong những phút đầu phiên sau đợt một, khối lượng chứng khoán được khớp trên toàn sàn mới đạt trên một triệu đơn vị, tương đương 36,53 tỷ đồng. Tuy vậy, trên bảng điện tử vẫn xuất hiện một số cổ phiếu có giao dịch tăng đột biến. Ngay sau khi công bố thông tin về việc điều chỉnh lợi nhuận 6 tháng đầu năm sau soát xét lên 64,1 tỷ đồng (tăng
gần 400% so với báo cáo trước đó), cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai nhận được sự chú ý đặc biệt của giới đầu tư.
Sau gần một giờ giao dịch đầu tiên, hơn 300.000 cổ phiếu QCG được khớp, tương đương 3% khối lượng giao dịch toàn thị trường vào thời điểm này. Đáng chú ý, khối lượng giao dịch trung bình của cổ phiếu này kể từ thời điểm chào sàn HOSE chỉ khoảng 400.000 cổ phiếu mỗi phiên. Giá cổ phiếu QCG cũng tăng nhẹ 100 đồng.
Hoạt động chính trong các lĩnh vực bất động sản, thủy điện, cao su, chế biến gỗ, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai niêm yết trên sàn TP HCM hôm 9/8 với giá chào sàn 48.000 đồng. Tuy nhiên, đến cuối phiên hôm đó, QCG chốt 45.500 đồng và chỉ còn 38.700 đồng sau phiên sáng 19/8.
Vào thời điểm chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần năm 2007, Quốc Cường Gia Lai có số vốn điều lệ 259 tỷ đồng. Cả năm 2008, công ty tăng vốn 2 lần, lên 332 tỷ đồng và phải đến tháng 4/2010 mới có thêm một lần tăng vốn, lên hơn 401 tỷ đồng. Chỉ hơn một tháng sau đó, công ty chia thưởng tỷ lệ 2:1, nâng vốn điều lệ lên hơn 601 tỷ đồng.
Hôm 12/8, chỉ 3 ngày sau chào sàn, Quốc Cường Gia Lai lại công bố phát hành thêm với tỷ lệ 1:1 cho cổ đông hiện hữu và phát hành hơn 1,2 triệu cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt.
2. Tình hình cổ phiếu của QCG năm 2011
Theo kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2011 đã hợp nhất của QCGL, tuy doanh thu thuần quý IV đạt gần 249 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (hơn 8 tỷ đồng trong quý IV/2010) nhưng chi phí giá vốn cao lên tới hơn 233 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp thấp, chỉ đạt 14,84 tỷ đồng. Nguồn thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh so với cùng kỳ, chỉ đạt 2,18 tỷ đồng trong khi quý IV/2010 đạt 33,36 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí tài chính, chi phí lãi vay có con số lần lượt là 102,89 tỷ đồng và 102,88 tỷ đồng, khiến QCGL lỗ thuần tới 93,66 tỷ đồng và
lỗ sau thuế là 103,56 tỷ đồng trong quý IV/2011. Tính lũy kế cả năm 2011, QCGL đã lỗ 38,63 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 283 tỷ đồng.
Theo giải thích của Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai, trong báo cáo tài chính quý 4/2011 của công ty, việc Quốc Cường Gia Lai bị thua lỗ trong năm 2011 là do việc ảnh hưởng chung của tình hình khủng hoảng tài chính, nên chênh lệch trong doanh thu hàng bán bị hạn chế.
Hàng hóa bất động sản không tiêu thụ được, trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi cho vay ngân hàng, nên dẫn đến doanh thu thấp còn chi phí tài chính lại cao. Báo cáo tài chính cũng cho thấy hàng tồn kho của công ty chủ yếu là bất động sản được mua hoặc đang được xây dựng để bán trong điều kiện kinh doanh bình thường, hơn là nắm giữ nhằm mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá.
Cùng với đó, khoản tiền vay ngân hàng trong năm của công ty cũng khá lớn. QCGL không còn trong danh sách của chỉ số FTSE Việt Nam, điều này có thể dẫn đến việc QCGL có khả năng bị các tín chỉ quỹ bán ra. Theo đó, ước tính số lượng cổ phiếu QCGL có thể bị bán ra là khoảng 4,6 triệu đơn vị (trị giá khoảng 3 triệu USD). Việc cổ phiếu QCGL bị bán ra với lượng lớn có thể tác động mạnh đến thị giá cổ phiếu trên thị trường trong những ngày tới.
Chịu ảnh hưởng từ đà đi xuống chung của thị trường chứng khoán, nhiều cổ phiếu niêm yết trên sàn trong thời gian vừa qua giảm khá mạnh.
