Phân tích đối thủ: Công ty Hoàng Anh GiaLa

Một phần của tài liệu Dự án tài chính công ty cổ phần quốc cường gia lai (Trang 54 - 58)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I. Khả năng thanh toán

1. Khả năng thanh toán hiện thời 2.16 1.96 2.13

2. Khả năng thanh toán nhanh 1.49 1.31 1.49

II. Thống số hoạt động

1. Kỳ thu tiền bình quân 347.05 630.46 1036.99

2. Vòng quay khoản phải thu 0.65 0.57 0.63

3. Kỳ trả tiền bình quân 1410.32 3230.94 2306.28

4. Vòng quay khoản phải trả 0.26 0.11 0.16

5. Thời gian giải tỏa tồn kho 482.86 927.71 480.77

6. Vòng quay hàng tồn kho 0.75 0.39 0.75

6. Vòng quay tài sản 0.21 0.12 0.14

7. Vòng quay tài sản cố định 1.03 0.4 0.34

III. Đòn bẩy kinh doanh

1. Hệ số nợ 0.47 0.61 0.65

2. Hệ số nợ dài hạn 0.28 0.48 0.58

IV. Khả năng sinh lời

1. Lợi nhuận gộp biên 0.51 0.45 0.27

2. Lợi nhuận ròng biên 1.05 0.42 0.08

3. ROA 0.25 0.05 0.01

4. ROE 0.49 0.14 0.04

5. Số nhân vốn chủ 2.05 2.72 3.21

Khả năng thanh toán

♦ Khả năng thanh toán hiện thời: Công ty cổ phầnQuốc Cường Gia Lai và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai khả năng thanh toán hiện thời qua các năm: là 2.29 của năm 2010 và tăng vào năm 2011 là 3.31 và ở năm 2012 lại giảm 2.58 ở công ty Quốc Cường còn công ty Hoàng Anh là 2.16 của năm 2010 và giảm vào năm 2011 là 1.96. Mặc dù khi so sánh với ngành không hẳn luôn phản ánh điểm mạnh và điểm yếu nhưng nó lại rất có ý nghĩa trong việc chỉ ra các dấu hiệu cần phải xem xét. Như vậy khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn là rất lớn.

1.31, năm 2012 là 1.49. Thông số này cho biết khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn rất lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Thông số hoạt động

♦ Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân của cả hai tập đoàn liên tục tăng trong các năm qua điều này cho chúng ta thấy được quy mô sản xuất của cả 2 tập đoàn ngày càng lớn, khả năng bán tín dụng, doanh số biến thành các khoản phải thu khách hàng ngày càng tăng.

♦ Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay khoản phải thu QCGL và HAGL liên tục giảm trong các năm qua từ 0.87 năm 2010 xuống còn 0.48 năm 2011 đến năm 2012 còn 0.35, còn công ty HAGL thì 0.65 giảm xuống còn 0.57 đến 2012 thì tăng lên 0.63. Trong khi đó vòng quay khoản phải thu của đối thủ cạnh tranh cao hơn chứng tỏ chất lượng phải thu khách hàng trong hoạt động thu nợ.

♦ Kỳ trả tiền bình quân: Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Kỳ trả tiền bình quân của QCGL liên tục tăng mạnh trong các năm. Tuy nhiên kì trả tiền bình quân của đối thủ cạnh tranh cũng tăng nhưng với mức độ thấp hơn từ 1410.32 năm 2010 đến năm 2011 tăng là 3230.94 và năm 2012 giảm còn 2306.28. Điều đó chứng tỏ thời hạn bình quân đến hạn của các khoản nợ của công ty tăng.

♦ Vòng quay khoản phải trả của QCGL giảm đều qua các năm, còn của công ty HAGL có biến động qua các năm, trong đó, năm 2010 vòng quay khoản phải trả là 0.26 đến năm 2011 vòng quay khoản phải trả là 0.11, nhưng đến năm 2012 thì vòng quay khoản phải trả lại tăng lên 0.16.

♦ Thời gian giải tỏa hàng tồn kho: Thời gian giải tỏa hàng tồn kho của QCGL liên tục tăng qua những năm qua. Trong khi đó, công ty HAGL thì lại có thời gian giải tỏa tồn kho ít hơn và có xu hướng giảm qua các năm. Mặc dù trong năm 2011 con số này lại tăng gấp đôi từ 482.86 của năm 2010 lên đến 927.71

của năm 2011. Như vậy, công ty QCGL phải sử dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm thời gian giải tỏa hàng tồn kho.

