III. So sánh chiến lược kinh doanh của hai công ty 1 Phân tích SWOT
2. So sánh chiến lược kinh doanh
a. Công ty Quốc Cường Gia Lai
Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với thị trường bất động sản nói chung và của Công ty Quốc Cường Gia Lai nói riêng, vì vậy công ty đã đưa ra những phương hướng, kế hoạch phát triển rõ ràng.
Cụ thể, tiếp tục đầu tư vào những dự án bất động sản trọng điểm, hoàn thành xây dựng bàng giao nhà cho khách hàng.
Ngoài ra, Công ty sẽ tiến hành hợp tác đầu tư với các đối tác chiến lực lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc triển khai các dự án chung cư, văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn, các khu thương mại cao cấp và trung cấp.
Ngoài ra, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi giá bán đầu ra không tăng làm cho lợi nhuận của các dự án không cao.
Thị trường bất động sản hiện gặp nhiều khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, lãi suất cao và tình hình lạm phát gặp khó khăn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, Ban giám đốc công ty xác định linh hoạt trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Theo đó, Công ty sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để thực hiện những dự án bất động sản trọng điểm như: dự án Phước Kiển, khu dân cư Trung Nghĩa, dự án căn hộ cao cấp Giai Việt…
b. Công ty Hoàng Anh Gia Lai
Chiến lược đầu tư ngành bất động sản là xây dựng 2,5 triệu m2 sàn kinh doanh. Đến năm 2013, tất cả các dự án đều đã được khởi công. Hoàng Anh Gia Lai có lợi thế hơn nhiều công ty khác là đã sở hữu nhiều lô đất tại TP.HCM, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ... mà Hoàng Anh Gia Lai đã mua cách đây nhiều năm với giá rất rẻ, tổng diện tích đất là 430.000 m2 gồm 26 dự án. Quỹ đất này đã hoàn tất thủ tục pháp lý và sẵn sàng cho việc thi công. Giả định trong tình huống thị trường bất động sản diễn ra xấu nhất và giá bán chỉ ở mức 1.000USD/m2, thì tổng doanh thu từ các dự án bất động sản sẽ là 2,5 tỷ USD.
Với kinh nghiệm quản lý chi phí xây dựng tốt và quy trình xây dựng khép kín gồm các công ty xây dựng, nguồn gỗ, đá tự sản xuất, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tiếp tục chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu của công ty là lợi nhuận của ngành bất động sản từ năm 2010 đến năm 2016 đem lại sẽ ổn định trong khoảng 1.500 đến 1.700 tỷ đồng/năm vì mỗi năm Hoàng Anh Gia Lai sẽ đưa ra thị trường khoảng 2.000 căn hộ. Tuy nhiên, công ty sẽ giảm dần mức độ phụ thuộc vào lĩnh vực bất động sản như hiện nay.
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC CƯỜNG GIA LAI CỔ PHẦN QUỐC CƯỜNG GIA LAI
(Giai đoạn từ năm 2010 – 2012)
I. Khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (2010-2012)