Trong đó có thể kể đến những mã cổ phiếu đình đám như QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai. chịu tác động khó khăn chung của thị trường, cổ phiếu QCG liên tục giảm mạnh. Chỉ tính trong vòng một tháng, QCG để mất 1.900 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 16% (từ mức 12.200 đồng xuống còn 10.300 đồng/cổ phiếu. Việc cổ phiếu QCG lao dốc dường như cũng là một điều dễ hiểu khi mà thời gian vừa qua, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Bằng chứng là, giữa tháng 4 vừa qua Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã đưacổ phiếu này vào diện cảnh báo, với lý do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2011 âm 39,83 tỷ đồng.
Từ đầu tháng 7, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai mới chỉ có đúng 1 phiên tăng điểm nhẹ là hôm 10/7 với mức tăng 300 đồng, còn lại giá giảm liên tục trong đó có 3 phiên giảm sàn, dù thị trường vẫn có ngày tăng điểm.
Cổ phiếu QCG chính thức bị đưa vào diện cảnh báo do Công ty mẹ Quốc Cường Gia Lai làm ăn thua lỗ. Hết quý I/2012, Quốc Cường Gia Lai vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thua lỗ khi lợi nhuận âm 3,84 tỷ đồng.
Trong thời gian bị kiểm soát, cổ phiếu QCG không nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư, trong nước cũng như nước ngoài. Mã này còn bị các công ty chứng khoán cắt cho vay ký quỹ (margin), dẫn tới thanh khoản giảm.
Công ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn và chỉ trở nên khả quan hơn vào cuối năm, khi lũy kế doanh thu tăng gần 10 lần trong quý cuối (so với quý III). Theo ông Nguyễn Quốc Cường, nguồn thu chính của doanh nghiệp này thường đến từ bất động sản, nhưng công ty hiện mở rộng sang đầu tư cao su, thủy điện và chọn làm định hướng chính cho quá trình sản xuất thời gian tới.
Công ty may mắn thoát lỗ do có block chung cư bán sỉ từ năm 2010 nhưng đến 2012 mới giao. Nếu không có món lợi nhuận hạch toán muộn này,
4. Tình hình cổ phiếu của QCG trong đầu năm 2013
Trong phiên đầu năm 2013, QCG tăng trần, lực mua rất mạnh và xuất phát từ cầu nội, không hề dư bán cuối phiên. Mặc dù vậy, khớp lệnh mã này đạt thấp, bên bán dường như vẫn giữ tâm lý cẩn trọng.
Sau thông tin Chính phủ sẽ tập trung phá băng bất động sản vào năm tới và thậm chí sẽ cung ứng khoảng 100.000-150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, phần lớn là nợ xấu bất động sản vào năm sau, cổ phiếu liên quan tới ngành này như được tiếp thêm luồng sinh khí mới.
Do đó, tâm lý nhà đầu tư đang thể hiện nhiều kỳ vọng. QCG đang áp dụng phương án được nhiều doanh nhân áp dụng thời điểm hiện nay đó là phân tán rủi ro thông qua mở rộng phát triển tại nhiều lĩnh vực khác.
II. Công ty CP Quốc Cường Gia Lai sẽ sáp nhập với công ty đĩa ốc Sài Gòn Xanh Gòn Xanh
Vừa qua, công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã QCG) vừa có thông báo trình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HSX) công bố về việc hoàn tất lấy ý kiến của cổ đông bằng văn bản. Theo đó, đại hội đồng cổ đông bất thường của QCG đã đồng ý phương án sáp nhập CTCP Đầu tư phát triển Địa ốc Sài Gòn Xanh (SGG) vào QCG. Cụ thể, QCG sẽ phát hành cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành trong SGG theo Hợp đồng sáp nhập.
Phương án này đã được Hội đồng quản trị đưa ra hồi cuối năm ngoái. Công ty sẽ phát hành 2,93 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cp, phát hành theo phương thức hoán đổi cổ phần QCG cho các cổ đông hiện hữu của SGG theo tỷ lệ 1,5:1 (tức là cổ đông nắm giữ 1,5 cổ phiếu SGG sẽ có quyền đổi thành 1 cổ phần QCG).
Đối tượng phát hành là cổ đông hiện hữu của SGG tại thời điểm chốt danh sách cổ đông. Vốn điều lệ sau khi tăng sẽ là 1.300 tỷ đồng.
SGG thành lập tháng 6/2007. Cổ động sáng lập công ty này gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), CTCP Đầu tư tài chính BIDV (BFI) và QCG.Sản phẩm của công ty là các căn hộ cao cấp, khu dân cư, đô thị mới, biệt thự; cao ốc văn phòng, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, công trình thủy điện...
Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông QCG cũng đã thông qua phương án phát hành để thực hiện chuyển đổi trái phiếu cho nhà đầu tư VOF PE Holding 5 Limited theo hợp đồng mua bán trái phiếu ký ngày 9/12/2010 giữa QCG và công ty này. Các phương án phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư, phương án ủy quyền cho Hội đồng thực hiện cũng đã được đại hội đồng cổ đông đồng ý.