♦ Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho của QCGL giảm đều qua các năm, tuy nhiên công ty HAGL không có biến động đáng kể trong 3 năm qua. Trong năm 2011 vòng quay hàng tồn kho của công ty HAGL giảm xuống gần một nửa, từ 0.75 của năm 2010 còn 0.39 vào năm 2011. Điều đó chứng tỏ hoạt động quản trị hàng tồn kho của 2 công ty không hiệu quả, hàng tồn kho … Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư tốt cho công tác quản trị hàng tồn kho bởi lẽ đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho thị trường, làm gia tăng doanh số bán hàng.

♦ Vòng quay tài sản: Vòng quay tài sản của công ty QCGL liên tục giảm khá mạnh mức độ sụt giảm. Còn công ty Hoàng Anh Gia Lai là 0.21 của năm 2010 đến năm 2011 giảm là 0.12. Như vậy, hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu là rất thấp so với các doanh nghiêp trong nghành. Nguyên nhân của điều này cũng có thể là do doanh nghiệp đầu tư đang đầu tư mạnh vào khoản phải thu và hàng tồn kho. Đi ngược với điều vừa nói chính là giải pháp để doanh nghiệp khắc phục được tình trạng này.

Đòn bẩy kinh doanh

♦ Hệ số nợ: Hệ số nợ của Quốc Cường Gia Lai năm 2010 không có sự thay đổi đáng kể. Trong khi đó, hệ số nợ của công ty HAGL lại có xu hướng tăng, năm 2010 là 0.47 và năm 2011 là 0.61, đến năm 2012 tăng lên 0.65. Hai công ty sử dụng công cụ này hiệu quả.

♦ Hệ số nợ dài hạn: Hệ số nợ dài hạn của QCGL có biến động mạnh trong 3 năm vừa qua. Tuy nhiên, công ty Hoàng Anh Gia Lai vẫn tăng đều từ 0.28 năm 2010 tăng lên đến 0.48 năm 2011 và 0.58 vào năm 2012. Hệ số nợ cho chúng ta biết được trong 1 đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được tài trợ từ các khoản vay. Qua đây chúng ta có thể kết luận

rằng 2 công ty đang tăng công cụ nợ chủ yếu là công cụ nợ dài hạn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Khả năng sinh lời

♦ Lợi nhuận gộp biên: Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu hiện bằng con số phần trăm (%).

♦ Lợi nhuận gộp biên của Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai qua 3 năm biến động. Trong khi đó của tập đoàn HAGL lại giảm đều qua các năm, lần lượt là 0.51, 0.45, 0.27 trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp đó. Khi thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện.

♦ Lợi nhuận ròng biên: Lợi nhuận ròng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi tính tất cả các chi phí và Thuế TNDN. Lợi nhuận ròng biên của QCGL có xu hướng giảm nhưng không nhiều. Lợi nhuận ròng biên của HAGL giảm đáng kể, từ 1.05 vào năm 2010, 0.42 vào năm 2011 và giảm còn 0.08 vào năm 2012. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lợi trên doanh số của tập đoàn cao hơn mức của ngành tuy nhiên đối thủ cạnh tranh đang kiểm soát và sử dụng có hiệu quả các khoản chi phí, thuế TNDN trên tổng doanh số công ty.

♦ Thu nhập trên tổng tài sản.(ROA): Do lợi nhuận sau thuế âm nên ROA của công ty QCGL rất nhỏ, chứng tỏ công ty hoạt động không hiệu quả. Trong khi đó, mặc dù lợi nhuận sau thuế của công ty HAGL cũng tương đối cao nhưng do tài sản lớn nên ROA của công ty này cũng khá thấp và giảm đều qua các năm,

năm 2010 là 0.25, năm 2011 giảm còn 0.05 và đến năm 2012 chỉ còn 0.01. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lợi của cả 2 công ty thấp và chi phí lãi vay cao.

♦ Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE): Đây có lẽ là thông số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên ROE của QCGL khá thấp và giảm đều qua các năm. Trong khi đó, ROE của HAGL tương đối cao và giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của trên vốn bỏ ra của mỗi cổ đông là rất thấp hay hiệu quả sử dụng vốn không cao.

♦ Số nhân vốn chủ: Số nhân vốn chủ của QCGL tương đối ổn định và không có biến động nhiều. Tuy nhiên, số nhân vốn chủ của HAGL khá là cao và tăng đều qua các năm, năm 2010 là 2.05, năm 2011 là 2.72 và năm 2012 tăng đến 3.21. Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các tài sản của công ty để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Một phần của tài liệu Dự án tài chính công ty cổ phần quốc cường gia lai (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w